Soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi – Cánh Diều 6, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu cho bạn đọc bài Soạn văn lớp 6: Đồng Tháp Mười mùa nước nổi. Tài liệu trên sẽ giúp
Văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi giúp người đọc hiểu hơn về vẻ đẹp của vùng Đồng Tháp Mười. Nhằm giúp học sinh có thể chuẩn bị bài một cách nhanh chóng cho môn Ngữ Văn lớp 6 với bộ sách mới.
Tài Liệu Học Thi Soạn văn 6: Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, thuộc bộ sách Cánh Diều, mời các bạn học sinh tham khảo.
Soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi
1. Chuẩn bị
a. Tác giả
– Văn Công Hùng sinh năm 1958.
– Quê hương: Thừa Thiên Huế.
– Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
– Một số tác phẩm như: Bến đợi (thơ, 1992), Ngựa trắng bay về (trường ca, 2002), Mắt cao nguyên (tản văn và phóng sự, 2006)…
b. Tác phẩm
– Thể loại: Văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi thuộc thể loại du ký.
– Xuất xứ: In trên báo Văn nghệ, số 49, tháng 12 năm 2011.
c. Trả lời câu hỏi trong SGK
– Văn bản viết về chuyến đi đến Đồng Tháp Mười.
– Phương tiện: xe máy
– Thái độ và cảm xúc: hào hứng, thích thú
– Cảnh sắc thì mộc mạc, dân giã còn con người thì sôi nổi, thật thà.
– Thái độ và tình cảm của người đọc: tò mò, thích thú và muốn khám phá Đồng Tháp Mười.
– Du lịch sinh thái: là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
– Du lịch miệt vườn: là loại hình du lịch sinh thái gắn liền với những vườn cây ăn trái rộng lớn và trù phú. Với những thuận lợi về đất đai, khí hậu và hệ thực vật phong phú, du lịch sinh thái miệt vườn rất phát triển ở vùng Nam Bộ nước ta, đem đến lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.
2. Đọc hiểu
a. Thiên nhiên Đồng Tháp Mười
– Lũ:
- Nguồn sống của cả cư dân miền sông nước.
- Mang phù sa, tôm cá về; làm nên một nền văn hóa đồng bằng.
- Nếu không có lũ thì sẽ thiếu nước ngọt nghiêm trọng, phèn nổi lên rất nhiều và đậm.
– Kênh rạch:
- Để thông thương, lấy nước, lấy đất đắp đường.
- Hình thành một đống bằng rộng lớn, đầy bản sắc.
– Tràm chim:
- Những cây tràm kết thành rừng và chim dày đặc thành vườn.
- Chiều tối hàng vạn hàng chục con lớn bé to nhỏ rợp cả một khoảng trời.
– Sen:
- Thế lực của cái đẹp tự nhiên.
- Bạt ngàn sen chen giữa rừng chàm, sen tinh khiết bung nở giữa bùn, sen ngạo nghễ khoe giữa năn lác.
- Sen vươn lên giữa nắng, gió phương Nam và tự tin khoe sắc hồng đặc trưng của mình.
=> Thiên nhiên: hùng vĩ, tươi đẹp.
b. Cuộc sống của con người ở Đồng Tháp Mười
– Đặc sản: món bông điên điển xào tôm, cá linh kho ngót
– Di tích: Gò Tháp, ghi dấu lịch sử dân tộc.
– Con người: vui vẻ sống, hiền lành sống, năng động sống.
=> Cuộc sống gắn bó với thiên nhiên.
* Trả lời câu hỏi trong SGK:
– Lũ quan trọng với Đồng Tháp Mười:
- Mang phù sa, tôm cá về; làm nên một nền văn hóa đồng bằng.
- Nếu không có lũ thì sẽ thiếu nước ngọt nghiêm trọng, phèn nổi lên rất nhiều và đậm.
– “Tràm chim” là: Những cây tràm kết thành rừng và chim dày đặc thành vườn.
– Món ăn là đặc sản của Đồng Tháp Mười: bông điên điển xào tôm, cá linh kho ớt.
– Sen ở Đồng Tháp Mười có gì đặc biệt: Bạt ngàn sen chen giữa rừng chàm, sen tinh khiết bung nở giữa bùn, sen ngạo nghễ khoe giữa năn lác.
– Khu di tích Gò Tháp có điểm đặc sắc: rộng khoảng 5000 mét vuông, cao hơn khoảng 5 mét so với mực nước biển Hà Tiên, nằm giữa rốn Đồng Tháp Mười sàn sạt, lênh loang nước, là nơi khai quật được một di tích nền gạch cổ là nền tòa tháp có khoảng 15000 năm trước.
– Khi đến thành phố Cao Lãnh, tác giả có cảm nghĩ gì: người dân ở đây sống vui vẻ, hiền lành, năng động; cuộc sống bình dị và an lành, tự tin và khẳng khái.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Tác giả của bài du kí Đồng Tháp Mười mùa nước nổi đã lựa chọn, giới thiệu những gì để làm nổi bật màu sắc riêng của Đồng Tháp Mười?
- Nước lũ
- Tràm chim
- Món ăn đặc sản: bông điên điển, cá linh
- Sen
- Khu di tích Gò Tháp
- Con người
Câu 2. Tình cảm của tác giả thể hiện như thế nào khi viết về Đồng Tháp Mười? Hãy chỉ ra một số câu văn thể hiện rõ tình cảm ấy.
– Tình cảm: thích thú, yêu mến và trân trọng.
– Một số câu văn như:
- Trong khi chúng tôi thì chỉ có một ngày cưỡi xe, mà lại muốn đi nhiều, thấy nhiều, chiêm ngưỡng nhiều…
- Bằng nỗi khao khát và trân trọng của mình, tôi đã miệt mà ăn hai món quốc hồn túy đồng bằng ấy.
Câu 3. Từ văn bản trên, theo em, bài du ký về một vùng đất mới cần chú ý giới thiệu những gì?
Bài du ký về một vùng đất mới cần chú ý giới thiệu những nét đặc trưng về thiên nhiên, cuộc sống của con người.
Câu 4. Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất trong bài du ký có tác dụng gì?
Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất giúp cho bài du ký trở nên chân thực hơn, thuyết phục hơn, kích thích người đọc muốn khám phá tìm hiểu.
Câu 5. Nếu được đi thăm Đồng Tháp Mười, em sẽ đến nơi nào nêu trong bài du ký? Vì sao?
– Em sẽ đến: Tràm chim Đồng Tháp Mười
– Nguyên nhân: Để có thể tìm hiểu về một nét đặc sắc trong thiên nhiên ở Đồng Tháp Mười.