Soạn bài Động từ, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Động từ. Kính mời quý thầy cô và bạn đọc cùng tham khảo.
Phần Tiếng Việt của chương trình Ngữ Văn lớp 6 tập 1 chủ yếu là những đơn vị kiến thức mới liên quan đến từ vựng.
Chính vì vậy, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Động từ, sẽ giúp ích cho học sinh trong quá trình chuẩn bị bài.
Xem Tắt
Soạn văn Động từ
I. Đặc điểm của động từ
1. Tìm động từ trong những câu trong SGK:
a. Động từ gồm: đi, đến, ra, hỏi
b. Động từ gồm: lấy, làm, lễ
c. Động từ gồm: treo lên, qua, cười, bảo, bán, đề
2. Ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được là gì?
Ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được là chỉ hành động.
3. Động từ có những đặc điểm gì khác danh từ:
– Về những từ đứng xung quanh nó trong cụm từ?
- Động từ: Có khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, hãy, chớ, đừng…
- Danh từ: Không có khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, hãy, chớ, đừng…
– Về khả năng làm vị ngữ?
- Động từ: Thường làm vị ngữ trong câu
- Danh từ: khi làm vị ngữ phải có từ là đứng trước
=> Tổng kết:
– Động từ là những từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật.
– Động từ thường kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, hãy, chớ, đừng…
– Chức vụ điển hình của động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, hãy, chớ, đừng…
II. Các loại động từ chính
1. Xếp các động từ trong SGK vào bảng phân loại ở bên dưới:
Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau |
Không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau |
|
Trả lời câu hỏi Làm gì? |
đi, chạy, cười, đọc, ngồi, yêu, đứng |
|
Trả lời các câu hỏi Làm sao? Thế nào? |
dám, toan, đừng, định |
buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu |
2. Tìm thêm những từ có đặc điểm tương tự động từ thuộc mỗi nhóm trên.
– Động từ đòi hỏi có động từ khác đi kèm phía sau: nên, cần, phải, chịu, dám…
– Động từ không đòi hỏi có động từ khác đi kèm phía sau: bắt, dắt, dẫn, còn, mất, nói…
=> Tổng kết:
– Trong tiếng Việt có hai loại động từ đáng chú ý là:
- Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm).
- Động từ chỉ hoạt động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm).
– Động từ chỉ hoạt động trạng thái gồm: động từ chỉ hoạt động (trả lời câu hỏi Làm gì?) và động từ chỉ trạng thái (trả lời câu hỏi Làm sao? Thế nào?)
III. Luyện tập
Câu 1. Tìm động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới. Cho biết động từ ấy thuộc loại nào?
– Các động từ: may, đem, mặc, đứng, đi, khen, đứng, đến, tức, thấy, chạy, đến, hỏi, thấy, chạy, giơ, bảo.
– Các động từ trên đều thuộc động từ chỉ hoạt động, trạng thái.
Câu 2. Đọc truyện vui sau và cho biết câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?
– Câu chuyện buồn cười ở chỗ: Sự đối lập giữa hai động từ đưa và cầm.
- Đưa: trao, giao trực tiếp cho người khác.
- Cầm: đưa tay nhận lấy.
=> Anh chàng trong câu chuyện suýt chết đuối vì theo như người bạn của anh ta giải thích: Anh ta chỉ cầm của người khác chứ không bao giờ đưa cho ai cái gì.
– Qua sự đối lập này ta thấy rõ hơn sự tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu.
Câu 3. Chính tả (nghe-viết) Con hổ có nghĩa (Từ “hổ đực mừng rỡ” đến “làm ra vẻ tiễn biệt“)
– Học sinh tự viết.
– Chú ý lỗi chính tả: s/x
* Bài tập ôn luyện:
Câu 1. Xác định động từ trong truyện “Thầy bói, xem voi”
Câu 2. Xác định từ loại của các từ trong câu sau:
a. Nước chảy đá mòn
b. Lên thác xuống ghềnh
c. Ba chìm bảy nổi
d. Dân giàu, nước mạnh
Câu 3. Đặt câu với các động từ sau: yêu thương, chăm sóc
Gợi ý:
Câu 1.
Các động từ là: ngồi, chuyện gẫy, phàn nàn, nghe, nói, đi qua, biếu, đứng lại, xem, sờ, ngồi, bàn tán, bảo, chịu, xô xát, đánh nhau, toác, chảy.
Câu 2.
a. nước và đá: danh từ, chảy và mòn: động từ
b. thác và ghềnh: danh từ, lên và xuống: động từ
c. ba và bảy: số từ, chìm và nổi: động từ
d. dân và nước: danh từ, giàu và mạnh: động từ
Câu 3.
– Em rất yêu thương mọi người trong gia đình.
– Khi bị ốm, mẹ thường chăm sóc em rất chu đáo.