Soạn bài Giờ Trái Đất – Cánh Diều 6, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến tất cả các bạn bài Soạn văn 6: Giờ Trái Đất. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Văn bản Diễn biến Giờ Trái Đất sẽ được giới thiệu trong chương trình môn Ngữ văn lớp 6, thuộc sách Cánh Diều.
Chính vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Giờ Trái Đất, sẽ giúp ích cho học sinh trong quá trình chuẩn bị bài.
Soạn bài Giờ Trái Đất
1. Chuẩn bị
– Thời điểm là ngày 29 tháng 3 năm 2014, nơi xuất hiện văn bản là trên báo. Thời điểm đó có ý nghĩa: Ngày thực hiện “Giờ Trái Đất”.
– Thông tin chính mà văn bản cung cấp cho người đọc: Sự ra đời và phát triển của hoạt động “Giờ Trái Đất”.
– Những mốc thời gian được nhắc đến trong văn bản:
- Tối 29/3, 63 tỉnh thành Việt Nam sẽ cùng cả thế giới thực hiện chiến dịch Giờ Trái Đất.
- Vào năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền.
- Sang năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a cùng công ty Lê-ô Bớc-net Xít-ni xây dựng ý tưởng về dự án “Tiếng tắt lớn”.
- Đến năm 2006, nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-net đặt tên cho chiến dịch là “Giờ Trái Đất”.
- Vào ngày 31 – 3 – 2007, lễ khai mạc sự kiện giờ trái đất được tổ chức tại Xít-ni, Ô-xtrây-li-a.
- Vào ngày 29 – 3 – 2008, chiến dịch được tổ chức ở 371 thành phố, thị trấn, hơn 35 quốc gia, 50 triệu người.
- Một năm sau đó (2009), hơn 4000 thành phố, 88 quốc gia trên thế giới tham gia tắt đèn trong 1 giờ đồng hồ.
- Cuối 2009, Việt Nam chính thức tham gia chiến dịch Giờ Trái Đất.
– Ý nghĩa của hoạt động “Giờ Trái Đất”: góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên…
2. Đọc hiểu
– Thời gian đăng tải: 29 tháng 3 năm 2014; Nội dung của phần sa pô: Tối 29/3, 63 tỉnh thành Việt Nam sẽ cùng cả thế giới thực hiện chiến dịch Giờ Trái Đất.
– Thông tin chính của phần (1): Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền.
– Các mốc thời gian cụ thể được nhắc đến ở phần (2):
- Vào năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền.
- Sang năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a cùng công ty Lê-ô Bớc-net Xít-ni xây dựng ý tưởng về dự án “Tiếng tắt lớn”.
- Đến năm 2006, nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-net đặt tên cho chiến dịch là “Giờ Trái Đất”.
- Vào ngày 31 – 3 – 2007, lễ khai mạc sự kiện giờ trái đất được tổ chức tại Xít-ni, Ô-xtrây-li-a.
- Vào ngày 29 – 3 – 2008, chiến dịch được tổ chức ở 371 thành phố, thị trấn, hơn 35 quốc gia, 50 triệu người.
- Một năm sau đó (2009), hơn 4000 thành phố, 88 quốc gia trên thế giới tham gia tắt đèn trong 1 giờ đồng hồ.
– Một số câu được mở rộng vị ngữ:
- Tổ chức này đã thảo luận với Công ty quảng cáo Lê-ô Bớc-nét Xít-ni về các ý tưởng tuyên truyền nhằm thu hút sự chú ý của người dân Ô-xtrây-li-a về vấn đề biến đổi khí hậu.
- Chiến dịch Giờ Trái Đất nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Thị trưởng thành phố Xít-ni.
- Một năm sau đó, chiến dịch Giờ Trái Đất đã thu hút sự tham gia của hàng trăm triệu người.
– Thông tin của bức ảnh: Biểu trưng của Giờ Trái Đất.
– Ý kiến của ông En-đi Rí-li được đưa vào văn bản có tác dụng: nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của hoạt động Giờ Trái Đất.
– Thông tin chính của phần (3): Sự ảnh hưởng của hoạt động Giờ Trái Đất đối với các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Văn bản giờ trái đất thuật lại sự kiện gì? Chỉ ra bố cục của văn bản.
– Văn bản giờ Giờ Trái Đất thuật lại sự kiện: Quá trình ra đời và sự phát triển của hoạt động “Giờ Trái Đất”.
– Bố cục của văn bản: Gồm 3 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “nơi chúng ta đang sinh sống”: Ý tưởng chuẩn bị cho hoạt động “Giờ Trái Đất”.
- Phần 2. Tiếp theo đến “bảo vệ hành tinh: Sự ra đời của hoạt động “Giờ Trái Đất”.
- Phần 3. Còn lại: Sự phát triển của hoạt động “Giờ Trái Đất”.
Câu 2. Các thông tin trong văn bản được sắp xếp theo trật tự thời gian. Hãy nêu các mốc thời gian được nhắc đến và tóm tắt thông tin chính tương ứng với mỗi mốc thời gian đó.
- Vào năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền.
- Sang năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a cùng công ty Lê-ô Bớc-net Xít-ni xây dựng ý tưởng về dự án “Tiếng tắt lớn”.
- Đến năm 2006, nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-net đặt tên cho chiến dịch là “Giờ Trái Đất”.
- Vào ngày 31 – 3 – 2007, lễ khai mạc sự kiện giờ trái đất được tổ chức tại Xít-ni, Ô-xtrây-li-a.
- Vào ngày 29 – 3 – 2008, chiến dịch được tổ chức ở 371 thành phố, thị trấn, hơn 35 quốc gia, 50 triệu người.
- Một năm sau đó (2009), hơn 4000 thành phố, 88 quốc gia trên thế giới tham gia tắt đèn trong 1 giờ đồng hồ.
Câu 3. Văn bản trên sử dụng những phương tiện nào để cung cấp thông tin cho người đọc? Việc kết hợp các phương tiện đó có hiệu quả như thế nào?
– Văn bản có sự kết hợp của các phương tiện: ngôn ngữ, hình ảnh, sa pô…
– Việc kết hợp các phương tiện đó giúp giúp văn bản trở nên hấp dẫn, sinh động và trở nên thu hút người đọc.
Câu 4. Thông tin từ văn bản trên có ý nghĩa gì đối với bản thân em? Chỉ ra ít nhất một việc em sẽ làm để thể hiện ý nghĩa đó.
– Ý nghĩa: hiểu hơn về chiến dịch Giờ Trái Đất, từ đó nhận thức về vai trò và trách nhiệm của bản thân đối với vấn đề bảo vệ môi trường.
– Các việc làm có thể thực hiện:
- Tắt điện khi không không cần sử dụng.
- Hạn chế sử dụng bao bì ni-lông, các sản phẩm nhựa
- Tích cực trồng nhiều cây xanh…