Soạn bài Hứng trở về, Hôm nay, Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 10: Hứng trở về. Mời tham khảo nội dung chi tiết trong tài liệu.
Tác phẩm Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn sẽ được hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ Văn lớp 10.
Hôm nay, Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Hứng trở về, giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài.
Soạn bài Hứng trở về
I. Tác giả
– Nguyễn Trung Ngạn (1289 – 1370) tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên.
– Quê hương: làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên).
– Năm 16 tuổi, ông đỗ Hoàng Giáp.
– Khoảng năm 1314 – 1315, ông được cử đi sứ sang đáp lễ nhà Nguyên.
– Ông làm quan đến chức Thượng thư, còn để lại tác phẩm Giới Hiên thi tập.
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được sáng tác khi Nguyễn Trung Ngạn đang đi sứ ở Giang Nam (Trung Quốc)
2. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Hai câu đầu: Nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.
- Hai câu sau: Lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
III. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Nỗi nhớ quê hương ở hai câu đầu có gì đặc sắc?
Nỗi nhớ gửi gắm qua những hình ảnh cụ thể: nghề trồng dâu nuôi tằm, nghề trồng lúa và sinh hoạt đạm bạc “cua béo ghê”.
=> Tình yêu quê hương không phải bằng cảm xúc hô to gọi giật mà bằng những hình ảnh gợi nhớ.
Câu 2. Nét riêng của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trong bài thơ qua những hình tượng thơ độc đáo?
– Nỗi nhớ quê da diết của người li khách: Nhờ về những hình ảnh dân dã quen thuộc “nong tằm, ruộng dâu, nghĩ về những ruộng lúa với những bông lúa mới trổ hoa hay một bữa canh cua”.
=> Lòng yêu nước được thể hiện kín đáo qua nỗi nhớ quê hương da diết, qua những hình ảnh bình dị, thân thuộc, gắn bó.
– Khát khao được quay về quê hương. Sự độc đáo của bài thơ thể hiện tình cảm lớn lao (lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc) qua những hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc và rất đỗi đời thường.
Tổng kết:
- Nội dung: Bài thơ bộc lộ niềm thương nhớ, mong muốn trở về quê hương của nhà thơ.
- Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, hình ảnh thơ độc đáo.