Soạn bài Kể chuyện tưởng tượng, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Kể chuyện tưởng tượng. Kính mời quý bạn đọc và thầy cô cùng tham khảo.
Trong quá trình học tập môn Ngữ Văn lớp 6, các thầy cô giáo thường yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Chính vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Kể chuyện tưởng tượng, hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý bạn đọc khi chuẩn bị bài.
Soạn văn Kể chuyện tưởng tượng
I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng
1. Kể tóm tắt truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng và cho biết trong truyện người ta đã tưởng tượng ra những gì? Trong truyện tưởng tượng này, chi tiết nào dựa vào sự thật, chi tiết nào được tưởng tượng ra?
– Kể tóm tắt:
Từ rất lâu, cô Mắt cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng vẫn sống với nhau rất thân thiết. Nhưng vì Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai vì ghen tị với lão Miệng chỉ ăn mà không làm gì cả nên bàn nhau để mặc lão Miệng, không cho lão ăn gì nữa. Mặc cho lão Miệng rất lấy làm ngạc nhiên và sửng sốt, cả bọn vẫn kéo nhau ra về. Từ đó, cô Mắt cậu Chân, cậu Tay, bác Tai không lầm gì cả. Chỉ vài ngày sau, cả bọn đã thấy mệt mỏi rã rời, không ai làm được việc gì nữa. Đến ngày thứ bảy thì không ai còn chịu nổi. Bác Tai là người nhận ra sai lầm đầu tiên: lão Miệng không đi làm nhưng lão có công việc là nhai. Bác yêu cầu tất cả đến nói chuyện lại với lão Miệng. Sau khi lão Miệng ăn xong ai nấy đều khỏe trở lại. Từ đó lão Miệng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai lại sống hoà thuận, ai làm việc nấy, không ai còn ghen tị với ai nữa.
– Trong truyện người ta đã tưởng tượng ra: Các bộ phận trong cơ thể là những nhân vật riêng được gọi bằng cô, bác, cậu, lão. Mỗi nhân vật đều có nhà riêng, biết nói chuyện.
– Chi tiết dựa vào sự thật đó là chức năng của các bộ phận: chân tay làm việc, tai dùng để nghe, mắt dùng để nhìn và miệng dùng để ăn uống.
– Chi tiết được tưởng tượng ra: Chân, Tay, Tai, Mắt ghen tị với lão Miệng và quyết định không làm việc nữa cho lão chết đói.
2. Đọc các truyện trong SGK và suy nghĩ về cách kể một câu chuyện tưởng tượng.
– “Truyện sáu con gia súc so bì tranh công”:
- Trong truyện người ta tưởng tượng sáu con gia súc nói được tiếng người và cả sáu con này đều kể công và kể khổ.
- Những tưởng tượng ở đây dựa trên cơ sở: sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi con vật.
- Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích: các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người do đó không nên so bì với nhau.
– “Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu”:
Truyện tưởng tượng một giấc mơ: Nhân vật trong truyện được gặp và trò chuyện với Lang Liêu. Sau đó Lang Liêu dẫn đi xem nhân dân nấu bánh chưng.
=> Tổng kết:
– Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế nhưng có một ý nghĩa nào đó.
– Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật có ý nghĩa rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.
II. Luyện tập
Lập dàn ý cho các đề sau:
Đề 1. Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong ddiefu kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi-măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước…
1. Mở bài: Nhắc lại mối thù của Sơn Tinh, Thủy Tinh. Thời gian xảy ra cuộc giao chiến.
2. Thân bài:
– Khung cảnh trước trận đấu:
- Bầu trời bỗng nhiên tối đen lại, gió thổi mịt mù, mây đen kéo tới ùn ùn…
- Thủy Tinh đem theo tùy tùng đến nghênh chiến.
- Sơn Tinh bình tĩnh chuẩn bị mọi phương tiện hiện đại để sẵn sàng đáp trả lại.
– Diễn biến cuộc đọ sức:
- Thủy Tinh hóa phép hô gió gọi mưa. Giông tố nổi lên ầm ầm, mưa như trút nước.
- Khắp mọi con đường đều ngập nước lũ.
- Sơn Tinh cùng tùy tùng bày binh bố trận, phối hợp chặt chẽ các lực lượng và phương tiện để chống đỡ, đẩy lùi các đợt tấn công của Thủy Tinh.
– Kết thúc trận đấu:
- Sau hơn một ngày đêm giao chiến, Thủy Tinh thua trận phải rút quân về.
- Nhân dân vui mừng trước thắng lợi to lớn, càng tin tưởng hơn vào tài năng Sơn Tinh.
3. Kết bài: Suy nghĩ của em về cuộc chiến đấu của Sơn Tinh và Thủy Tinh.
Đề 2. Trẻ em vẫn mơ ước vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng. Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi ngài bí quyết, xem ngài khuyên em như thế nào.
1. Mở bài: Đêm hôm ấy, em nằm mơ và gặp Thánh Gióng.
2. Thân bài
– Không gian gặp gỡ: tại đền thờ Thánh Gióng
=> Mơ hồ, mờ ảo
– Diễn biến:
- Em nhìn thấy một tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt xuất hiện tự xưng là Đức Thánh Tản Viên.
- Khi ấy, em cảm thấy rất bất ngờ liền cất tiếng chào hỏi Thánh Gióng.
- Em bày tỏ ước mơ của mình và hỏi Thánh Gióng bí quyết.
- Thánh Gióng khuyên em cố gắng học tập thật tốt, thường xuyên rèn luyện sức khỏe và ăn uống điều độ.
- Em cảm ơn Thánh Gióng và nói lời tạm biệt.
3. Kết bài: Em cảm thấy rất hạnh phúc về giấc mơ đêm qua và tự hứa sẽ làm được theo lời Thánh Gióng khuyên bảo.
Đề 3. Do một lỗi lầm nào đó mà em bị phạt buộc phải biến thành một con vật (con vật cụ thể do học sinh chọn) trong thời hạn ba ngày. Trong ba ngày đó, em đã gặp những điều thú vị gì và rắc rối gì? Vì sao em mong chóng hết hạn để trở lại làm người?
1. Mở bài:
Giới thiệu về hoàn cảnh: em nói dối bố mẹ đi chơi, em ăn trộm đồ dùng của bạn…
Đêm hôm đó, khi em đang nằm ngủ thì một bà tiên hiện lên nói lý do và biến em thành một con vật (con mèo, con chó, con lợn…) trong ba ngày.
2. Thân bài
– Cảm xúc của em khi biến thành con vật: lo lắng, sợ hãi, buồn bã…
– Những điều thú vị em đã gặp: được trò chuyện với đồng loại và biết rõ về cuộc sống của chúng, cùng chúng đi ngao du khắp nơi…
– Những điều rắc rối phải trải qua: bị kẻ thù truy đuổi, bị con người đánh đập…
3. Kết bài:
– Khi tỉnh dậy, thấy mình vẫn là con người, cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc.
– Nhận ra việc làm của mình là sai trái và tự hứa sẽ không tiếp tục mắc phải.
Đề 4. Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau đó và sẽ dàn xếp như thế nào.
1. Mở bài
– Một ngày nọ, em phải ở nhà một mình vì bố mẹ đi vắng. Bỗng nhiên em nghe thấy trong nhà có tiếng trò chuyện.
– Em tìm kiếm khắp nơi thì phát hiện ra ba chiếc xe máy, xe đạp và ô tô đang nói chuyện với nhau.
2. Thân bài
– Hoàn cảnh: Em đứng nấp sau cửa và lắng nghe câu chuyện của chúng.
– Diễn biến:
- Xe ô tô tự nhận mình là chiếc xe sang trọng, đắt đỏ và chạy nhanh nhất trong ba chiếc xe.
- Xe máy thì cho rằng xe ô tô quá to, còn xe đạp thì quá chậm chạp, chỉ có mình là được con người yêu thích nhất.
- Xe đạp thì bảo rằng hai chiếc xe kia quá tiêu tốn nhiên liệu, gây hại cho môi trường. Còn mình thì giúp con người vừa tiết kiệm vừa rèn luyện sức khỏe.
– Kết quả: Ba chiếc xe không chịu nhường nhau, khiến em phải bước ra giải quyết. Em nói với mỗi chiếc xe đều có những tiện ích riêng và đều được con người yêu quý.
3. Kết bài: Cuối cùng ba chiếc xe mới trở nên hòa thuận.
Đề 5. Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra.
1. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh: Mười năm sau ngày ra trường, nhân buổi lễ kỷ lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường, em cùng bạn bè về thăm.
2. Thân bài
– Những điểm vẫn còn như xưa: lớp học, thầy cô, bạn bè…
– Sự thay đổi của trường học:
- Những dãy nhà đã được sơn mới lại hoàn toàn.
- Sân trường được lát gạch mới, trồng nhiều hoa hơn ở các bồn cây.
- Bàn ghế trong lớp cũng khang trang hơn.
- Thầy cô ngày xưa đã già hơn, nhiều thầy cô cũ đã nghỉ hưu.
– Cảm xúc của em khi về thăm trường: bồi hồi, xúc động…
3. Kết bài: Tình cảm với mái trường thân yêu.