Soạn bài Khe chim kêu, Hôm nay, Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 10: Khe chim kêu. Mời tham khảo nội dung chi tiết trong tài liệu.
Tác phẩm Khe chim kêu của Vương Duy sẽ được hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ văn lớp 10.
Hôm nay, Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Khe chim kêu, nhằm giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài.
Soạn bài Khe chim kêu
I. Tác giả
– Vương Duy (701 – 761) tự là Ma Cật.
– Quê ở đất Kỳ, Thái Nguyên (nay thuộc Sơn Tây, Trung Quốc).
– Tuy suốt đời làm quan nhưng ông thường sống như một ẩn sĩ.
– Vương Duy sùng bái đạo Phật, thơ mang đậm ý vị Thiền nên người đời gọi ông là “Thi Phật”.
– Vương Duy cùng với Mạnh Hạo Nhiên là đại biểu của phái thơ sơn thủy (thơ lấy thiên nhiên làm đề tài) thời Thịnh Đường.
– Thơ Vương Duy hiện còn hơn 400 bài với phong cách thơ tinh tế, trang nhã.
– Ông còn là một họa sĩ, một nhà thư pháp, đặc biệt là một họa sĩ nổi tiếng.
II. Tác phẩm
a. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1. Hai câu đầu: Sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người.
- Phần 2. Hai câu sau: Khung cảnh thiên nhiên khi trăng lên.
b. Thể thơ
Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
III. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Cây quế cành lá sum sê nhưng hoa rất nhỏ? Nhà thơ cảm nhận được hoa quế rơi. Chi tiết ấy cho thấy điều gì về cảnh đêm xuân và tâm hồn thi sĩ?
- Cảnh đêm xuân: Không gian đêm xuân vô cùng tĩnh lặng, không một tiếng động.
- Tâm hồn thi sĩ: Sự tinh tế, yên bình trong tâm hồn thi nhân.
Câu 2. Mối quan hệ giữa cái động và tĩnh, hình và âm trong bài thơ.
– Đây là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Qua tiếng rơi của hoa quê thấy được sự tĩnh lặng trong tâm hồn nhà thơ. Qua hình ảnh trăng lên và tiếng kêu vì thảng thốt giật mình của con chim núi mà nhận thấy được bức tranh đêm tĩnh lặng như tờ.
– Sự tĩnh lặng của tâm hồn khiến con người có thể cảm nhận được những chuyển động nhẹ nhàng nhất.
Tổng kết:
- Nội dung: Bài thơ khắc họa cảnh vật hoang sơ, yên tĩnh của thiên nhiên.
- Nghệ thuật: thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, hình ảnh thiên nhiên…