Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối kì I, Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Kiểm tra tổng hợp cuối kì I, mời bạn đọc tham khảo sau đây.
Nhằm giúp học sinh củng cố lại kiến thức, trong chương trình Ngữ văn lớp 7, học sinh sẽ có một tiết để kiểm tra toàn bộ kiến thức của học kì I.
Dưới đây là tài liệu Soạn văn 7: Kiểm tra tổng hợp cuối kì I, mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết dưới đây.
Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối kì I
I. Hướng dẫn chuẩn bị bài
Phần I. Trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
A |
B |
D |
C |
B |
C |
B |
C |
D |
Phần 2. Tự luận
Đề 1: Từ các bài thơ Bài ca Côn Sơn, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Xa ngắm thác núi Lư trong Ngữ văn 7, tập một, hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên.
Đề 2: Từ các văn bản Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình, Bạn đến chơi nhà trong Ngữ văn 7, tập một, hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc được sống giữa tình yêu của mọi người.
Đề 3 : Từ các văn bản Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê trong Ngữ văn 7, tập một, hãy tâm sự về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm với một đồ chơi thuở nhỏ.
Gợi ý:
Đề 1.
1. Mở bài
– Giới thiệu về đề tài chung trong các bài “Côn Sơn ca, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Xa ngắm thác núi Lư”.
– Nêu khái quát suy nghĩ của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên.
2. Thân bài
a. Hình ảnh thiên nhiên hiện lên qua các bài thơ
– Vẻ đẹp phong phú, sinh động, tươi đẹp qua hình ảnh “rừng thông mọc như nêm”, sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân”, “nước bay thẳng xuống ba nghìn thước”.
– Thiên nhiên là nơi con người cư trú, an nhàn, thể hiện niềm tin lạc quan vào cuộc sống.
b. Suy nghĩ và tình cảm của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên.
– Thiên nhiên tươi đẹp, trong lành nơi nuôi dưỡng con người.
– Thiên nhiên nơi con người chia sẻ mọi tâm sự vui, buồn.
– Con người luôn có khát vọng sống giữa thiên nhiên.
3. Kết bài
– Đánh giá chung của em về các bài thơ trên.
Đề 2.
1. Mở bài
– Giới thiệu chung về văn bản “Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình, Bạn đến chơi nhà”.
– Nêu khái quát suy nghĩ của em khi được sống giữa tình yêu thương của mọi người.
2. Thân bài
a. Tình cảm gia đình trong các văn bản trên
– Mẹ tôi: đề cao giá trị của tình cảm gia đình, nhất là tình cảm kính trọng yêu thương dành cho cha mẹ.
– Những câu hát về tình cảm gia đình: thường là lời ru của mẹ, lời của cha mẹ, ông bà nói với con cháu, lời của con cháu nói với cha mẹ, ông bà để bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, tình mẫu tử và tình anh em ruột thịt.
– Bạn đến chơi nhà: Tình bạn đậm đà, thắm thiết của Nguyễn Khuyến với người bạn thân đã lâu mới có dịp đến thăm.
b. Suy nghĩ của em khi được sống giữa tình yêu của mọi người
– Đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi con người trên thế giới này.
– Lòng biết ơn chân thành dành cho những người thân yêu thương, che chở ta…
3. Kết bài
– Đánh giá chúng về các văn bản trên, nêu cảm nhận về bản thân.
Đề 3.
1. Mở bài
– Giới thiệu về tác phẩm “Cổng trường mở ra và Cuộc chia tay của những con búp bê”.
– Niềm vui, nỗi buồn hoặc tình cảm với một món đồ chơi thuở nhỏ.
2. Thân bài
– Kể về những niềm vui nỗi buồn hoặc tình cảm với một món đồ chơi thuở nhỏ.
– Liên hệ với tác phẩm Cổng trường mở ra và Cuộc chia tay của những con búp bê
- Cổng trường mở ra: Những cảm xúc tinh tế của đứa trẻ khi lần đầu tiên được mẹ dắt tay tới trường.
- Cuộc chia tay của những con búp bê: Số phận bất hạnh, đau khổ của những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn.
3. Kết bài
– Khẳng định lại tình cảm của em với niềm vui, nỗi buồn hoặc món đồ chơi thuở nhỏ.
II. Đề ôn luyện thêm
Đề bài:
1. Đọc – hiểu văn bản
Cho đoạn văn sau:
“Tôi yêu Sài Gòn da diết… Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nếu cho là cường điệu, xin thưa:
Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”
(Sách Ngữ Văn lớp 7, tập 1)
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào?
A. Một thứ quà của lúa non: Cốm
B. Sài Gòn tôi yêu
C. Mùa xuân của tôi
D. Cuộc chia tay của những con búp bê
2. Nội dung chính của đoạn văn trên?
A. Lối sống của con người Sài Gòn.
B. Tính cách của con người Sài Gòn
C. Tình cảm với Sài Gòn
D. Ấn tượng ban đầu về Sài Gòn
3. Trong đoạn văn có mấy từ láy:
A. Năm từ
B. Sáu từ
C. Bảy từ
D. Tám từ
4. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên?
A. Điệp ngữ
B. Nhân hóa
C. So sánh
D. Ẩn dụ
5. Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn văn trên, trong đó có sử dụng 1 từ ghép, 1 từ láy.
II. Tạo lập văn bản
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
(Sông núi nước Nam)
Phân tích tinh thần yêu nước được thể hiện trong bài thơ trên.
Gợi ý đáp án:
Phần I. Trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
B |
D |
C |
A |
II. Tự luận
1. Mở bài
– Giới thiệu về tinh thần yêu nước trong bài “Nam quốc sơn hà”: Gắn với sự kiện chống quân Tống xâm lược vào cuối năm 1076, bài thơ “Nam quốc sơn hà”- bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta đã thể hiện rõ tinh thần yêu nước sâu sắc, mãnh liệt của thời đại Đông A.
2. Thân bài
– Ở hai câu thơ đầu, tinh thần yêu nước được thể hiện qua tư tưởng về chủ quyền dân tộc và ý thức độc lập tự chủ:
- Sông núi nước Nam là của người Nam.
- Câu thơ như một lời tuyên ngôn đầy chắc nịch về chủ quyền của dân tộc:
- “Nam quốc”- “Nam đế”: nước Nam là của vua Nam: đặt trong thế đối sánh, ngang hàng với phương Bắc: “Nam quốc”- “Bắc quốc” và “Nam đế”- “Bắc đế”.
– Ở hai câu thơ cuối, tinh thần yêu nước được thể hiện rõ thông qua niềm tin sắt đá vào sự thắng lợi tất yếu của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm
- Niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng của dân tộc trước kẻ thù xâm lược chính là biểu hiện tập trung và cao độ nhất của tinh thần yêu nước.
- Giặc Tống nhất định “phải tan vỡ” vì: chúng đã vi phạm vào “sách trời”, đã đặt bước chân xâm lược lên bờ cõi nước Nam mãi mãi là của người Nam.
– Cuộc chiến mà chúng đã gây nên nhất định sẽ bị quật ngã bởi sức mạnh của tinh thần yêu nước thời đại Đông A.
3. Kết bài
Khái quát tinh thần yêu nước được thể hiện qua bài thơ “Nam quốc sơn hà”: “Nam quốc sơn hà” xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn, là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên thấm đẫm tình thần yêu nước về chủ quyền, ý thức độc lập dân tộc cùng niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng vĩ đại của dân tộc.