Soạn bài Lầu Hoàng Hạc, Hôm nay, Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 10: Lầu Hoàng Hạc. Mời tham khảo nội dung chi tiết trong tài liệu.
Hôm nay, Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Lầu Hoàng Hạc, giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài.
Mời các bạn học sinh lớp 10 tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi đăng tải dưới đây.
Soạn bài Lầu Hoàng Hạc
I. Tác giả
– Thôi Hiệu (704 – 754) quê ở Biện Châu (nay là Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc).
– Ông đỗ tiến sĩ năm Khai Nguyên thứ 11 (723) làm quan đến chức Tư Huân viên ngoại lang.
– Các tác phẩm của ông chỉ còn khoảng hơn 40 bài.
– Một số bài thơ như: Cổ ý, Mạnh Môn Hành, Nhạn Môn Hồ nhân ca…
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Tác giả đến thăm tỉnh Hồ Bắc và ghé vào lầu Hoàng Hạc. Cảnh vật xung quanh lầu khiến cho nhà thơ đã gợi cảm hứng cho nhà thơ sáng tác bài thơ này.
– “Lầu Hoàng Hạc” được coi là một trong những bài thơ hay nhất của Thôi Hiệu.
– Tương truyền rằng, nhà thơ Lý Bạch khi đến Hoàng Hạc lâu đã thấy thơ Thôi Hiệu đề trên vách, đọc xong, vứt bút không làm thơ nữa.
2. Thể thơ
Thất ngôn bát cú Đường luật.
3. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1. Bốn câu thơ đầu: Sự hoài vọng quá khứ của nhà thơ.
- Phần 2. Bốn câu thơ sau: Nuối tiếc trong hiện tại và nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.
III. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng Hạc ở “nơi đây” toàn bài không nói gì về “lầu” cả. Vậy dụng ý của tác giả là gì?
Dụng ý của tác giả: Nói đến mối quan hệ giữa “người xưa” với “người nay”, giữa thời gian quá khứ và không gian mở rộng, giữa hư với thực, giữa cảnh với tình.
Câu 2. Tất cả cảnh đều đẹp, tại sao khiến người buồn?
Cảnh đẹp nhưng khiến người buồn vì cảnh vẫn còn mà người đã vắng bóng. Nhà thơ cảm thấy bơ vơ, xót xa khi nhớ về quá khứ. Cảnh đẹp còn khiến tác giả nhớ về quê hương da diết.
Câu 3. Có người cho rằng có thể rút gọn bài thơ này thành một câu: “Tích nhân khứ… sử (kim) nhân sầu” (Người xưa đã đi… khiến người (nay) buồn). Lại có người cho rằng: Bài thơ 56 chữ thì 55 chữ trước là một bước chuẩn bị cho một chữ “sầu” đậu xuống, kết động trong tâm”. Anh chị nhất trí với ý kiến nào? Vì sao?
- Ý kiến: Học sinh lựa chọn ý kiến mà mình cho là đúng (Gợi ý: Ý kiến 2),
- Nguyên nhân: Chữ “sầu” được là kết quả của quá trình suy ngẫm, liên tưởng của tác giả. Tất cả cảm xúc của bài thơ như đọng lại trong một chữ đó mà thôi.
- Nội dung: Bài thơ bộc lộ nỗi hoài vọng về một thời xa xưa cũng như nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.
- Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn bát cú, hình ảnh giàu biểu tượng…