Soạn bài Lợn cưới, áo mới, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Lợn cưới, áo mới. Kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo.
Lợn cưới, áo mới là một trong những văn bản hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ Văn lớp 6. Đối với văn bản này, học sinh phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Chúng tôi xin được giới thiệu tài liệu Soạn Văn 6: Lợn cưới áo mới, kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo.
Xem Tắt
Soạn văn Lợn cưới, áo mới chi tiết
I. Đôi nét về tác phẩm
1. Tóm tắt
Có một anh tính hay khoe của. Một hôm, có cái áo mới, anh liền mặc rồi đứng hóng ở cửa. Đợi mãi không có ai, anh rất tức tối. Bỗng nhiên, có một anh khác cũng tính hay khoe chạy qua hỏi: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua không?”. Anh kia trả lời: “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua”.
2. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “anh ta tức lắm”. Giới thiệu về một anh chàng tính hay khoe.
- Phần 2: Còn lại. Cuộc gặp gỡ giữa hai anh chàng tính hay khoe.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Những đồ vật được khoe
– Một chiếc áo mới
– Một con lợn cưới
=> Đây đều là những đồ vật giản dị, gần gũi với cuộc sống của con người, không có gì quá đáng giá để khoe cả.
2. Cách khoe của hai nhân vật
– Anh có áo mới:
- May được một chiếc áo mới, liền đem ra mặc rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua sẽ được khen.
- Nhưng đứng mãi từ sáng đến chiều không có ai, rất tức tối.
- Khi anh có lợn cưới chạy qua hỏi, thì liền giơ vạt áo ra để khoe.
– Anh có lợn cưới:
- Đang chạy đi tìm lợn.
- Thấy có người thì chạy lại, hỏi to.
=> Cả hai anh chàng trên đều tranh thủ cơ hội để khoe của.
3. Bài học
Truyện phê phán chế giễu những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội cả ngày xưa cho đến hiện nay.
Soạn văn Lợn cưới áo mới ngắn gọn
Câu 1. Em hiểu thế nào về tính hay khoe của? Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống như thế nào? Lẽ ra, anh phải hỏi người ta ra sao? Từ cưới (lợn cưới) có phải là từ thích hợp để chỉ con lợn bị sổng và là thông tin cần thiết cho người được hỏi không?
– Tính khoe của là thói thích tỏ ra, bày ra cho người khác biết mình giàu có, sang trọng.
– Anh đi tìm lợn trong lúc nhà anh ta đang có việc lớn (đám cưới) mà lợn để làm cỗ lại bị sổng mất. Đó là lúc nhà ta anh đang có việc gấp vậy mà lại đi khoe của.
– Từ “cưới” không phải là từ thích hợp và cũng không phải thông tin cần thiết. Anh ta chỉ cần hỏi: Bác có thấy con lợn (miêu tả đặc điểm nổi bật: màu sắc, kích thước của con lợn) chạy qua không?
Câu 2. Anh có áo mới thích khoe của đến mức nào? Điệu bộ của anh ta khi trả lời có phù hợp không? Hãy phân tích yếu tố thừa trong câu trả lời.
– Anh có áo mới thích khoe của đến mức: Khi may được cái áo mới, liền mặc vào và đi ra cổng đứng chờ có ai đi qua để khoe. Anh ta có thể đứng từ sáng đến tối và khi không có ai đi qua thì rất tức tối vì không được khoe áo mới.
– Điệu bộ khi trả lời của anh ta không phù hợp: Người ta hỏi về con lợn lại giơ vạt áo ra để khoe chiếc áo của mình. Anh biến câu trả lời thành một lời khoe chính đáng: “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này…”. Đây chính là yếu tố thừa trong câu trả lời vì nó không đúng với nội dung câu hỏi của anh mất lợn. Yếu tố này được thêm vào và đặt lên đầu cho thấy câu trả lời chỉ là phụ, mục đích quan trọng nhất là khoe chiếc áo mới.
Câu 3. Đọc truyện Lợn cưới, áo mới vì sao em lại cười?
– Cười các nhân vật thích khoe của
– Cười cách khoe của của cả hai anh chàng trong truyện.
- Anh khoe áo mới kiên nhẫn đứng từ sáng đến chiều
- Anh đang gấp gáp đi tìm lợn vì nhà có chuyện quan trọng thì lại khoe lợn cưới.
Câu 4. Hãy nêu ý nghĩa truyện Lợn cưới, áo mới.
Truyện “Lợn cưới, áo mới” phê phán chế giễu những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội cả ngày xưa cho đến hiện nay. Chính tính cách đó đã khiến họ trở thành trò cười cho mọi người xung quanh.