Soạn bài Lòng yêu nước, Để giúp cho tất cả các bạn học sinh có thể nhanh chóng tiếp thu kiến thức môn Ngữ Văn trên lớp. Sau đây chúng tôi, xin mời các bạn cùng tham
Để có thể học môn Ngữ văn lớp 6 một cách hiệu quả thì các bạn học sinh nên soạn văn trước ở nhà. Công việc này, sẽ giúp cho mọi người học môn Văn khi ở trên lớp trở nên dễ dàng hơn và nhanh chóng tiếp thu những kiến thức mà thầy (cô) giáo giảng.
Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tài liệu soạn văn lớp 6: Lòng yêu nước, mời tất cả các bạn cùng tham khảo.
Xem Tắt
Soạn văn Lòng yêu nước đầy đủ
I. Một số nét về tác giả
– I-li-a Ê-ren-bua sinh năm 1891 mất năm 1967, nhà văn Nga Xô Viết, nhà hoạt động xã hội. Ông đã sống nhiều năm ở Pháp, Đức, Tây Ban Nha; làm phóng viên trong chiến tranh; đại diện cho các nhà văn Liên Xô tại các hội nghị quốc tế bảo vệ hoà bình, văn hoá, chống chủ nghĩa phát xít. Phó chủ tịch Hội đồng Hòa bình Thế giới (1950), đại biểu Xô Viết Tối cao Liên Xô (1950).
* Các tác phẩm:
– Tiểu thuyết Ngày hôm sau (1933) viết về cuộc sống trên đất nước Xô Viết, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, ca ngợi con người mới.
– Tiểu thuyết Bão táp (1946 – 47) viết về Chiến tranh thế giới II (1939 – 45).
– I-li-a Ê-ren-bua còn có nhiều tập thơ, tiểu luận, phê bình, chân dung văn học. Tập hồi ký nghệ thuật Con người, năm tháng, cuộc đời (1961 – 65) gồm 6 tập, ghi lại những quan sát và cảm xúc qua nhiều năm hoạt động văn học, xã hội.
* Các giải thưởng nhận được:
– Giải thưởng Nhà nước Liên Xô (1942, 1948).
– Giải thưởng Hòa bình quốc tế Lênin (1952).
II. Kiến thức cơ bản về tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác:
– Bài “Lòng yêu nước” được trích từ bài báo “Thử lửa” của I-li-a Ê-ren-bua, viết vào cuối tháng 6 năm 1942, thời kỳ khó khăn nhất trong cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức xâm lược (1941-1945).
2. Bố cục:
– Phần 1: từ đầu đến lòng yêu tổ quốc: ngọn nguồn của lòng yêu tổ quốc.
– Phần 2: còn lại: sức mạnh của lòng yêu nước.
3. Tóm tắt tác phẩm:
Lòng yêu nước bắt đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê mình. Nỗi nhớ của người vùng Bắc, người xứ U – crai – na, người xứ Gru-di-a, người ở thành Lê – nin – grat không giống nhau nhưng lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê của họ đều trở nên lòng yêu tổ quốc. Người ta càng hiểu sâu sắc hơn về tình yêu đó khi kẻ thù đến xâm lược tổ quốc của mình.
4. Đọc – Hiểu văn bản
a. Ngọn nguồn của lòng yêu nước
– Mở đầu bài văn Erenbua đã dùng một phép so sánh liên tưởng khá hay và độc đáo “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê, trở nên lòng yêu tổ quốc”.
-> Ngoài ra nhà văn còn sử dụng biện pháp nghệ thuật tăng tiến cấp độ từ con suối ,sông, biển cũng như yêu nhà , làng, quê, đất nước.
– Yêu những cái tầm thường là yêu cái cây trước nhà, các phố nhỏ, vị chua thơm ngát của trái lê, múi có thảo nguyên hơi rượu mạnh.
– Không những thế hoàn cảnh đất nước thực tại lại khiến cho người dân Liên Xô nhận ra những vẻ đẹp giản dị mà thanh tú của đất nước mình.
-> Nhà thơ đã giải thích được ngọn nguồn của lòng yêu nước. yêu nước không phải là một tình cảm xa xôi mà nó gắn liền với những tình yêu vô cùng giản dị mà bất kể ai cũng có. Yêu những người thân trong gia đình cũng chính là yêu tổ quốc. Nói cách khác lòng yêu nước gắn liền với những tình cảm giản dị đời thường.
b. Sức mạnh của lòng yêu nước
– Nhà văn đặt ra một câu hỏi đầy trăn trở rằng nếu một khi nước Nga mất thì sẽ như thế nào.
– Sức mạnh ấy được thể hiện rõ ràng trong bối cảnh lịch sử xã hội, nguy cơ mất nước đang đến, và họ nhận ra rằng số mệnh của mình gắn liền với số phận của đất nước cho nên nước Nga mất thì người Nga cũng chết. Vì thế sức mạnh của lòng yêu nước được thể hiện rất rõ.
– Và để giữ gìn sức mạnh ấy thì con người Nga phải không ngừng học tập, chiến đấu để bảo vệ tổ quốc cũng như bảo vệ chính bản thân mình.
5. Giá trị nội dung:
Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người con Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng thời, bài văn đã nói lên một chân lí: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. Lòng yêu nước, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
6. Giá trị nghệ thuật:
– Lập luận chặt chẽ.
– Dẫn chứng điển hình, thuyết phục.
Soạn văn Lòng yêu nước ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi trong sgk
Câu 1 (trang 108 Ngữ Văn 6 Tập 2)
Tác giả lý giải lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu với tất cả những sự vật cụ thể và bình thường nhất, gần gũi và thân thuộc nhất ; đồng thời khẳng định : lòng yêu nước được bộc lộ đầy đủ và sâu sắc nhất trong những hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.
Câu 2 (trang 108 Ngữ Văn 6 Tập 2)
Đoạn văn từ đầu đến lòng yêu Tổ quốc:
a. Câu mở đầu : Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường … có hơi rượu mạnh.
Câu kết đoạn: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
b. Trình tự lập luận trong đoạn (tổng – phân – hợp):
– Mở đầu: nêu nhận định giản dị, dễ hiểu mang tính quy luật.
– Minh họa, chứng minh cho câu mở đầu bằng những dẫn chứng cụ thể (đặt “lòng yêu nước” trong thử thách của cuộc chiến tranh vệ quốc).
– Kết đoạn bằng một câu khái quát nội dung.
Câu 3 (trang 108 Ngữ Văn 6 Tập 2)
Nhớ đến quê hương, người dân Xô Viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình:
– Người vùng Bắc nghĩ đến :
+ Cánh rừng bên dòng sông Vi-na, thân cây mọc là là mặt nước.
+ Những đền tháp sáu hồng và tiếng “cô nàng” gọi đùa người yêu.
– Người U-crai-na:
+ Nhớ bóng thùy dương.
+ Cái bằng lặng của trưa hè.
+ Ong bay xao động.
– Các em tìm các chi tiết ở: người Gru-di-a, người ở thành Lê-nin-gờ-rát, người Mát-xcơ-va.
– Tác giả đã chọn lọc những chi tiết giản dị, miêu tả cái thần của sự vật và đặc biệt là miêu tả được những nét đặc trưng, thơ mộng nhất của từng nơi.
Câu 4 (trang 109 Ngữ Văn 6 Tập 2)
– Chân lý nằm ở câu.
– Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
II. Luyện tập
Bài tập luyện tập (trang 109 sgk Ngữ văn lớp 6 tập 2)
Nếu cần nói về vẻ đẹp quê hương mình:
– Giới thiệu về vị trí địa lý, đặc điểm về dân số, diện tích.
– Nêu truyền thống lịch sử, văn hóa.
– Điểm nổi bật về phong cảnh, con người.
– Thế mạnh trong công cuộc phát triển đất nước.