Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương, Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu Soạn văn 11: Lưu biệt khi xuất dương, là tài liệu hữu ích dành cho học sinh.
Bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” của Phan Bội Châu đã khắc họa thành công hình ảnh người chí sĩ cách mạng với vẻ vẻ đẹp hào hùng cũng như tràn đầy nhiệt huyết cách mạng của buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước. Tác phẩm được học trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 11: Lưu biệt khi xuất dương, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Xem Tắt
Soạn văn Lưu biệt khi xuất dương chi tiết
I. Tác giả
– Phan Bội Châu (1867- 1940), tên thuở nhỏ là Phan Văn San, tên hiệu là Sào Nam.
– Quê quán: Làng Đan Nhiễm (nay là xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).
– Phan Bội Châu là một nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong vòng 20 năm đầu thế kỉ XX.
– Những tác phẩm tiêu biểu: Sào Nam thi tập, Văn tế Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu niên biểu…
II Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được viết năm 1905, trước khi Phan Bội Châu chia tay các đồng chí để sang Nhật tìm đường cứu nước.
2. Thể thơ
- Thất ngôn bát cú
- Hình ảnh mang tính biểu tượng cao.
3. Bố cục
Kết cấu gồm 4 phần theo: Đề – Thực – Luận – Kết:
- Phần 1. Hai câu đề: Quan niệm của nhà thơ về chí làm trai và tầm vóc của đấng nam nhi trong vũ trụ.
- Phần 2. Hai câu thực: Ý thức trách nhiệm của nhà thơ trước cuộc đời.
- Phần 3. Hai câu luận: Thái độ trước tình cảnh của đất nước.
- Phần 4. Hai câu kết: Tư thế cũng như khát vọng của nhà thơ trước khi lên đường.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Quan niệm của nhà thơ về chí làm trai và tầm vóc của đấng nam nhi trong vũ trụ
– Câu thơ đầu nói về chí nam nhi: nam nhi thì phải nên sự nghiệp lớn, xứng danh với thiên hạ.
– Quan điểm của Phan Bội Châu: Nếu thời xưa người ta thường phó mặc cho số phận, do mệnh trời, thì theo tác giả số phận của mình phải do chính mình xoay chuyển.
2. Ý thức trách nhiệm của nhà thơ trước cuộc đời
– Khẳng định tinh thần trách nhiệm của công dân là gánh vác giang sơn, đồng thời mang tính khích lệ những bậc nam nhi.
– Khẳng định rằng một người sống vì dân vì nước thì tên tuổi sẽ lưu danh muôn đời.
=> Hai câu thơ đã cụ thể hóa lẽ sống của đáng nam nhi: phải tự giác, chủ động và lưu danh thiên cổ.
3. Thái độ trước tình cảnh của đất nước
– Nỗi đau xót trước hoàn cảnh mất nước, nỗi nhục của thân phận nô lệ cùng sự phản kháng ngầm không cam chịu.
– Đất nước lúc này không còn đấng minh quân, sách vở thánh hiền cũng không cứu được đất nước. Câu thơ giống như một lời thức tỉnh yêu nước là phải có hành động thiết thực để cứu nước.
– Phan Bội Châu phản bác nền học vấn cũ, thức tỉnh những chí sĩ yêu nước.
4. Tư thế cũng như khát vọng của nhà thơ trước khi lên đường
– Hình ảnh kì vĩ, lớn lao: biển Đông, cánh gió, sóng bạc với hành động cao cả của nhân vật trữ tình.
– Khát vọng lên đường cứu nước, từ đó khơi gợi nhiệt huyết của một thế hệ.
– Nội dung: Lưu biệt khi xuất dương đã khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ và táo bạo.
– Nghệ thuật: Giọng thơ tâm huyết, hình ảnh giàu sức gợi…
Soạn văn Lưu biệt khi xuất dương ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 2. Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước được biểu lộ như thế nào?
– Quan niệm mới về chí làm trai và tư thế tầm vóc của con người trong vũ trụ: tức là phải biết sống cho phi thường, hiển hách, dám mưu đồ những việc kinh thiên động địa, xoay chuyển càn khôn.
– Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc: con người dám đối mặt với cả đất trời, vũ trụ để tự khẳng định mình.
– Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ: Sự hăm hở của người ra đi qua khát vọng muốn vượt theo cánh gió dài trên biển rộng để thực hiện lí tưởng cách mạng.
– Khát vọng hành động và tư thế buổi lên đường: khát vọng cháy bỏng buổi ra đi tìm đường cứu nước.
Câu 3. Anh chị có nhận xét gì về hai câu 6 và 8 của bản dịch thơ so với nguyên tác (đối chiếu với phần dịch nghĩa).
Bản dịch thơ so với nguyên tác có phần chưa sát nghĩa:
– Câu 6: Câu thơ dịch là “học cũng hoài” chỉ thể hiện được ý phủ nhận mà chưa thể hiện rõ cái tư thế, khí phách ngang tàng, dứt khoát của tác giả.
– Câu 8: Câu thơ dịch chưa khắc họa được rõ nét tư thế và khí thế hùng mạnh, bay bổng như nguyên tác: “nhất tề phi” – “cùng bay lên”.
Câu 4. Theo anh (chị), những yếu tố nào đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ này?
- Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
- Hình ảnh có sức truyền tải cao.
- Giọng điệu sôi nổi, tràn đầy nhiệt huyết.
- Ngôn ngữ bình dị, có sức lay động mạnh mẽ.
- Nội dung tư tưởng sâu sắc.
II. Luyện tập
Viết một đoạn văn trình bày những cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh nghệ thuật ở hai câu thơ cuối bài.
Gợi ý:
Khi đọc hai câu thơ cuối bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”, ta thấy được hình ảnh kì vĩ của thiên nhiên cũng như tâm thế phi thường của nhân vật trữ tình. Tác giả hiểu rất rõ sự mục rỗng của chế độ đương thời nên muốn tìm một hướng đi riêng nhằm giải phóng dân tộc. Hình ảnh người chí sĩ yêu nước vượt qua “muôn trùng sóng bạc” để hướng tới những điều tốt đẹp cho dân tộc. Con sóng của biển cả hay cũng chính là con sóng của nhiệt huyết dâng trào, để ý chí cứu nước thêm phần mạnh mẽ. Từ đó, tác giả đã gợi lên nhiệt huyết của cả một thế hệ mạnh mẽ, can trường.