Soạn bài Luyện nói Bài văn giải thích một vấn đề, Soạn bài văn 7 Luyện nói Bài văn giải thích một vấn đề là một tài liệu rất hữu ích mà chúng tôi muốn gửi tới cho
Soạn văn lớp 7: Luyện nói Bài văn giải thích một vấn đề là một tài liệu hữu ích mà chúng tôi muốn gửi đến cho các thầy cô và các bạn học sinh cùng nhau tham khảo.
Hiện nay, trước khi đến trường các bạn học sinh thường soạn văn trước ở nhà, điều này sẽ giúp cho mình có thể dễ dàng và nhanh chóng tiếp thu hết những kiến thức mà thầy cô giảng dạy ở trên lớp. Vì vậy, sau đây chúng tôi xin mời các bạn cùng tham khảo tài liệu soạn bài lớp 7: Luyện nói Bài văn giải thích một vấn đề.
Soạn văn Luyện nói Bài văn giải thích một vấn đề đầy đủ
Đề 1: Trường em tổ chức một cuộc thi giải thích tục ngữ. Để tham dự cuộc thi đó, em hãy tìm và giải thích một câu tục ngữ mà em tâm đắc nhất: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Trả lời:
– Trong cuộc sống, chúng ta có rất nhiều thứ để học hỏi: học bạn việc tốt, học bạn cách làm hoa đẹp, học bạn về tính chăm chỉ… nhưng học hỏi không chỉ ngày một, ngày hai mà là phải học lâu dài, học cả cuộc đời.
– Để có thể tiếp thu và học hỏi tốt chúng ta không thể không có những phương pháp học tập hay và đúng đắn.
– Đó cũng chính là điều ông cha ta muốn nhắn nhủ qua câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
– Giải thích:
+ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn: mỗi ngày ta sẽ học được nhiều điều bổ ích, lý thú.
+ Con người chúng ta cần phải biết rèn luyện, học hỏi mọi điều xung quanh.
+ Chúng ta đi nhiều nhưng phải biết học hỏi, không ngại khó thì mới có thể tiếp thu được kiến thức.
Cần khẳng định tính đúng đắn theo hướng thuận chiều của câu tục ngữ, bởi đó là một chân lý đã được chứng minh.
– Giải thích câu tục ngữ:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
* Mở bài:
– Lời nói là công cụ của giao tiếp.
– Giới thiệu 2 câu nói: “Lời nói gói vàng”, “Lời nói chẳng mất tiền mua…nhau”.
* Thân bài:
– Lời nói phản ánh trình độ hiểu biết, tư cách đạo đức, tính tình của mỗi con người cụ thể. Lời nói vừa lòng là những lời lẽ lịch sự, tế nhị.
– Để đạt được hiệu quả giao tiếp, ta phải tùy đối tượng, hoàn cảnh mà vận dụng lời nói cho phù hợp.
– Muốn có khả năng lời nói đẹp cần có quá trình rèn luyện, học tập.
– Cần tránh hiện tượng nói ngon, nói ngọt để nịnh hót.
* Kết bài: Mỗi người cần phải biết nói lời hay, ý đẹp.
Đề 2: Vì sao những tấn trò mà Varen bày ra với Phan Bội Châu lại được Nguyễn Ái Quốc gọi là “Những trò lố”.
Trả lời:
Giải thích từ ngữ:
– Lố: thể hiện sự không bình thường làm đến mức quá đáng , đến chê cười.
– Trò lố: trò bày ra không hợp lẽ thường đến mức chê cười.
Những trò lố do Varen bày ra:
– Varen hứa sẽ chăm sóc cụ Phan Bội Châu nhưng thực chất chỉ là một lời hứa dối trá.
– Ông Varen được người ta chăm sóc bằng các cuộc tiếp rước, yến tiệc linh đình.
– Ông Varen chăm sóc Phan Bội Châu tại nhà ngục Hỏa Lò.
– Varen dùng những lời dụ dỗ, mua chuộc Phan Bội Châu.
Đề 3: Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề Sống chết mặc bay?
Trả lời:
– Giải thích thành ngữ Sống chết mặc bay:
+ Nghĩa đen: Sông hay chết cũng mặc kệ.
+ Nghĩa bóng: nói tới nhân dân có ra sao thì quan cũng không quan tâm.
→ Chê trách những kẻ ích kỷ chỉ nghĩ tới quyền lợi của mình, không chú ý gì tới người khác. Câu này có dị bản Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.
– Tại sao Phạm Duy Tốn lại đặt tên cho truyện ngắn bằng thành ngữ trên?
+ Tên quan huyện trong truyện hoàn toàn thờ ơ với nỗi cực khổ của người dân trong lúc hộ đê và trong cảnh vỡ đê (kể lại các chi tiết chính).
+ Trong truyện không có thầy (thầy cúng, thầy lang hăm) nhưng tên quan phụ mẫu ở đây hạnh phúc trên nỗi đau của người dân lại rất phù hợp với nội dung tác phẩm.
+ Tác giả muốn phê phán xã hội phong kiến thối nát đã làm cho nhân dân phải chịu khổ.
Đề 4: Em thường đọc những sách gì? Hãy giải thích vì sao em thích đọc loại sách ấy.
Trả lời:
Giới thiệu về sở thích đọc sách và loại sách thích đọc.
– Giới thiệu sơ qua về loại sách đó: những cuốn sách hạt giống tâm hồn thường viết về những câu chuyện nhỏ trong cuộc sống, đề cập đến nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh như tình yêu, tình bạn, lòng biết ơn…
– Giới thiệu về 1 vài tựa sách thuộc loại sách này: Từ những điều kỳ diệu, Cho lòng dũng cảm và tình yêu cuộc sống, Tìm lại bình yên, Hạnh phúc không khó tìm, Điểm tựa của niềm tin…
– Đưa ra lý do vì sao thích đọc:
+ Trong sách viết hoặc tuyển chọn những câu chuyện ngắn hay, giàu ý nghĩa…
+ Loại sách này viết về nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh, nhiều kiến thức cần thiết cho cuộc sống…
+ Những cuốn sách này cung cấp nhiều triết lý, nhiều điều bổ ích có thể vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
+ Những cuốn sách này cho em thấy cuộc đời có nhiều điều tươi đẹp, và giúp định hướng tư tưởng, lối sống tốt đẹp cho bản thân….
– Cá nhân em cho rằng đọc sách là thói quen tốt, những cuốn sách đó rất bổ ích, giúp ta biết nhiều điều trong cuộc sống. Em sẽ tiếp tục đọc và vận dụng vào cuộc sống…
– Khẳng định đọc sách là thói quen tốt và những cuốn sách hạt giống tâm hồn là một lựa chọn tốt cho việc đọc sách.
Soạn văn Luyện nói Bài văn giải thích một vấn đề ngắn gọn
Đề 1: Trường em tổ chức một cuộc thi giải thích tục ngữ. Để tham dự cuộc thi đó, em hãy tìm và giải thích một câu tục ngữ mà em tâm đắc.
Trả lời:
– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
+ Nghĩa đen: Được ăn quả (trái) thì cần nhớ đến công lao của người trồng cây.
+ Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả tốt đẹp cần tỏ lòng biết ơn những ai đã góp phần làm nên thành quả đó.
– Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Nghĩa bóng: Gần những người xấu, sống trong hoàn cảnh xấu thì cũng bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu. Ngược lại, gần những người tốt, sống trong hoàn cảnh tốt thì cũng dễ dàng trở nên con người có phẩm chất trong sáng, đẹp đẽ.
– Giấy rách phải giữ lấy lề.
Nghĩa bóng: Dù nghèo đói, khó khăn, con người vẫn phải giữ cho được phẩm chất trong sáng, nhân cách đẹp đẽ của mình. (Tương tự câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm).
– Học thầy không tày học bạn.
Học những điều do thầy (cô) giáo hướng dẫn, dạy bảo là quan trọng, nhưng học ở bạn bè cũng rất cần thiết. Bởi vì bạn sẽ giúp ta biết được những điều bổ ích đôi khi không có trong bài giảng của thầy (cô) giáo.
– Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ (không ăn cỏ).
+ Nghĩa đen: Một con ngựa bị đau ốm, cả bầy ngựa trong chuồng không muốn ăn cỏ vì thương đồng loại.
+ Nghĩa bóng: Sự cảm thông, thương yêu lẫn nhau của những người trong gia đình, trong tập thể khi gặp hoạn nạn.
– Uống nước nhớ nguồn.
+ Nghĩa đen: Được uống nước, cần nhớ đến nguồn – nơi bắt đầu của dòng suối, dòng sông.
+ Nghĩa bóng: Phải có lòng biết ơn những người đã cưu mang, giúp đỡ mình (Tương tự câu Ăn quả nhớ kẻ trồng cây).
Đề 2: Vì sao những tấn trò mà Va-ren bày ra với Phan Bội Châu lại được Nguyễn Ái Quốc gọi là những trò lố?
Trả lời:
– Một số từ ngữ cần giải nghĩa: lố (tính từ): không hợp với lẽ thường của người đời một cách quá đáng, đến mức đáng cười chê ; trò lố: trò bày đặt ra, không hợp với lẽ thường, đến mức đáng cười chê.
– Va-ren đã giở những trò gì?
+ Va-ren hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu trước khi sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương.
+ Va-ren nói với Phan Bội Châu: “Tôi đem tự do đến cho ông đây !”.
+ Va-ren khuyên Phan Bội Châu phản bội lại lý tưởng của Phan, để cộng tác với người Pháp…
Những trò trên của Va-ren lố ở chỗ nào?
+ Lời hứa của Va-ren thực chất là sự dối trá, hứa để ve vuốt, trấn an nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu. Lời hứa này thực chất là một trò lố.
+ Sự mơn trớn, vuốt ve và lời khuyên của Va-ren đối với Phan Bội Châu cũng đều là những trò lố bịch, đáng khinh bỉ.
Đề 3: Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề Sống chết mặc bay cho truyện ngắn của mình?
Trả lời:
– Sống chết mặc bay có nghĩa là: Thái độ ích kỉ, vô trách nhiệm, miễn là được lợi cho mình, kẻ khác khổ sở thua thiệt thế nào cũng mặc.
– Nhan đề Sống chết mặc bay rất phù hợp với nội dung truyện ngắn của Phạm Duy Tốn. Cụ thể, hai cảnh tượng trái ngược: người dân đang hộ đê trong trạng thái nguy kịch ; trong khi đó, tên quan đang cùng bọn nha lại ung dung chơi bài trong đình, như không có chuyện gì xảy ra. Điều đó thể hiện sự vô trách nhiệm, vô lương tâm của bọn quan lại thời đó.
Đề 4: Em thường đọc những sách gì? Hãy giải thích vì sao em thích đọc loại sách ấy.
Trả lời:
– Trước hết, hãy nêu những loại sách em thường thích đọc. Sau đó, tự lý giải vì lẽ gì mà em thích đọc loại sách ấy (Ví dụ: Về loại sách này nói đúng tâm tư của lứa tuổi em, nói về những vấn đề mà lứa tuổi em thường quan tâm đến ; Vì loại sách này cung cấp nhiều kiến thức bổ ích, giúp em mở rộng sự hiểu biết ; Vì loại sách đó là sách hành động, có nhiều pha gay cấn, hấp dẫn người đọc ; Vì loại sách này có kênh hình đẹp, có hình thức trình bày trang nhã, đẹp mắt,…).
– Có thể nói thêm: sở thích của em đúng hay sai, chấp nhận được hay không chấp nhận được (Ví dụ: Thích đọc sách có nội dung xấu, sách không phù hợp với lứa tuổi,…).