Soạn bài Luyện nói về văn miêu tả, Soạn bài văn 6: Luyện nói về văn miêu tả là một tài liệu rất hữu ích mà chúng tôi muốn gửi tới cho các thầy cô và những bạn học
Sau đây, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu đến các thầy cô và các bạn tài liệu soạn văn lớp 6: Luyện nói về văn miêu tả, đã được đăng tải tại đây.
Soạn văn là một công việc khá quan trọng đối với những bạn học sinh trước khi đến lớp, việc này sẽ giúp cho chúng ta hiểu trước một phần nội dung của bài học. Tài liệu soạn bài Luyện nói về văn miêu tả gồm hai phần chính là: soạn bài đầy đủ và soạn bài ngắn gọn. Sau đây, chúng tôi xin mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Soạn văn Luyện nói về văn miêu tả đầy đủ
1. Đọc đoạn văn dưới đây:
Xong bài giảng, chuyển sang viết tập. Thầy Ha-men đã chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng “chữ rông” thật đẹp: Pháp, An-dát, Pháp, An-dát. Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. Ai nấy đều chăm chú hết sức, và cứ im phăng phắc ! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. Có lúc những con bọ dừa bay vào nhưng chẳng ai để ý, ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy, chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp… Trên mái nhà trường, chim bồ câu gù thật khẽ […]
(A. Đô-đê)
Từ đoạn văn trên, em hãy tả lại bằng miệng quang cảnh lớp học trong buổi học cuối cùng.
Trả lời:
Một ngày thứ sáu mát mẻ, bầu trời quang đãng với những đám mây trắng bồng bềnh. Những chiếc lá úa vàng cùng những cánh phượng đỏ rơi rải rác trên sân trường. Hôm nay là ngày cuối cùng của năm học.
Chúng tôi đến trường với tâm trạng vừa vui lẫn buồn. Vui vì lại có được những tháng ngày dài nghỉ hè, được đi đây đó cùng bố mẹ nhưng lại buồn vì phải chia tay những đứa bạn thân, thầy cô giáo và cả bác bảo vệ thân yêu.
Mọi người không hẹn lại cùng nhau mang theo đồ ăn đến lớp. Đứa thì mang mấy quả ổi sau vườn, bạn thì mang theo mấy gói kẹo nhỏ, cái Mai lấy từ trong cặp sách túi thạch rau câu còn tôi mang thêm một vài chiếc bánh ngọt mẹ mới làm. Không ai bảo ai mà cùng để đồ ăn đến cuối giờ học.
Từng tiết học dường như trôi qua rất nhanh. Đầu tiên là tiết Tiếng Anh của thầy Tuấn. Hôm nay thầy cho chúng tôi hát những bài tiếng anh nhẹ nhàng, chơi trò chơi bằng tiếng anh. Cả tiết học của thầy rất thoải mái và vui vẻ. Tiết học tiếp theo là môn học mà bạn nào cũng yêu thích: môn thể dục. Cô Hoa thể dục bảo chúng tôi chạy một vòng quanh sân, tập một vài động tác cơ bản, rồi cả lớp quây quần quanh cô trò chuyện. Tiết học thể dục trôi qua nhanh thế. Nghỉ giải lao năm phút, cả lớp bắt đầu tiết toán của thầy Cường chủ nhiệm. Thầy dạy chúng tôi những bài tổng hợp cuối cùng, nhắc nhở cả lớp những sai sót thường mắc phải, những lỗi mà học sinh rất hay quên. Rồi đến tiết sinh hoạt cuối tuần, cả lớp không ai rời khỏi chỗ ngồi, Thầy giáo cũng ngồi trên bục giảng. Không khí trong lớp yên lặng, bên ngoài tiếng các bạn hò hét với nhau. Rồi thầy lên tiếng:
– Hôm nay là buổi học cuối cùng chắc chắn bạn nào cũng biết nhỉ. Thầy rất vui vì những năm vừa qua được chứng kiến cả lớp mình từng bước lớn lên. Cảm ơn tất cả các em đã cho thầy những kỉ niệm vui vẻ. Mong các em lên lớp mới, học ở môi trường mới có thể phát triển tốt hơn, gặp được những người bạn mới cũng đừng quên các bạn trong lớp nhé. Đến giờ chia tay không nên buồn, phải thật vui để tiếp theo mình còn liên hoan chứ.
Nhìn nụ cười ấm áp của thầy, lòng tôi thắt lại, nỗi buồn chợt trào dâng, tôi lại khóc. Tôi nhớ lại những lúc cả lớp phạm sai lầm làm thầy phải gánh hậu quả, nhớ khi có dịp lễ cùng nhau đến nhà thầy phá cỗ,… thời gian ấy đáng nhớ làm sao. Gạt đi những giọt nước mắt buồn bã, tôi nhìn lên bục giảng quan sát thầy nói chuyện với các bạn. Thầy già hơn so với 4 năm trước, cái lúc chập chững bước lên lớp một, tôi nhớ thầy vui vẻ dắt tay bọn tôi vào lớp. Nụ cười ấm áp, hiền lành ấy vẫn còn đây nhưng bây giờ trên khuôn mặt ấy xuất hiện một vài nếp nhăn nhỏ. Rồi cả lớp lấy đồ ăn, đồ uống ra mời thầy, mời mọi người.
Thế là buổi học cuối cùng lại kết thúc như vậy. Nhưng không phải vì buổi học cuối cùng mà cả thầy, cả lớp lại không thể gặp được nhau. Chúng tôi vẫn sẽ liên lạc với nhau, những lúc rảnh rỗi sẽ cùng nhau đi chơi, đi ăn, đến nhà thầy đập phá như ngày nào. Buổi học cuối cùng là ngày kỉ niệm đáng nhớ của đám học trò chúng tôi.
2. Từ truyện Buổi học cuối cùng, em hãy tả lại bằng miệng cho các bạn nghe về hình ảnh thầy giáo Ha-men (chú ý làm nổi bật sự khác biệt của thầy so với buổi học thường ngày).
Hãy nói cho các bạn nghe về điều đó theo gợi ý sau:
a. Thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng là một người thầy như thế nào?
b. Hôm đó thầy mặc có gì khác với mọi ngày lên lớp bình thường?
c. Giọng nói của thầy ra sao? Cử chỉ và thái độ của thầy như thế nào khi Phrăng đến muộn và không thuộc bài?
d. Nét mặt, lời nói và hành động của thầy vào cuối buổi học như thế nào?
Trả lời:
Tả bằng miệng hình ảnh thầy giáo Ha-men
I. Mở bài: Giới thiệu chung về thầy Ha-men.
+ Người yêu nước tha thiết.
+ Gắn bó với tiếng Pháp, yêu tiếng mẹ đẻ.
+ Là người làm gương giữ tiếng mẹ đẻ.
II. Thân bài: Miêu tả chi tiết đặc điểm về thầy Ha-men:
– Ngoại hình:
+ Thầy mặc lễ phục đẹp hơn mọi ngày ( áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn màng, chiếc mũ lụa đen thêu.
– Cử chỉ, hành động:
+ Thầy không đi lại trong lớp với cây thước cắp nách như ngày thường.
+ Chốc chốc đang giảng thầy đứng lặng im, đăm đăm nhìn đồ vật quanh mình.
+ Nghe tiếng chuông nhà thờ điểm 12h, tiếng kèn của lính Phổ xâm lược, thầy tái nhợt, nghẹn ngào.
+ Thầy nói nhiều về tiếng Pháp, thầy dạy bằng trái tim yêu nước cháy bỏng và tình yêu tha thiết.
– Thái độ, lời nói:
+ Thái độ ân cần, âu yếm với học sinh, trò đến muộn, thầy không bộc lộ giận dữ mà chỉ bộc lộ yêu thương, trìu mến.
+ Thầy giảng bài trong sự xúc động nghẹn ngào, tuy nhiên thầy vẫn đủ kiên nhẫn dạy tới khi hết chương trình.
III. Kết bài: Cảm nghĩ của em về thầy Ha-men và tình cảm của em đối với tiếng mẹ đẻ.
3. Cho đề văn sau đây: Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11, em theo mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ, nay đã nghỉ hưu. Em hãy tả lại hình ảnh thầy giáo trong phút giây xúc động gặp lại người học trò của mình sau nhiều năm xa cách.
a. Lập dàn ý cho đề văn trên.
b. Thảo luận trong tổ và cử một đại diện trình bày trước lớp.
Trả lời:
I. Mở bài: Kể lại việc em theo mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ.
II. Thân bài:
– Miêu tả thầy giáo cũ của mẹ:
+ Khuôn mặt: làn da nhăn, mái tóc bạc,…
+ Dáng người: cao, thấp, gầy, béo, trông đã yếu hay còn khỏe mạnh…
– Hình ảnh thầy trong giây phút xúc động gặp lại học trò cũ:
+ Ngạc nhiên đến mừng rỡ, xúc động: thể hiện trên ánh mắt, nụ cười.
+ Sự đón tiếp ân cần, nồng hậu của thầy.
III. Kết bài: Sự xúc động của em và mẹ, đây là một kỷ niệm đáng nhớ về nghĩa tôn sư trọng đạo em cần học hỏi.
Soạn văn Luyện nói về văn miêu tả ngắn gọn
Câu 1 (trang 71 sgk ngữ văn 6 tập 2)
Lớp học chuyển sang giờ tập viết, thầy Ha- men đã chuẩn bị sẵn cho mọi người những mẫu chữ thật đẹp treo trước bàn học như những lá cờ nhỏ “Pháp, An Dát”. Cả lớp ai cũng đều chăm chú hết sức, không gian xung quanh im lặng như tờ. Những học trò nhỏ cặm cụi vạch những nét sổ với tấm lòng yêu mến tiếng Pháp. Trên những mái nhà lớp học, tiếng chim bồ câu gật gù khe khẽ….
Câu 2 (trang 71 sgk ngữ văn 6 tập 2)
a. Thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng là người thầy yêu nghề, yêu tiếng mẹ đẻ, yêu đất nước sâu sắc.
b. Trang phục thầy hôm đó là y phục đẹp thường được vận vào ngày chủ nhật: chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và cái mũ tròn bằng lụa đen thêu.
c. Khi Phrăng đến muộn và không thuộc bài, giọng thầy vẫn không chút giận dữ, thay vào đó là dịu dàng, trang trọng.
Cử chỉ và thái độ của thầy luôn luôn nhẹ nhàng, ân cần, âu yếm rất thân thương trìu mến….
d. Nét mặt, lời nói, hành động của thầy:
– Từ nét mặt, lời nói luôn phảng phất nỗi ưu tư, thiết tha, trìu mến và thân thương.
– Hành động cũng khác với ngày thường: ánh mắt mang tiếc nuối, thầy nói nhiều về tiếng Pháp, dạy bằng cả trái tim yêu nước cháy bỏng và tình yêu thiết tha với tiếng mẹ đẻ.
Câu 3 (trang 71 sgk ngữ văn 6 tập 2)
I. Mở bài: Nói về cuộc viếng thăm
+ Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 năm 2017.
+ Em được theo mẹ đến thăm thầy giáo cũ của mẹ.
II. Thân bài
* Miêu tả hình ảnh thầy giáo già trong cuộc gặp gã:
+ Thầy đã già, giọng nói chậm rãi, bàn tay với những nếp nhăn, mái tóc bạc….
+ Thầy ngỡ ngàng và xúc động trước tình cảm chân thành của người học trò cũ.
+ Mẹ và thầy ôn lại những kỉ niệm thời đi học.
+ Thầy vui mừng vì học trò thành công, mẹ gửi lời chúc sức đến thầy.
III. Kết bài: Nêu lên cảm nghĩ của em:
– Càng thêm quý trọng nghề dạy học và những người thầy, người cô đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.
– Rút ra được nhiều bài học thấm thía về đạo lí, về tình nghĩa thầy trò.