Soạn bài Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo, Soạn bài Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo sẽ giúp các bạn biết cách trả lời các câu hỏi trong sách giáo
Để học tốt môn Ngữ văn lớp 7 thì các bạn học sinh cần phải soạn bài trước khi đến lớp. Tuy nhiên không phải bạn nào cũng biết soạn văn.
Sau đây Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu tài liệu Soạn bài Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo. Tài liệu giúp các bạn nắm vững tóm tắt kiến thức và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 2. Ngoài ra để xem thêm các bài soạn khác, mời các bạn truy cập vào chuyên mục Soạn văn 7 nhé. Chúc các em học tập tốt.
Xem Tắt
Soạn văn Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo đầy đủ
I. Ôn lại kiến thức
1. Mục đích viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì khác nhau?
Trả lời:
Mục đích:
a. Đề nghị: Đề xuất một nguyện vọng, một ý kiến,
b. Báo cáo: Tổng kết, nêu những gì đã làm cho cấp trên biết?
2. Nội dung văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì khác nhau?
Trả lời:
- Đề nghị: trình bày yêu cầu, nguyện vọng của người viết xin được giải quyết vấn đề gì
- Báo cáo: trình bày, tổng hợp tình hình và kết quả với đầy đủ số liệu cụ thể
3. Hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì giống nhau và khác nhau?
Trả lời:
– Giống nhau bởi tính chất của loại văn bản hành chính. Chúng viết theo khuôn mẫu và không biểu cảm.
– Khác nhau là do nội dung cụ thể từng văn bản nhiều hay ít mà dài hay ngắn. Nhiều đề mục hay ít đề mục.
4. Cả hai loại văn bản khi viết cần tránh những sai sót gì? Những mục nào cần chú ý trong mỗi loại văn bản?
Trả lời:
Những sai sót cần tránh của cả hai loại văn bản:
– Thiếu một trong các mục chủ yếu của mỗi loại văn bản.
– Trình bày không cân đối, thiếu sáng rõ.
– Thiếu số liệu, chi tiết cụ thể.
– Những mục cần chú ý là: tên văn bản, nơi nhận báo cáo (đề nghị), người báo cáo (đề nghị), nêu sự việc lý do báo cáo (đề nghị)
II. Rèn luyện lại kiến thức
1. Hãy nêu một tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm văn bản đề nghị và một tình huống phải viết báo cáo (không lặp lại các tình huống đã có trong sách giáo khoa).
Trả lời:
Tình huống viết:
a. Đề nghị:
– Nhà trường sửa lại cái bàn trong lớp đã lung lay không viết tốt được.
– Thay tấm bảng vì viết phấn bị trượt, cả lớp không theo dõi được bài giảng.
– Thư viện mở cửa thêm giờ ngày thứ 5 hàng tuần để học sinh vào đọc báo.
b. Báo cáo:
– Tình hình học nhóm tuần vừa qua.
– Buổi hái hoa học tập nhân Ngày 20 – 11
– Tình trạng mất vệ sinh ở trong lớp tuần qua.
2.Từ tình huống cụ thể đó, hãy viết một văn bản đề nghị và một văn bản báo cáo (chuẩn bị ở nhà để trình bày trước lớp).
Trả lời:
a. Văn bản đề nghị
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 1 tháng 10 năm 2017
GIẤY ĐỀ NGHỊ
Kính gửi: Ủy ban nhân dân phường (xã, quận, huyện…) M.
Chúng tôi gồm các gia đình trong khu tập thể (khu phố, xóm, thôn…) N. Xin kiến nghị với UBND một việc như sau:
Khu tập thể (khu phố, xóm, thôn…) N đã đi vào hoạt đồng được gần 20 năm. Do thời gian xây dựng đã lâu nên hiện nay đường ống nước của khu tập thể bị xuống cấp, có hiện tượng rò rỉ và thoát nước chậm, đặc biệt là vào thời gian sinh hoạt buổi tối. Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân trong khu dân cư. Vì vậy, chúng tôi viết giấy này đề nghị chính quyền địa phương có biện pháp giải quyết kịp thời để đảm bảo cuộc sống cho người dân.
Thay mặt các gia đình
(Ký và ghi rõ họ tên)
b. Văn bản báo cáo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2016
BÁO CÁO
Về kết quả học tập và lao động của lớp 8A năm học 2015-2016
Kính gửi: Ban giám hiệu Trường THCS Đoàn Thị Điểm
Năm học 2015 – 2016 vừa qua, tập thể lớp 8A đã có những kết quả học tập tích cực và hiệu quả. Cụ thể
A. NHẬN XÉT CÁC MẶT
1. Học tập:
– Các bạn trong lớp đi học đúng giờ, thực hiện đúng các quy định của nhà trường, nghiêm túc trong học tập.
– Học bài và làm bài đầy đủ. Có ý thức xây dựng bài khi học bài mới.
– Kết quả: Cả lớp có 16 bạn đạt danh hiệu Học sinh giỏi, 20 bạn đạt danh hiệu học sinh Tiên Tiến, 2 bạn là học sinh Trung Bình, không có học sinh yếu, kém.
2. Lao động:
– Các bạn tham gia tích cực các buổi lao động của trường, lớp
– 2 bồn hoa của lớp được đánh giá chăm sóc tốt, đẹp
B. ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG:
1 – Tập thể lớp 8A
2 – Cá nhân: Các bạn Minh Thu, Hoàng Thiện, Hoàng Long
Thay mặt lớp 8A
Lớp trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Chỉ ra những chỗ sai trong việc sử dụng các văn bản sau đây:
a. Do hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, một học sinh đã viết báo cáo xin nhà trường miễn học phí.
b. Thầy, cô giáo chủ nhiệm cần biết những công việc tập thể lớp đã làm để giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ và Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Một học sinh thay mặt lớp đã viết giấy đề nghị với thầy phục tinh thần giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ của bạn H. Bạn ấy thật xứng đáng là Cháu ngoan Bác Hồ. Lớp trưởng thay mặt lớp viết đơn xin Ban Giám hiệu nhà trường, cô giáo chủ nhiệm về những việc làm trên.
c. Cả lớp đều khâm g biểu dương, khen thưởng bạn H.
Trả lời:
Chỗ sai:
a. Học sinh viết báo cáo là không phù hợp. Tình huống này phải viết đơn để trình bày hoàn cảnh gia đình và đề xuất nguyện vọng của cá nhân.
b. Học sinh viết Đề nghị không đúng. Trường hợp này viết Báo cáo để cô chủ nhiệm biết tình hình và kết quả của lớp trong việc giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ và Bà Mẹ Việt Nam anh hùng.
c. Ở đây không viết Đơn mà cả lớp phải viết Đề nghị để cô chủ nhiệm và Ban Giám hiệu nhà trường khen thưởng bạn H
Soạn văn Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo ngắn gọn
I. Ôn lại lý thuyết về văn bản đề nghị và báo cáo
Câu 1 (trang 138 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)
Điểm khác nhau về mục đích viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo
– Văn bản đề nghị: nhằm để đạt một yêu cầu, một nguyện vọng, xin được cấp trên xem xét, giải quyết.
– Văn bản báo cáo: nhằm trình bày những việc đã làm và chưa làm được của một cá nhân hay một tập thể cho cấp trên biết.
Câu 2 (trang 138 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)
Điểm khác nhau về nội dung văn bản đề nghị và văn bản báo cáo:
– Văn bản đề nghị: nêu những dự tính, những nguyện vọng của cá nhân hay tập thể cần được cấp trên xem xét. Đó là những điều chưa thực hiện, là những định hướng ở tương lai
.– Văn bản báo cáo: nêu những sự kiện, sự việc đã xảy ra, có diễn biến, có kết quả làm được hoặc chưa làm được cho cấp trên biết. Đó là những điều đã qua, xảy ra trong quá khứ.
Câu 3 (trang 138 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)
- Giống: Trình bày trang trọng, sáng sủa theo một số mục quy định
- Khác: tên văn bản, nội dung.
Câu 4 (trang 138 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)
Cả hai loại văn bản khi viết phải lưu ý (1), (2), (3) ở trên.
II. Luyện tập
Câu 1 (trang 138 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)
Tình huống thường gặp trong cuộc sống phải làm văn bản đề nghị, báo cáo:
– Một số trường hợp cần viết đề nghị:
+ Xin mượn hội trường để biểu diễn văn nghệ
+ Xin đi cắm trại của lớp
+ Xin mua thêm bàn ghế.
– Một số trường hợp cần viết báo cáo:
+ Lớp trưởng báo cáo kết quả xếp loại thi đua của lớp trong tháng.
+ Bí thư báo cáo về buổi sinh hoạt chi đoàn của lớp
+ Tình hình học tập của lớp khi kết thúc năm học.
Câu 2 (trang 138 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)
a. Văn bản đề nghị.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
Hà Nội, ngày…tháng…năm…
GIẤY ĐỀ NGHỊ
Kính gửi: Ban Giám đốc Sở Lao Động –Thương binh xã hội.
Đồng kính gửi: Phòng Tài vụ, phòng Kế hoạch.
Thực hiện chỉ đạo của Ban Giám đốc Sở, Trung Tâm xúc tiến việc làm đã trình đề án Đào tạo dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ và đã được Hội đồng thẩm định của Sở thông qua. Tuy nhiên, cho đến nay , Trung Tâm vẫn chưa nhận được kinh phí để thực hiện đề án.
Nhằm tạo điều kiện cho Trung tâm thực hiện tốt đề án, Trung tâm đề nghị Ban Giám đốc Sở và các phòng chức năng duyệt cấp kinh phí theo đề án đã được thẩm định.
Rất mong Ban Giám đốc Sở và các phòng chức năng lưu ý giúp đỡ.
Xin chân thành cảm ơn!
T/M Trung tâm
Giám đốc
b. Văn bản báo cáo:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập –Tự do – Hạnh phúc.
Hà Nội, ngày…tháng…năm
BÁO CÁO
VỀ TÌNH HÌNH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT Ở XÃ X.
Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện A.
Ngày 8-10-2017, qua việc kiểm tra nơi ở của các hộ dân thuộc xã X, chúng tôi đã phát hiện khoảng trên 20 căn hộ có dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết. Nguyên nhân là do bà con không chịu vệ sinh nhà cửa, vứt rác một cách bừa bãi, đồ dùng chứa đầy nước bẩn.
Để kịp thời ngăn chặn bệnh sốt xuất huyết, chúng tôi đã ngăn chặn bệnh sốt xuất huyết để không lây lan sang các xã khác bằng các biện pháp sau:
1. Giao cho ban Y tế cộng đồng và những người quản lý về phòng chống dịch bệnh ở xã X phải luôn luôn nhắc nhở, theo dõi, và phun thuốc chống sốt xuất huyết.
2. Tổ chức đội bảo vệ giúp các nhà bị mắc bệnh sốt xuất huyết.
Chúng tôi viết báo cáo này để UBND huyện biết tình hình và cho ý kiến chỉ đạo.
T/M UBND xã
Chủ tịch
Câu 3 (trang 138 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)
Cả ba trường hợp không phù hợp
a. Viết văn bản đề nghị
b. Viết văn bản báo cáo
c. Viết văn bản đề nghị