Soạn bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu bài Soạn văn 11: Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. Mong rằng tài liệu này sẽ
Tài Liệu Học Thi giới thiệu bài Soạn văn 11: Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, sẽ vô cùng hữu ích cho các bạn học sinh.
Mời các bạn học sinh lớp 11 tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây.
Soạn bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Câu 1. Giả định anh (chị) cần phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về việc giảng dạy và học tập môn Ngữ văn THPT. Hãy lần lượt thực hiện những bước sau đây:
a. Chuẩn bị
– Xác định chủ đề của cuộc phỏng vấn:
- Chương trình, SGK mới hiện nay.
- Việc giảng dạy của thầy cô giáo.
- Việc học tập và thái độ học tập của học sinh.
- Vấn đề kiểm tra, thi cử – những bất hợp lí và đề xuất nguyện vọng.
– Xác định mục đích công việc:
- Chỉ để nắm được thực trạng của việc dạy và học Ngữ văn ở trường THPT.
- Tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn học đó.
– Xác định đối tượng trả lời phỏng vấn:
- Phỏng vấn một người hay nhiều người (thầy cô giáo, học sinh hay cả hai đối tượng).
- Phỏng vấn những người cùng trình độ, lứa tuổi, hoàn cảnh sống… hay khác lứa tuổi, trình độ, hoàn cảnh sống…
– Xác định hệ thống câu hỏi với những yêu cầu:
- Câu hỏi cần bám sát chủ đề.
- Các câu hỏi phải được sắp xếp thành một hệ thống hợp lí, khoa học.
- Các câu hỏi phải giúp người phỏng vấn thu thập và khai thác được nhiều thông tin cần biết.
- Các câu hỏi dẫn dắt phải hợp lí, tế nhị.
b. Thực hiện
– Người phỏng vấn:
- Nắm chắc chủ đề, mục đích, đối tượng phỏng vấn.
- Cách dẫn dắt vào đề ngắn gọn, hợp lí, tạo không khí nhẹ nhàng, thân thiết cho cuộc phỏng vấn.
- Cảm ơn người được phỏng vấn sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn.
– Người trả lời phỏng vấn:
- Cung cấp đầy đủ thông tin về chủ đề phỏng vấn.
- Thái độ thẳng thắn, chân thực nhưng vẫn khiêm tốn, nhã nhặn, tôn trọng và tỏ rõ thiện chí hợp tác…
c. Rút kinh nghiệm
Sau buổi phỏng vấn, rút kinh nghiệm cho bản thân: Những kiến thức, kĩ năng đã nắm vững khi phỏng vấn, cùng với những điểm yếu cần khắc phục.
Câu 2. Hãy cùng với nhóm học tập của mình biên tập và chỉnh sửa lại bản phỏng vấn mà nhóm đã tiến hành (ở bài tập 1), sau đó kiểm tra lại xem bản ghi chép đã trung thực, rõ ràng và sinh động hay chưa?
– Biên tập lại về nội dung: Trình tự các câu hỏi hợp lí, câu văn trau chuốt hơn. Viết thêm lời mở đầu cho bài phỏng vấn, đặt tên cho bài phỏng vấn.
– Kiểm tra và đánh giá bản ghi chép: trung thực, rõ ràng và sinh động.
Câu 3. Cùng các bạn trong nhóm tiếp tục luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về đề tài: Hỏi chuyện một người bạn từ một vùng quê (hoặc từ một quốc gia khác đến):
– Một số vấn đề phỏng vấn: Giới thiệu về bản thân, Chia sẻ về việc học tập, Giới thiệu về đất nước của mình…
– Gợi ý một số câu hỏi phỏng vấn về vấn đề: Giới thiệu về bản thân.
- Bạn đến từ đất nước nào?
- Năm nay bạn bao nhiêu tuổi?
- Gia đình của bạn có bao nhiêu người?
- Sở thích của bạn là gì?
- Ước mơ của bạn là gì?