Soạn bài Luyện tập xây dựng bài tự sự – Kể chuyện đời thường, Chúng tôi xin được giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Luyện tập xây dựng bài tự sự – Kể chuyện đời thường.
Khi chuẩn bị bài cho môn Ngữ Văn lớp 6, học sinh thường gặp khó khăn với phần Tập làm văn.
Chính vì vậy, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Luyện tập xây dựng bài tự sự – Kể chuyện đời thường, hy vọng đây sẽ là tài liệu sẽ có ích cho quý bạn đọc.
Soạn văn Luyện tập xây dựng bài tự sự – Kể chuyện đời thường
I. Lí thuyết
1. Cho các đề bài sau:
a. Kể về một kỉ niệm đáng nhớ
b. Kể về một chuyện vui sinh hoạt
c. Kể về một người bạn mới quen
d. Kể về một cuộc gặp gỡ
đ. Kể về những đổi mới ở quê em
e. Kể về thầy/cô giáo của em
g. Kể về một người thân của em
2. Theo dõi quá trình làm đề tự sự trong SGK và nhận xét
Bài làm trong sách giáo khoa có sát với đề bài là tả người ông của em.
– Phần mở đầu: Giới thiệu chung ông (cán bộ về hưu, tuổi cao)
– Phần thân bài:
- Nêu sở thích của ông: trồng và chăm sóc hoa (một người ông yêu hoa).
- Sau đó nêu ra tình cảm của ông dành cho các cháu (chăm sóc góc học tập của cháu, thường kể chuyện cho các cháu nghe…
– Phần kết bài: Tình cảm đối với ông.
=> Các sự việc nêu lên có xoay quanh chủ đề về người ông yêu hiền từ, yêu hoa yêu cháu.
II. Luyện tập
Lập dàn bài cho một đề văn tự sự trong số các đề nêu trên hoặc viết một bài về người ông của em.
Lập dàn ý:
Đề 1.
* Mở bài:
– Giới thiệu về kỉ niệm đáng nhớ đó là gì? (được thầy cô khen, bị hiểu lầm, nói dối cha mẹ…)
– Ấn tượng chung của em về kỉ niệm ấy (vui vẻ, hạnh phúc, xấu hổ…)
* Thân bài
1. Hoàn cảnh diễn ra kỷ niệm:
– Kỉ niệm đó diễn ra khi nào?
– Kỉ niệm đó liên quan đến ai?
2. Diễn biến của câu chuyện:
– Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào
– Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện
– Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện
3. Kết thúc câu chuyện
– Câu chuyện kết thúc như thế nào
– Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.
* Kết bài: Bài học em nhận ra sau kỷ niệm đó.
Đề 2.
* Mở bài: Giới thiệu về chuyện vui sinh hoạt là gì: như nhận lầm, nhát gan…
* Thân bài:
1. Hoàn cảnh diễn ra:
2. Địa điểm diễn ra câu chuyện: trong lớp học, ở sân trường…
– Thời gian địa điểm xảy ra câu chuyện?
– Tình huống đáng cười trong câu chuyện là gì?
– Câu chuyện kết thúc ra sao?
3. Em rút ra được điều gì từ câu chuyện đó?
* Kết bài: Em cảm thấy như thế nào sau khi trải qua câu chuyện đó.
Đề 3.
* Mở bài: Giới thiệu tên tuổi người bạn mới quen
* Thân bài:
– Hoàn cảnh gặp gỡ và quen biết người bạn mới (trong hiệu sách, bạn cùng lớp, trong chuyến du lịch cùng gia đình…).
– Đôi nét về ngoại hình: dáng người, mái tóc, làn da
– Tính cách của người bạn: hiền lành, chăm chỉ…
– Kỉ niệm với người bạn mới quen
* Kết bài: Tình cảm của em dành cho người bạn mới quen
Đề 4.
* Mở bài: giới thiệu cuộc gặp gỡ đó là gì (đi thăm các chú bộ đội, gia đình thương binh liệt sĩ…)
* Thân bài:
– Hoàn cảnh: trong chuyến tham quan cùng cả trường, trong một buổi tình nguyện…
– Diễn biến: Kể lại nội dung cuộc trò chuyện, những hoạt động được tổ chức và một kỉ niệm ấn tượng nhất.
– Bài học sau chuyến đi mà em tự rút ra.
* Kết bài: Cảm nghĩ của em sau cuộc gặp gỡ đó.
Đề 5.
* Mở bài: Giới thiệu chung về quê em
* Thân bài:
– Miêu tả khung cảnh làng quê em trước đây
- Cánh đồng lúa rộng mênh mông
- Những mái nhà ngói đơn sơ
- Những con đường đất đỏ…
– Sự đổi thay của quê hương
- Những ngôi nhà cao tầng
- Con đường bê tông thẳng tắp…
– Cảm xúc của em khi chứng kiến sự thay đổi: vui mừng vì sự hiện đại, nhưng cũng buồn vì nét thôn quê giản dị không còn
* Kết bài: Tình cảm của em đối với quê hương
Đề 6.
* Mở bài: Giới thiệu chung về người thầy/ cô giáo của em (tên, tuổi, dạy môn gì)
* Thân bài
– Miêu tả đôi nét về ngoại hình
– Miêu tả tính cách: nghiêm khắc, hiền từ
– Tình cảm của thầy/cô dành cho học sinh: quan tâm, tận tình
– Kỉ niệm đẹp với thầy/cô
* Kết bài: Tình cảm của em đối với thầy/cô
Đề 7.
* Mở bài: Giới thiệu chung về người thân mà của em (đó là ai, tên và tuổi tác, nghề nghiệp).
* Thân bài:
– Tả đôi nét về ngoại hình.
– Sở thích của người thân.
– Kể một vài kỉ niệm của em với người thân.
* Kết bài: Tình cảm mà em dành cho họ.
Viết văn:
Trong gia đình, người em yêu thương và kính trọng nhất chính là ông nội của em. Ông năm nay đã bảy mươi tuổi. Tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn còn rất khỏe mạnh và minh mẫn lắm.
Ông nội sống cùng với gia đình em khi em còn rất nhỏ. Chính vì vậy, ông là người đã thay bố mẹ chăm sóc em những lúc cả hai phải đi làm. Đối với em, ông giống như một ông bụt vậy. Vì đã nghỉ hưu nên khi ở nhà ông thường chăm sóc những cây cảnh trong vườn. Buổi chiều, mỗi khi đi học về em thường thấy ông cặm cụi trong vườn cắt tỉa từng chiếc lá, tưới nước cho từng chậu cây. Vì được ông chăm sóc cẩn thận nên chúng rất tươi tốt và thường xuyên ra hoa.
Ông cũng rất quan tâm đến hai chị em. Ông thường kể cho em nghe những câu chuyện về cuộc sống của ông thời bao cấp với rất nhiều câu chuyện thú vị. Thỉnh thoảng, hai ông cháu em còn trở thành bạn cờ của nhau nữa. Mỗi khi em được điểm tốt hoặc được học sinh giỏi, ông đều thưởng cho em một món đồ nho nhỏ như chiếc bút hay cuốn truyện. Tuy chỉ là món quà nhỏ nhưng em cảm thấy rất hạnh phúc và vui vẻ. Mỗi khi ông bị ốm, nhìn ông nằm trên giường bệnh với khuôn mặt mệt mỏi. Em cảm thấy rất buồn và chỉ mong sao ông sớm khỏi bệnh để hai ông cháu lại cùng nhau chơi cờ, tưới cây.
Đối với em, ông không chỉ là ông nội mà còn giống như một người bạn. Em luôn luôn yêu ông nội của em từ tận đáy lòng.