Soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều, Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều sẽ được hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ Văn lớp 9. Mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn
Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều thuộc phần Gia biến và lưu lạc trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đoạn trích sẽ được hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ Văn lớp 9.
Tài Liệu Học Thi mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 9: Mã Giám Sinh mua Kiều vô cùng hữu ích cho học sinh khi tìm hiểu về đoạn trích này.
Xem Tắt
Soạn văn Mã Giám Sinh mua Kiều chi tiết
I. Tác giả
– Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
– Quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long.
– Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.
– Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX.
– Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.
– Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm.
– Một số tác phẩm như:
- Tác phẩm bằng chữ Hán (3 tập thơ, gồm 243 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
- Tác phẩm chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)…
II. Tác phẩm
1. Vị trí đoạn trích
– Đoạn trích nằm ở phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc).
– Sau khi gia đình Kiều bị vu oan, Kiều quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha, giúp gia đình thoát khỏi tai họa. Đoạn trích kể về việc Mã Giám Sinh mua Kiều.
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
– Phần 1. 10 câu đầu: Chân dung của Mã Giám Sinh.
– Phần 2. 6 câu tiếp: Nỗi đau đớn tủi nhục của Thúy Kiều.
– Phần 3. 10 câu cuối : Bản chất con buôn của Mã Giám Sinh.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Bản chất con buôn của Mã Giám Sinh
– Chân dung Mã Giám Sinh hiện ra đầy đủ:
- Tên: Mã Giám Sinh, Tuổi tác: trạc ngoại tứ tuần
- Quê quán: Huyện Thanh Lâm cũng gần.
- Cách ăn mặc: áo quần bảnh bao
- Khuôn mặt: mày râu nhẵn nhụi
- Nói năng: thô lỗ, vô lễ
- Cử chỉ: ghế trên ngồi tót sỗ sàng
=> Vẻ bề ngoài quá chải chuốt, không hề phù hợp với tuổi tác và không gợi cho người đối diện thiện cảm.
– Bản chất con người:
- Giả dối từ lai lịch đến tướng mạo.
- Bản tính con buôn, lưu manh.
=> Bút pháp tả thực, làm hiện lên hình ảnh Mã Giám Sinh với bản chất là một con buôn thực thụ.
2. Nỗi đau đớn tủi nhục của Thúy Kiều
– Tình cảnh của Kiều: Trở thành một món hàng để người ta rao bán.
– Nỗi đau đớn tủi nhục:
- Buồn rầu, tủi hổ: Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
- Ê chề, hổ thẹn với chính mình: Ngừng hoa thẹn bóng trông gương mặt dày.
- Đau đớn trước tình duyên bị đứt gánh.
- Uất hận trước tình cảnh gia đình bị vu oan.
=> Nguyễn Du đã bộc lộ sự căm tức, uất hận cái xã hội đồng tiền đã chà đạp lên nhân phẩm con người.
IV. Tổng kết
– Nội dung: Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều đã bóc trần được bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh, qua đó lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên tài sắc và nhân phẩm của người phụ nữ.
– Nghệ thuật: Bút pháp miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại…
Soạn văn Mã Giám Sinh mua Kiều ngắn gọn
Hướng dẫn trả lời câu hỏi:
Câu 1. Phân tích những nét về ngoại hình, tính cách để làm nổi bật bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh.
– Chân dung Mã Giám Sinh hiện ra đầy đủ:
- Tên: Mã Giám Sinh, Tuổi tác: trạc ngoại tứ tuần
- Quê quán: Huyện Thanh Lâm cũng gần.
- Cách ăn mặc: áo quần bảnh bao
- Khuôn mặt: mày râu nhẵn nhụi
- Nói năng: thô lỗ, vô lễ
- Cử chỉ: ghế trên ngồi tót sỗ sàng
=> Vẻ bề ngoài quá chải chuốt, không hề phù hợp với tuổi tác và không gợi cho người đối diện thiện cảm.
– Bản chất con người:
- Giả dối từ lai lịch đến tướng mạo.
- Bản tính con buôn, lưu manh.
=> Bút pháp tả thực, làm hiện lên hình ảnh Mã Giám Sinh với bản chất là một con buôn thực thụ.
Câu 2. Cảm nhận của em về hình ảnh Thúy Kiều.
– Tình cảnh của Kiều: Trở thành một món hàng để người ta rao bán.
– Nỗi đau đớn, tủi nhục: “Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng/ Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai”. Nỗi đau đớn, hổ thẹn của một cô gái khuê các vốn đang sống trong cảnh “trướng rủ màn che” thì nay lại bị ném vào cuộc đời ô trọc, nhục nhã.
– Trong nàng bây giờ là những suy nghĩ ngổn ngang: tình duyên đứt đoạn, cha và em bị đánh đập, gia đình tan nát… Vậy mà nàng vẫn phải ở đây đánh đàn, làm thơ để mua vui cho Mã Giám Sinh.
Câu 3. Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích.
– Sự xót xa, đau đớn trước thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa bị vùi dập, khinh thường.
– Tố cáo xã hội đồng tiền đã đẩy con người vào tình cảnh khổ cực, đau đớn.
– Bày tỏ thái độ căm phẫn trước bọn buôn buôn người giả dối, bất nhân.
=> Giá trị nhân đạo sâu sắc.