Soạn bài Mẹ hiền dạy con, Tài liệu Soạn văn 6: Mẹ hiền dạy con, sẽ giúp ích cho học sinh trong quá trình chuẩn bị bài. Kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo.
Mẹ hiền dạy con là một văn bản thuộc chương trình Ngữ Văn lớp 6 tập 1, truyện dạy cho học sinh nhiều bài học ý nghĩa.
Chính vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Mẹ hiền dạy con, sẽ giúp ích cho học sinh trong quá trình chuẩn bị bài.
Xem Tắt
Soạn văn Mẹ hiền dạy con chi tiết
I. Đôi nét về tác phẩm
1. Tóm tắt
Thầy Mạnh Tử lúc nhỏ nhà ở gần nghĩa địa, thấy người đào, chôn, lăn, khóc về nhà cũng bắt chước theo. Người mẹ thấy vậy liền dọn nhà ra ở gần chợ. Khi ở gần chợ, thấy người buôn bán điên đảo, về nhà cũng bắt chước nô nghịch cách buôn bán. Người mẹ thấy thế liền dọn nhà ra cạnh trường học. Ở cạnh trường học, thấy trẻ đua nhau học tập lễ phép về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép. Người mẹ bây giờ mới vui lòng.
Một hôm, thấy nhà hàng xóm giết lợn, Mạnh Tử về nhà hỏi mẹ người ta giết lợn làm gì. Bà mẹ lỡ lời nói rằng để cho con ăn, biết mình đã sai khi nói dối con liền ra chợ mua thịt lợn về cho con ăn. Lại một lần, thầy Mạnh Tử bỏ học về nhà chơi. Người mẹ đang ngồi dệt cửi thấy vậy liền cầm dao cắt đứt tấm vải. Bà bảo với con rằng con đi học mà bỏ dở cũng giống như tấm vải này. Từ hôm đó, thầy Mạnh Tử học hành chăm chỉ rồi sau này trở thành một bậc đại hiền.
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
Phần 1: Từ đầu đến “Chỗ này là chỗ con ta ở được đây”. Mẹ thầy Mạnh Tử chọn nơi ở cho con.
Phần 2. Tiếp theo đến “mà cắt đứt đi vậy”. Mẹ thầy Mạnh Tử dạy con làm người.
Phần 3. Còn lại. Kết quả việc dạy dỗ của người mẹ.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Mẹ thầy Mạnh Tử chọn nơi ở cho con
* Hoàn cảnh: Khi con nhỏ, thầy Mạnh Tử là một đứa trẻ hay bắt chước.
* Diễn biến:
– Lần thứ nhất:
- Nhà ở gần nghĩa địa, thấy người đào, chôn, lăn, khóc.
- Mạnh Tử: về nhà cũng đào, chôn, lăn, khóc theo.
– Lần thứ hai:
- Người mẹ chuyển nhà đến ở gần chợ thấy người buôn bán điên đảo.
- Mạnh Tử: về nhà cũng nô nghịch cách buôn bán điên đảo.
– Lần thứ ba:
- Người mẹ chuyển mà đến gần trường học, thấy trẻ đua nhau học tập lễ phép, cắp sách vở đến trường.
- Mạnh Tử: về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở.
* Kết quả: Bà mẹ vui lòng nói: “Chỗ này là chỗ con ta ở được đây”.
=> Như vậy, môi trường sống có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ em.
=> Người mẹ cũng có vai trò trong quá trình phát triển của một đứa trẻ.
2. Mẹ thầy Mạnh Tử dạy con làm người
* Dạy con tính trung thực:
– Hoàn cảnh: một hôm thầy Mạnh Tử thấy nhà hàng xóm giết lợn, liền hỏi mẹ: “Người ta giết lợn làm gì thế?”
– Diễn biến: Bà mẹ nói đùa: “Để cho con ăn đấy”
– Kết quả: Nói xong liền hối hận vì con còn thơ ấu mà mình đã nói dối con thì chẳng hóa ra đang dạy con cách nói dối. Bà liền ra chợ mua thịt lợn về cho con ăn.
=> Dạy con không được nói dối, phải thành thật.
* Dạy con tính kiên trì
– Hoàn cảnh: thầy Mạnh Tử đang đi học liền bỏ về nhà chơi
– Diễn biến: Người mẹ ngồi dệt cửi thấy vậy liền cầm dao cắt đứt tấm vải mà nói: “Con đang đi học mà bỏ học chẳng khác nào như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy”.
– Kết quả: thầy Mạnh Tử học hành chuyên cần.
=> Dạy con làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại nhất là đối với việc học tập.
3. Kết quả việc dạy dỗ của người mẹ
– Sau này, trở thành một bậc đại hiền.
=> Môi trường có ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách ban đầu nhưng giáo dục mới chính là điều quan trọng để một đứa trẻ có thể trở thành một người tài năng.
Soạn văn Mẹ hiền dạy con ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Lập bảng tóm tắt năm sự việc đã diễn ra giữa mẹ con thầy Mạnh Tử (thuở nhỏ) theo mẫu sau đây:
STT |
Con |
Mẹ |
1 |
Thấy người đào, chôn, lăn, khóc về nhà bắt chước theo |
thấy thế nói rằng: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được” và chuyển nhà ra gần chợ |
2 |
thấy người buôn bán điên đảo, về nhà bắt chước nô nghịch theo |
thấy thế nói rằng: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được” và chuyển nhà ra gần trường học |
3 |
thấy trẻ đua nhau học tập lễ phép, cắp sách vở cũng bắt chước theo |
thấy thế nói rằng: “Chỗ này là chỗ con ta ở được đây” |
4 |
hỏi người ta giết lợn để làm gì |
nói đùa là để cho con ăn, hối hận vì đã nói dối và ra chợ mua thịt lợn về. |
5 |
bỏ học về nhà chơi |
cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt và nói với con rằng con bỏ học cũng như mẹ cắt tấm vải đang dệt vậy |
Câu 2. Ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu là gì? Trong hai sự việc sau là gì? Ở hai sự việc sau, về ý nghĩa có gì khác so với ba sự việc đầu? Hãy nêu lên tác dụng của cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử.
* Ý nghĩa của việc dạy con:
– Trong ba sự việc đầu: Môi trường sống quyết định đến việc hình thành nhân cách của mỗi đứa trẻ.
– Trong hai sự việc sau: Việc giáo dục mới có có vai trò quyết định lâu dài trong việc hình thành nhân cách của mỗi đứa trẻ.
* Ở hai sự việc sau khác với ba sự việc đầu: Hai sự việc sau là việc bà mẹ dạy con cách làm người , còn ở hai sự việc đầu là việc bà mẹ lựa chọn môi trường sống cho con.
* Tác dụng của cách dạy con: Nhờ lựa chọn cho con một môi trường sống tốt, lại biết giữ chữ tín và cương quyết với những sai lầm của con, bà mẹ thầy Mạnh Tử đã hướng con vào việc học tập chuyên cần để về sau trở thành bậc “đại hiền”.
Câu 3. Hãy hình dung bà mẹ thầy Mạnh Tử là một người hiểu biết, hiền lành, nhưng tính tình dứt khoát, kiên quyết, nghiêm nghị nhưng cũng hết mực yêu thương con.
Câu 4. Hãy đọc lại chú thích (*) ở bài Con hổ có nghĩa đoạn nói về cách viết truyện trung đại, từ đó nêu lên nhận xét về cách viết truyện Mẹ hiền dạy con.
– Truyện Mẹ hiền dạy con được kể lại bằng lời của người kể chuyện, có đôi khi thêm bình luận của người kể. Ví dụ: “Thế chẳng là nhờ có cái công giáo dục, quý báu của bà mẹ hay sao?”
– Truyện xây dựng một cốt truyện đơn giản, nội tâm ít được phân tích.
II. Luyện tập
Câu 1. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về sự việc: Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung.
Bà mẹ thầy Mạnh Tử thương con nhưng không nuông chiều, thái độ bà ở đây trong việc dạy con kiên quyết, nghiêm túc, dứt khoát, dùng hành động cắt vải của mình để dạy con.
Câu 2. Từ chuyện mẹ con thấy Mạnh Tử xưa, em có suy nghĩ gì về đạo làm con của mình?
– Cần nghe lời dạy bảo của cha mẹ
– Chăm chỉ học hành
– Giúp đỡ cha mẹ trong công việc hàng ngày
– Chăm sóc, nuôi dưỡng khi cha mẹ ốm đau, già yếu
Câu 3. Có hai yếu tố Hán Việt đồng âm
– tử: chết
– tử: con
Hãy cho biết cách kết hợp trong SGK được sử dụng với nghĩa nào?
– Các từ: công tử, hoảng tử, đệ tử được sử dụng với nghĩa là: con.
– Các từ: tử trận, bất tử, cảm tử được sử dụng với nghĩa là: chết.