Soạn bài Mưa của Trần Đăng Khoa, Hôm nay chúng tôi xin mời tất cả các bạn cùng tham khảo tài liệu soạn văn lớp 6: Mưa của Trần Đăng Khoa.
Để giúp cho công việc soạn bài trước ở nhà trở nên dễ dàng hơn thì sau đây chúng tôi xin giới thiệu tài liệu soạn văn lớp 6: Mưa của Trần Đăng Khoa.
Tài liệu này sẽ bao gồm hai phần chính là soạn văn đầy đủ và soạn văn ngắn gọn. Sau đây chúng tôi xin mời các bạn cùng tham khảo tài liệu soạn văn 6: Mưa của Trần Đăng Khoa.
Xem Tắt
Soạn văn Mưa đầy đủ
I. Một vài nét về tác giả
– Trần Đăng Khoa sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958, quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam.
– Ông nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam. Hiện nay, ông giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam.
Những tác phẩm đặc sắc:
– Từ góc sân nhà em, 1968.
– Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới.
– Khúc hát người anh hùng, trường ca, 1974.
– Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1986.
– Chân dung và đối thoại, tiểu luận phê bình, Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên, 1998, tái bản nhiều lần.
– Bài “Thơ tình người lính biển” đã được Hoàng Hiệp phổ nhạc.
– Đảo chìm, tập truyện – ký, đến đầu năm 2009 đã tái bản 25 lần.
II. Kiến thức cơ bản về tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ được sáng tác năm 1967 và được in trong tập thơ đầu tay “Góc sân và khoảng trời”.
2. Bố cục
-Phần 1 (từ đầu đến “nhảy múa”): Khung cảnh lúc trời sắp mưa.
-Phần 2 (tiếp đó đến “cây lá hả hê”): Khung cảnh khi trời mưa.
-Phần 3 (còn lại): Hình ảnh con người trong cơn mưa.
3. Đọc – Hiểu văn bản
a. Khung cảnh thiên nhiên trước cơn mưa
– Các con vật:
+ Con mối bay ra: mối già – bay thấp, mối trẻ – bay cao.
+ Gà con: rối rít tìm nơi ẩn nấp.
+ Kiến: hành quân đầy đường.
– Cây cối:
+ Mía: múa gươm.
+ Lá khô.
+ Cỏ gà: rung tai nghe.
+ Bụi tre: tần ngần gỡ tóc.
+ Hàng bưởi: bế con đu đưa.
+ Cây dừa: sải tay bơi.
+ Ngọn mùng tơi: nhảy múa.
– Bầu trời:
+ Mặc áo giáp đen, ra trận.
+ Chớp rạch ngang trời.
+ Sấm: cười khanh khách.
→ Nghệ thuật nhân hóa.
→ Cảnh vật trước cơn mưa được miêu tả chính xác, cụ thể.
b. Khung cảnh thiên nhiên trong cơn mưa
– Âm thanh: lộp bộp, lộp bộp, ù ù như xay lúa.
– Đất trời: mù trắng nước, sủi bọt.
– Cóc: nhảy chồm.
– Chó: sủa.
– Cây lá hả hê.
⇒ Cảnh vật lúc mưa được miêu tả sinh động.
c. Hình ảnh con người trong cơn mưa
– Người cha đi cày về, “đội sấm, đội chớp”.
– Nghệ thuật: ẩn dụ.
⇒ Con người hiện lên trên cái nền thiên nhiên dữ dội, hùng vĩ làm cho hình ảnh con người có tầm vóc lớn lao, tư thế vững vàng, hiên ngang như một vị thần sánh ngang với trời đất.
4. Giá trị nghệ thuật
+ Thể thơ tự do
+ Nhịp thơ ngắn, nhanh
+ Sử dụng phép nhân hóa
5. Giá trị nội dung
Bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê. Bài thơ thể hiện tài năng quan sát, miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế, độc đáo của tác giả; và qua đó cho ta thấy tình yêu thiên nhiên, làng quê của Trần Đăng Khoa.
Soạn văn Mưa ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi trong sgk
Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
– Bài thơ tả cơn mưa rào mùa hạ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, kèm với mưa thường có giông, sấm chớp, gió mạnh.
– Bài thơ tả cơn mưa qua hai giai đoạn: Lúc sắp mưa và khi trời mưa. Bốn câu cuối cùng khi trời mưa có thể tách thành một phần riêng. Từ đó có thể chia bài thơ thành ba phần.
+ Phần 1: Từ đầu đến Ngọn mùng tơi / Nhảy múa: Khung cảnh sắp mưa.
+ Phần 2: Tiếp đến Cây lá hả hê: Khung cảnh khi mưa.
+ Phần 3: Còn lại: Hình ảnh người nông dân trong mưa.
Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
Bài thơ làm theo thể tự do, ngắt nhịp linh hoạt, gồm các nhịp 1, 2, 3, 4 mà chủ yếu là nhịp 2. Điều đó tạo thuận lợi cho việc diễn tả một cách phóng túng những quan sát về sự vật của người viết.
Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
Cây cối/loài vật | Trước cơn mưa | Trong cơn mưa |
Cây mía | múa gươm | |
Cỏ gà | rung tai nghe | |
Bụi tre | gỡ tóc | |
Hàng bưởi | đu đưa bế con | |
Cây dừa | sải tay bơi | |
Ngọn mùng tơi | nhảy múa | |
Mối | bay cao, bay thấp | |
Gà con | tìm nơi ẩn nấp | |
Kiến | hành quân | |
Cóc | nhảy | |
Chó | sủa |
Câu 4 (trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
Bài thơ chỉ tả cảnh thiên nhiên, đến cuối bài mới hiện ra hình ảnh con người:
Bố em đi cày về.
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa …
Ông bố chỉ là một người nông dân bỗng nhiên trở nên lớn lao khác thường, ông đội cả sấm, cả chớp, cả một trời mưa. Hình ảnh người nông dân có tầm vóc lớn lao, tư thế vững vàng, hiên ngang như là một vị thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên. Trong con mắt nhìn của một em bé chín tuổi, người cha đi cày quả là một tráng sĩ có vẻ đẹp lớn lao, kì vĩ.
II. Luyện tập
Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
Học sinh tự thực hiện.
Câu 2 (trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
Mặt trời đang chói chang bỗng chốc mây đen từ đâu ùn ùn kéo tới, che kín cả bầu trời. Gió ngày càng mạnh hơn làm cây cối nghiêng ngả, đu đưa, bụi bay mù mịt. Mấy chú chim vội vã tìm nơi trú ngụ, mọi người cũng như khẩn trương hơn trước cơn mưa sắp tới gần… Lộp bộp… lộp bộp. Những hạt mưa bắt đầu nặng hạt hơn, bầu trời giờ bị chắn bởi những lớp nước trắng xóa, chớp sáng loáng rạch ngang trời, để lại tiếng sấm rền rĩ, ồn ào. Cây cối lúc này nhảy múa hào hứng với màn nước nước mưa mát lành trời ban tặng…