Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Tài liệu Soạn văn 7: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, dưới đây sẽ vô cùng hữu ích giúp cho học sinh lớp 7 học
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương đã thể hiện tình yêu quê hương thắm thiết của một người con xa quê lâu ngày nay được trở về thăm quê. Bài thơ thuộc chương trình Ngữ Văn lớp 7, học kì I.
Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Ngẫu nhiên viết nhân buổi về mới về quê, vô cùng hữu ích giúp học sinh học tốt tác phẩm trên.
Xem Tắt
Soạn văn Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê chi tiết
I. Tác giả
– Hạ Tri Chương (659 – 744) tự Quý Châu, hiệu Tứ Minh cuồng khách.
– Quê ở Vĩnh Yên, Việt Châu (nay thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc).
– Ông là một nhà thơ nổi tiếng của thời nhà Đường.
– Năm 659, ông đỗ tiến sĩ, sinh sống và làm quan hơn 50 năm ở kinh đô Trường An và rất được Đường Huyền Tông nể phục.
– Lúc xin từ quan về quê làm đạo sĩ, vua Đường có tặng thơ và các quan, thái tử đều đến đưa tiễn.
– Ông còn được biết đến là một người bạn vong niên (bạn chơi với nhau không kể tuổi tác) với nhà thơ Lý Bạch.
– Hạ Tri Chương là một con người hào phóng, cởi mở và rất thích uống rượu.
– Một số tác phẩm tiêu biểu như: Đề Viên thị biệt nghiệp, Hồi hương ngẫu thư, Thái liên khúc, Vịnh liễu.
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ được Hạ Tri Chương sáng tác nhân lúc về thăm quê cũ ở Vĩnh Hưng, Việt Châu (nay thuộc huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc).
– Bài thơ được viết với tâm trạng đau xót khi về quê cũ mà lại bị người ở quê coi là “khách xa xứ” do đã lâu không về quê. Đồng thời bộc lộ tình yêu quê hương tha thiết, sâu đậm.
– Đây là bài thơ nổi tiếng nhất của Hạ Tri Chương với nhiều giá trị cả về nội dung lẫn nghệ thuật.
2. Thể thơ
– Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
3. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1. Hai câu đầu: Sự thay đổi của nhân vật trữ tình khi trở về quê hương.
- Phần 2. Hai câu sau: Sự thay đổi của quê hương sau nhiều năm nhân vật trữ tình trở về quê.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Hai câu đầu: Sự thay đổi của nhân vật trữ tình khi trở về quê hương
– Câu thơ mở đầu nói về một nghịch cảnh: Lúc rời khỏi quê hương vẫn còn trẻ, nhưng khi trở về thì đã có tuổi – đã già rồi. Qua đó người đọc thấy được khoảng thời gian xa quê của nhân vật trữ tình là rất dài. Đồng thời thể hiện sự day dứt, nuối tiếc khi đến gần đến cuối cuộc đời mới có thể trở về quê.
– Sự đối lập: “Giọng quê không thay đổi” nhưng “mái tóc đã điểm bạc”. Suốt nhiều năm bôn ba nơi đất khách quê hương, tuổi tác có thể làm thay đổi vẻ bên ngoài (mái tóc đã bạc trắng) nhưng những gì thuộc về gốc gác quê hương (giọng nói, tấm lòng) vẫn không thể thay đổi. Đó chính là tình cảm thủy chung son sắc của nhà thơ dành cho quê hương.
=> Hai câu đầu đã khái quát được quãng thời gian đằng đẵng xa quê của nhà thơ. Đồng thời bộc lộ nỗi niềm xót xa, nhớ mong của nhân vật trữ tình.
2. Hai câu sau: Sự thay đổi của quê hương sau nhiều năm nhân vật trữ tình trở về quê
– Sau nhiều năm trở về quê hương, đáng lẽ ra nhân vật trữ tình phải nhận được sự chào đón của những người dân quê. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại.
– Câu hỏi hồn nhiên của đứa trẻ: “Khách tòng hà xứ lai? (Khách ở nơi nao đến?). Thời gian qua đi, giờ đây những bạn bè, người thân cũ không còn tin tức nữa. Khi trở về chỉ có những đứa trẻ ra đón với một câu hỏi vừa ngây thơ vừa chân thật.
– Từ “khách” đã chỉ ra một thực tế xót xa: Một người con của quê hương, sau bao nhiêu năm mới trở về đã trở thành con người xa lạ. Dường như, con người ấy đã trở nên lạc lõng ngay chính trên mảnh đất gắn bó máu thịt của mình.
=> Hai câu cuối đã xây dựng tình cảnh của nhân vật trữ tình đầy hóm hỉnh mà cũng thật xót xa.
IV. Tổng kết
– Nội dung: Bài thơ đã thể hiện tình yêu sâu sắc của một người con xa quê lâu ngày nay được trở về quê.
– Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng điệu hài hước mà đầy sâu sắc.
Soạn văn Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Qua tiêu đề bài thơ, có thể thấy sự biểu hiện tình yêu quê hương ở bài thơ này có gì độc đáo?
– Nhan đề có sự độc đáo ở chỗ: “ngẫu nhiên viết” – không hoàn toàn chủ định viết mà nhân buổi trở về quê hương, đối mặt với sự đổi thay mà viết thành bài thơ bộc lộ tâm tư tình cảm của mình.
– Còn trong bài thơ “Tĩnh dạ tứ”: Tác giả đang ở xa quê hương, trong đêm trăng sáng nhớ về quê hương của mình mà sáng tác bài thơ.
Câu 2. Chứng minh hai câu đầu vẫn dùng phép đối trong câu (gọi là tiểu đối). Nêu tác dụng của việc dùng phép đối ấy.
– Phép đối trong hai câu đầu là:
- Câu thơ 1: Đối giữa “thiếu tiểu” – “lão đại” (trẻ – già) và “li gia” – “đại hồi” (đi – về).
- Câu thơ 2: Đối giữa giọng quê không đổi (cái không đổi) – tóc đã điểm bạc (cái đã thay đổi).
– Tác dụng: Nhấn mạnh vào sự thay đổi qua thời gian cũng như khẳng định tấm lòng son sắc với quê hương.
Câu 3. Kẻ lại bảng sau vào vở và đánh dấu x vào ô mà em cho là hợp lý. Sau khi đánh dấu, có thể dùng lời để giải thích thêm, cũng có thể dùng cách giải thích khác có trong các ô.
Phương thức biểu đạt |
Tự sự |
Miêu tả |
Biểu cảm |
Biểu cảm qua tự sự |
Biểu cảm qua miêu tả |
Câu 1 |
x |
||||
Câu 2 |
x |
– Nhận xét:
- Câu 1: Kể lại sự việc được về quê, qua đó bộc lộ niềm nhớ thương đối với quê hương.
- Câu 2: Miêu tả hình ảnh của bản thân sau nhiều năm mới được trở về quê, qua đó bộc lộ tấm lòng thủy chung với quê hương.
Câu 4. Sự biểu hiện của tình quê hương ở hai câu trên và hai câu dưới có gì khác nhau về giọng điệu?
– Hai câu trên: Giọng điệu xót xa trước sự chảy trôi của thời gian.
– Hai câu dưới: Giọng điệu hóm hỉnh mà đầy sâu sắc, nhưng cũng chứa đựng nỗi buồn.
II. Luyện tập
Căn cứ vào bản dịch nghĩa bài thơ Hồi hương ngẫu thư và những điều cảm nhận được qua việc học bài thơ, hãy so sánh bản dịch thơ của Phạm Sỹ Vỹ và Trần Trọng San.
* Giống nhau:
– Đều được dịch lại dưới hình thức của thể thơ lục bát.
– Vẫn giữ được những hình ảnh như giọng quê không đổi, mái tóc đã điểm bạc và câu hỏi của đứa trẻ.
* Khác nhau:
– Bản dịch của Phạm Sỹ Vỹ:
- Cách dịch “tóc đà khác bao” không làm rõ được sự thay đổi của nhân vật sau nhiều năm trở về quê.
- Không có hình ảnh “tiếu vấn” (cười hỏi) làm mất đi nét hóm hỉnh của bài thơ.
– Bản dịch của Trần Trọng San:
- Hình ảnh “sương pha mái đầu” có tính biểu tượng cao thể hiện được sự thay đổi của nhân vật.
- Các dịch “gặp nhau mà chẳng biết nhau” ở câu thơ 3 không sát với bản phiên âm, các câu thơ không có sự liên kết nhịp nhàng.