Soạn bài Ngôi kể trong văn tự sự, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu cho bạn đọc tài liệu Soạn văn 6: Ngôi kể trong văn tự sự, kính mời quý thầy cô và bạn đọc cùng tham
Do thời gian học trên lớp khá hạn hẹp nên với môn Ngữ văn lớp 6 phần lớn học sinh thường phải chuẩn bị bài ở nhà để có thể tiếp thu kiến thức trên lớp một cách hiệu quả nhất.
Chính vì vậy, Tài Liệu Học Thi xin cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Ngôi kể trong văn tự sự, hy vọng với tài liệu trên có thể giúp ích cho bạn đọc.
Soạn văn Ngôi kể trong văn tự sự
I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự
Đọc đoạn văn trong SGK và trả lời câu hỏi:
a.
– Đoạn 1 được kể theo ngôi thứ ba.
– Dựa vào dấu hiệu: Người kể gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng (vua, đình thần, thằng bé).
b.
– Đoạn 2 được kể theo ngôi thứ nhất.
– Dựa vào dấu hiệu: người kể xưng “tôi”.
c. Người xưng tôi trong đoạn 2 là nhân vật Dế Mèn.
d. Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể thứ ba có thể kể tự do không bị hạn chế, còn ngôi thứ nhất chỉ có thể kể lại những gì mình biết và đã trải qua.
đ. Nếu đổi ngôi kể trong đoạn 2 thành ngôi thứ ba, thay tôi bằng Dế Mèn thì đoạn 2 sẽ trở thành:
“Bởi Dế Mèn ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên rất chóng lớn. Chẳng bao lâu, nó đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng thì mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, như muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, Dế Mèn co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Còn đôi cánh trước kia vẫn ngắn hủn hoẳn, bây giờ đã thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.”
đ. Không thể đổi ngôi kể thứ ba trong đoạn thứ nhất thành ngôi kể thứ nhất, xưng tôi được vì như vậy sẽ bị giới hạn điểm nhìn, người kể theo ngôi thứ nhất không thể kể lại những gì diễn ra xung quanh mình.
=> Tổng kết:
– Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
– Ngôi kể thứ ba là: các nhân vật được gọi bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi; người kể có thể kể tự do, linh hoạt những gì diễn ra xung quanh nhân vật.
– Ngôi kể thứ nhất là: người kể xưng “tôi”, trực tiếp kể lại những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể nói trực tiếp cảm tưởng và suy nghĩ của mình.
– Người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp cho câu chuyện.
– Người kể xưng “tôi” trong tác phẩm không nhất thiết phải là tác giả (có thể là nhân vật).
II. Luyện tập
Câu 1. Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ ba và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn?
– Thay đổi:
“Ngày nào cũng vậy, suốt buổi Dế Mèn lại chui vào trong cùng hang, hì hục đào đất để khoét một cái ổ lớn làm thành một cái giường ngủ sang trọng. Rồi cũng lo xa như các cụ già trong họ hàng dế, nó đào hang sâu sang hai ngả làm những con đường tắt, những cửa sau, những ngách thượng, phòng khi gặp việc nguy hiểm, có thể thoát thân ra lối khác được.”
– Nhận xét: Việc thay đổi ngôi kể khiến cho đoạn văn mang sắc thái khách quan.
Câu 2. Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ nhất và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn?
– Thay đổi:
“Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. Tôi định thần nhìn rõ: con mèo già của bà tôi, con mèo già vẫn chơi đùa với tôi ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Tôi mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo.”
– Nhận xét: Việc thay đổi ngôi kể làm cho câu chuyện mang cái nhìn chủ quan, tăng thêm sắc thái tình cảm cho câu chuyện.
Câu 3. Truyện Cây bút thần kể theo ngôi nào? Vì sao như vậy?
– Cây bút thần được kể theo ngôi thứ ba, người kể giấu mình.
– Vì: Cây bút thần là truyện cổ tích, được kể lại theo kí ức chung của cả cộng đồng chứ không mang màu sắc chủ quan của riêng ai nê không thể kể theo ngôi thứ nhất.
Câu 4. Vì sao trong các truyện cổ tích, truyền thuyết người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không theo ngôi kể thứ nhất?
Vì các truyện cổ tích, truyền thuyết đều được kể lại theo kí ức chung của cả cộng đồng chứ không mang màu sắc chủ quan của riêng ai nê không thể kể theo ngôi thứ nhất.
Câu 5. Khi viết thư, em sử dụng ngôi kể nào?
Khi viết thư, em sử dụng ngôi kể thứ nhất. Vì bức thư dùng để trao đổi, tâm sự mang tính cá nhân cao.
Câu 6. Dùng ngôi kể thứ nhất kể miệng về cảm xúc của em khi nhận được quà tặng của người thân.
Năm học vừa qua, tôi đạt được học danh hiệu học sinh giỏi nên bố mẹ hứa sẽ tặng cho tôi một chiếc cặp sách mới. Đến ngày cuối tuần, bố đã trở tôi đến hiệu sách và để cho lựa chọn một chiếc cặp mà tôi thích. Tôi đã chọn một chiếc ba lô màu đen và có hình gấu trúc rất dễ thương. Sau khi mua xong, bố còn đưa em đi ăn kem nhân một ngày cuối tuần nóng bức. Em cảm thấy rất hạnh phúc sau khi nhận được món quà này.
* Bài tập ôn luyện
Hãy xác định ngôi kể trong các đoạn văn sau và cho biết tại sao em lại xác định như vậy?
a.
“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này…”
(Cuộc chia tay của những con búp bê, Khánh Hoài)
b.
“Đời xưa, thời vua Hùng Vương, đất nước ta có núi cao, có sông rộng, trời đẹp nắng vàng, nhưng đồng ruộng thưa thớt, hoa quả chưa có nhiều thứ thơm ngọt như bây giờ. Vua Hùng Vương thứ mười bảy có một người con nuôi là An Tiêm có tài tháo vát và có trí hơn người.
Vua yêu mến An Tiêm thường ban cho của ngon vật quý. Thói thường, các quan được một chút lộc vua thì nâng niu ca tụng; riêng An Tiêm thường bảo: “Của biếu là của lo, của cho là của nợ!” và xem thường các thứ ấy. Việc đến tai vua, vua giận lắm, bảo: “Đã thế ta cho nó cứ trông vào tài sức của nó xem có chết rũ xương ra không?”…”
(Sự tích trái dưa hấu)
Gợi ý:
a.
– Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ nhất.
– Vì người kể chuyện xưng “tôi” và là nhân vật người anh đã kể trực tiếp những gì mình đã trải qua cũng như tâm trạng của mình lúc đó.
b.
– Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ ba.
– Vì người kể giấu mình đi. Các nhân vật như Mai An Tiêm hay Hùng Vương được gọi bằng tên của mình.