Soạn bài Những đứa trẻ, Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Những đứa trẻ, mời các bạn học sinh cùng tham khảo nội dung chi tiết trong tài liệu.
Những đứa trẻ thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết nảy sinh giữa Mác-xim Go-ri-ki khi còn nhỏ với những đứa trẻ thiếu sống tình thương bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ. Tác phẩm được tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
Hôm nay, Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 9: Những đứa trẻ, mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Xem Tắt
Soạn bài Những đứa trẻ – Mẫu 1
Soạn văn Những đứa trẻ chi tiết
I. Tác giả
– Mác-xim Go-ri-ki (1868 – 1936) là bút danh của A-lếch-xây Pê-scốp.
– Ông là một trong những nhà văn lớn của nước Nga và của thế giới trong thế kỷ XX.
– Pê-scốp mồ côi bố khi mới lên ba tuổi và sống với ông bà ngoại.
– Khi trưởng thành, ông phải làm rất nhiều nghề để kiếm sống.
– Bút danh “Go-rơ-ki” theo tiếng Nga có nghĩa là “cay đắng”.
– Ông là tác giả của bố ba tiểu thuyết tự thuật: Thời thơ ấu (1913 – 1914). Kiếm sống (1916), Những trường đại học của tôi (1923).
– Một trong những tác phẩm quan trọng khác của ông là Người mẹ (1906 – 1907) viết về sự chuyển biến tư tưởng của một về phía chủ nghĩa xã hội.
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ
Văn bản “Những đứa trẻ” trích trong chương IX của tác phẩm “Thời thơ ấu” (gồm 13 chương).
2. Tóm tắt
Dạo ấy dưới thời Nga hoàng, A-li-ô-sa (tên thân mất thường gọi ở nhà của Mác-xim Go-rơ-ki) ở với ông ngoại vì bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng khác. Bên nhà hàng xóm là ông đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp đã già, sống với người vợ kế và ba đứa con nhỏ mồ côi mẹ, trạc tuổi với cậu. Do tình cờ, có lần A-li-ô-sa cùng hai đứa con lớn của ông đại tá kéo dây gàu lên cứu được thằng nhỏ chơi nghịch nhảy vào gàu rơi xuống giếng, nên mấy đứa trẻ bắt đầu chơi thân với cậu. Sau gần một tuần trôi qua ba đứa trẻ hàng xóm lại ra sân chơi và rủ A-li-ô-sa chơi cùng. Trong cuộc trò chuyện với ba anh em con nhà ông đại tá, A-li-ô-sa hỏi về mẹ của chúng. Chúng buồn rầu vì mẹ đã mất chúng đã mất còn bố chúng lấy một người mẹ khác. Để an ủi ba đứa trẻ, cậu đã kể cho chúng nghe những câu chuyện cổ tích mà bà câu hay kể. Tuy nhiên ông đại tá bắt gặp và cấm chúng không được chơi với A-li-ô-sa nữa. Bất chấp sự ngăn cấm, những đứa trẻ vẫn tìm cách chơi với nhau, an ủi nhau bằng cách kể cho nhau nghe những câu chuyện vui buồn.
3. Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “ấn em nó cúi xuống”. Tình bạn của A-li-ô-sa và ba đứa trẻ hàng xóm.
- Phần 2. Từ tiếp đến “cấm không được đến nhà tao”. Ông đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp phát hiện và ngăn cấm.
- Phần 3. Còn lại: Tình bạn vẫn tiếp diễn dù bị ngăn cấm.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Tình bạn của A-li-ô-sa và ba đứa trẻ hàng xóm
a. Hoàn cảnh gặp gỡ giữa A-li-ô-sa và ba đứa trẻ hàng xóm
– Ba đứa trẻ hàng xóm và A-li-ô-sa thuộc hai gia đình có hoàn cảnh khác nhau.
- A-li-ô-sa ở với ông bà, cậu thường hay bị ông đánh, niềm an ủi duy nhất là người bà luôn yêu thương cậu.
- Ba đứa trẻ hàng xóm dù sống trong gia đình giàu có nhưng luôn thiếu thốn tình thương.
=> Sự đồng cảm của những đứa trẻ có hoàn cảnh bất hạnh.
b. Tình bạn trong sáng của những đứa trẻ:
– Chúng cùng nhau trò chuyện, đối thoại với những chú chim.
– Ba đứa trẻ hàng xóm chia sẻ với A-li-ô-sa về mẹ của mình.
– A-li-ô-sa kể lại những câu chuyện cổ tích được nghe bà kể cho ba đứa trẻ hàng xóm để an ủi chúng.
=> Bốn đứa trẻ cùng nhau chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống.
2. Tình bạn bị ngăn cấm
– Lão đại tá già xuất hiện với bộ ria trắng, đầu đội chiếc mũ xù lông đã thô bạo “nắm lấy vai đuổi A-li-ô-sa và ra khỏi cổng.
– Trận đòn của ông ngoại cùng sự đặt điều mách lẻo của bác Pi-ốt đã khiến A-li-ô-sa và bị ngăn cấm không được chơi với mấy đứa con của lão đại tá.
=> Người lớn với sự vô tâm đã ngăn cách tình bạn của bọn trẻ.
3. Tình bạn cao đẹp vẫn tồn tại
– A-li-ô-sa vẫn tiếp tục chơi với ba đứa bé kia và quan hệ giữa chúng nó “càng ngày càng trở nên thích thú”.
– Chúng đã bí mật khoét ra “một lỗ hổng hình bán nguyệt”, núp dưới bụi hương mộc rậm rạp “nói chuyện khe khẽ với nhau”, chúng nó chuyện về cuộc sống, về những con chim, về nhiều chuyện trẻ con khác…
=> Tình bạn trong sáng tồn tại bất chấp mọi rào cản về địa vị, hay mọi sự ngăn cấm của người lớn.
– Nội dung: Đoạn trích “Những đứa trẻ” thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết nảy sinh giữa ông hồi còn nhỏ với những đứa trẻ thiếu sống tình thương bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.
– Nghệ thuật: nghệ thuật kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen chuyện đời thường với truyện cổ tích…
Soạn văn Những đứa trẻ ngắn gọn
Hướng dẫn trả lời câu hỏi:
Câu 1. Thử chia văn bản này thành ba phần và đặt tên cho mỗi phần. Tìm những chi tiết xuất hiện ở cả phần 1 và phần 3 tạo nên sự kết nối chặt chẽ.
– Chia văn bản thành ba phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “ấn em nó cúi xuống”. Tình bạn của A-li-ô-sa và ba đứa trẻ hàng xóm.
- Phần 2. Từ tiếp đến “cấm không được đến nhà tao”. Ông đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp phát hiện và ngăn cấm.
- Phần 3. Còn lại: Tình bạn vẫn tiếp diễn dù bị ngăn cấm.
– Những chi tiết xuất hiện ở cả phần 1 và phần 3 tạo nên sự kết nối chặt chẽ: những đứa trẻ, những con chim, truyện cổ tích, người dì ghẻ, người bà hiền hậu.
Câu 2. Hoàn cảnh những đứa trẻ và quan hệ giữa hai gia đình với tình bạn tuổi thơ trong trắng để lại ấn tượng sâu sắc cho nhà văn.
– Hoàn cảnh những đứa trẻ và quan hệ giữa hai gia đình với tình bạn tuổi thơ trong trắng để lại ấn tượng sâu sắc cho nhà văn:
– Ông bà của A-li-ô-sa và đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp là hàng xóm của nhau, nhưng thuộc thành phần xã hội khác nhau.
– A-li-ô-sa tình cờ góp sức cứu đứa nhỏ rơi xuống giếng, nên ba đứa trẻ nhà Ốp-xi-an-ni-cốp chơi thân với cậu bé.
– Ai-li-ô-sa và ba đứa trẻ nhà hàng xóm đều thiếu thốn tình thương từ những người thân yêu nhất. Chúng thấu hiểu và cảm thông cho nhau.
Câu 3. Tìm trong văn bản một số hình ảnh của ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa, sau đó phân tích và bình luận những hình ảnh đó.
– Trước khi quen thân, nhìn sang hàng xóm thì chỉ biết: “Ba đứa cùng mặc áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau. Chúng có khuôn mặt tròn, mắt xám giống nhau đến nỗi tôi chỉ thể phân biệt được chúng theo tầm vóc”.
– Khi ba đứa trẻ kể chuyện mẹ chết, phải sống với mẹ kế: “Chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con”. Cách so sánh chính xác khiến người đọc cảm nhận được sự cô đơn, côi cút của lũ trẻ.
– Khi đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp bắt gặp mắng: “Đứa nào gọi sang?”, Go-rơ-ki viết: “Tức thì cả mấy đứa trẻ Lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn”. Cách so sánh không chỉ thể hiện được dáng vẻ của ba đứa trẻ mà còn thể hiện được nội tâm của chúng.
Câu 4. Chuyện đời thường và truyện cổ tích được được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki như thế nào qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và những người bà trong văn bản?
– Dì ghẻ: Mấy đứa trẻ hàng xóm vừa nhắc đến chuyện dì ghẻ mà chúng gọi là ẹ khác”, A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác ng các truyện cổ tích.
– Người mẹ thật: “Mẹ thật của các cậu thế nào rồi cũng sẽ về, rồi các cậu nhỉ – Chết rồi cơ mày về làm sao được…”. A-li-ô-sa như lạc ngay vào ông khí truyện cổ tích, nói với chính bản thân mình: “Không được ư? Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra nhưng mà chỉ cần vẩy cho ít nước phép là sống lại; có biết bao nhiêu người chết mà không phải là chết thật, vì phép của bọn phù thủy”.
– Người bà hiền hậu: thường kể những câu chuyện cổ tích cho A-li-ô-sa nghe…
Soạn bài Những đứa trẻ – Mẫu 2
Câu 1. Thử chia văn bản này thành ba phần và đặt tên cho mỗi phần. Tìm những chi tiết xuất hiện ở cả phần 1 và phần 3 tạo nên sự kết nối chặt chẽ.
– Ba phần gồm có:
- Phần 1. Từ đầu đến “ấn em nó cúi xuống”. Tình bạn của A-li-ô-sa và ba đứa trẻ hàng xóm.
- Phần 2. Từ tiếp đến “cấm không được đến nhà tao”. Ông đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp phát hiện và ngăn cấm.
- Phần 3. Còn lại: Tình bạn vẫn tiếp diễn dù bị ngăn cấm.
– Những chi tiết xuất hiện ở cả phần 1 và phần 3 tạo nên sự kết nối chặt chẽ: những đứa trẻ, những con chim, truyện cổ tích, người dì ghẻ, người bà hiền hậu.
Câu 2. Hoàn cảnh những đứa trẻ và quan hệ giữa hai gia đình với tình bạn tuổi thơ trong trắng để lại ấn tượng sâu sắc cho nhà văn.
Hoàn cảnh của những đứa trẻ và quan hệ giữa hai gia đình với tình bạn tuổi thơ trong trắng để lại ấn tượng sâu sắc cho nhà văn:
- Ông bà của A-li-ô-sa và đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp là hàng xóm của nhau, nhưng thuộc thành phần xã hội khác nhau.
- A-li-ô-sa tình cờ góp sức cứu đứa nhỏ rơi xuống giếng, nên ba đứa trẻ nhà Ốp-xi-an-ni-cốp chơi thân với cậu bé.
- Ai-li-ô-sa và ba đứa trẻ nhà hàng xóm đều thiếu thốn tình thương từ những người thân yêu nhất. Chúng thấu hiểu và cảm thông cho nhau.
Câu 3. Tìm trong văn bản một số hình ảnh của ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa, sau đó phân tích và bình luận những hình ảnh đó.
– Trước khi quen thân, nhìn sang hàng xóm thì chỉ biết: “Ba đứa cùng mặc áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau. Chúng có khuôn mặt tròn, mắt xám giống nhau đến nỗi tôi chỉ thể phân biệt được chúng theo tầm vóc”.
– Khi ba đứa trẻ kể chuyện mẹ chết, phải sống với mẹ kế: “Chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con”. Cách so sánh chính xác khiến người đọc cảm nhận được sự cô đơn, côi cút của lũ trẻ.
– Khi đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp bắt gặp mắng: “Đứa nào gọi sang?”, Go-rơ-ki viết: “Tức thì cả mấy đứa trẻ Lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn”. Cách so sánh không chỉ thể hiện được dáng vẻ của ba đứa trẻ mà còn thể hiện được nội tâm của chúng.
Câu 4. Chuyện đời thường và truyện cổ tích được được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki như thế nào qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và những người bà trong văn bản?
– Dì ghẻ: Mấy đứa trẻ hàng xóm vừa nhắc đến chuyện dì ghẻ mà chúng gọi là ẹ khác”, A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác ng các truyện cổ tích.
– Người mẹ thật: “Mẹ thật của các cậu thế nào rồi cũng sẽ về, rồi các cậu nhỉ – Chết rồi cơ mày về làm sao được…”. A-li-ô-sa như lạc ngay vào ông khí truyện cổ tích, nói với chính bản thân mình: “Không được ư? Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra nhưng mà chỉ cần vẩy cho ít nước phép là sống lại; có biết bao nhiêu người chết mà không phải là chết thật, vì phép của bọn phù thủy”.
– Người bà hiền hậu: thường kể những câu chuyện cổ tích cho A-li-ô-sa nghe…