Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn, Sau đây chúng tôi tiếp tục mời tất cả thầy cô và các bạn cùng tham khảo soạn văn 7: Ôn tập phần Tập làm văn. Đây là tài liệu vô
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến tất cả thầy cô và các bạn tài liệu soạn văn lớp 7: Ôn tập phần Tập làm văn.
Để có thể giúp cho công việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp của mọi người trở nên dễ dàng hơn. Sau đây chúng tôi xin mời tất cả các bạn cùng tham khảo tài liệu soạn văn 7: Ôn tập phần Tập làm văn, với hai phần chính là: soạn văn đầy đủ và soạn văn ngắn gọn.
Xem Tắt
Soạn văn Ôn tập phần Tập làm văn đầy đủ
I. Về văn biểu cảm
1. Hãy ghi lại tên các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập một (chỉ ghi các bài văn xuôi).
Trả lời:
Các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập một:
– Cổng trường mở ra
– Mẹ tôi
– Một thứ quà của lúa non: Cốm
– Mùa xuân của tôi
– Sài Gòn tôi yêu.
2. Chọn trong các bài văn đó một bài mà em thích, và cho biết văn biểu cảm có những đặc điểm gì.
Trả lời:
Bài Mùa xuân của tôi đã biểu đạt được những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng yêu thiên nhiên, quê hương, yêu con người… của Vũ Bằng khi ở đất phương Nam vời vợi khôn nguôi mùa xuân ở Hà Nội. Nỗi nhớ này đi cùng hoàn cảnh chia cắt đất nước thời chiến tranh chống Mỹ nên nó càng đau đáu.
Nỗi nhớ ấy được gợi tả lại bằng những nét tinh tế. Không khí xuân của đất trời: “mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng nhạc kêu trong đêm xanh”, của sinh hoạt xuân ở con người. “Có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa” và cụ thể hơn, gợi hơn là hình ảnh: “Có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng”.
Không khí xuân vào nhà mình, và tác giả cho ta thấy một khung cảnh đầm ấm hạnh phúc. Cảm giác tâm linh khi sắp gặp lại ông bà tổ tiên với bàn thờ, đèn nến, nhang trầm, với tình cảm gia đình dâng lên yêu thương, thắm thiết.. Chỉ cần phân tích một đoạn văn nhỏ ở trên ta sẽ thấy văn biểu cảm có mục đích:
+ Biểu đạt tình cảm, tư tưởng, cảm xúc.
+ Sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh.
+ Khêu gợi sự đồng cảm nơi người đọc.
Bài văn trên được viết theo
– Thể loại trữ tình. Nó có thể là:
+ Thơ trữ tình.
+ Ca dao trữ tình.
+ Tùy bút.
– Tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm thường là:
+ Tình cảm đẹp.
+ Gợi tình yêu thương con người, thiên nhiên, yêu quê hương, Tổ quốc.
+ Ghét những thói tầm thường, độc ác, ghét kẻ thù…
– Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả.
Đọc Mùa xuân của tôi ta thấy tác giả nhiều lúc trực tiếp biểu lộ tình cảm.
“Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. ”
[…] “Đẹp quá đi mùa xuân ơi”
Tác giả cũng dùng những câu văn miêu tả kết hợp với tự sự.
“Trên giàn hoa lý, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng rung động như cánh con ve mới lột.”
3. Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?
Trả lời:
Yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò khơi gợi xúc cảm. Người viết miêu tả cảnh vật, những hình ảnh chân thực và từ đó biểu đạt tình cảm từ những miêu tả ấy.
4. Yếu tố tự sự có ý nghĩa gì trong văn biểu cảm?
Trả lời:
Yếu tố tự sự trong văn biểu cảm là kể các hành động cao cả, nghĩa khí, vị tha hoặc các hành vi thiếu đạo đức.
Từ đó khắc sâu và tạo ra những ý nghĩa trong suy nghĩ của người đọc.
5. Khi muốn bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng thì em phải nêu lên được điều gì của con người, sự vật, hiện tượng đó?
Trả lời:
Khi muốn bày tỏ tình thương, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con vật, sự vật, hiện tượng thì em phải nêu lên được: vẻ đẹp bên ngoài, đặc điểm phẩm chất bên trong, ảnh hưởng, tác dụng, ấn tượng sâu đậm và tốt đẹp đối với con người và cảnh vật…
6. Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ như thế nào? (Lấy ví dụ ở bài Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi.)
Trả lời:
Ngôn ngữ văn biểu cảm đòi hỏi sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ như trong thơ trữ tình.
– Trong Mùa xuân của tôi, Vũ Bằng sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ so sánh:
+ Tôi yêu lông mày ai như trăng mới in ngần (…)
+ Không uống rượu mạnh cũng như lòng mình say rượu (…)
+ Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối… (ở đây hình ảnh so sánh (máu, mầm non) đã được miêu tả chi tiết gợi cảm, người ta gọi là lối “so sánh nối dài” có khả năng bộc lộ tình cảm đặc biệt)
+ Y như con vật nằm thu hình một nơi trốn rét (Giấu đi sự vật so sánh (chẳng hạn “Tôi y như” câu văn như là sự phát hiện những tình cảm bất ngờ của chính mình nhờ khi mùa xuân đem lại…)
– Nhà văn dùng nhân hóa.
(…) Mầm non của cây cối, nằm im mãi không ngủ được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti, giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.
+ Nhà văn dùng
++ Liệt kê đơn: (…) đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không xanh biếc […] nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.
++ Liệt kê kép: Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trắng đừng thương gió, ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.
– Trong Sài Gòn tôi yêu ta cũng gặp những biện pháp tu từ trên
– Sài Gòn cứ trẻ hoài (nhân hóa) như một cây tơ đương độ nõn nà […]
Đây là phép liệt kê:
Tôi yêu trong nắng sớm […] Tôi yêu thời tiết trái chứng […]
Tô yêu cả đêm khuya […] Tôi yêu phố phường náo động […]
Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương […]
7. Kẻ lại bảng sau vào vở và điền vào các ô trống
Cột 1: Nội dung văn bản biểu cảm
Cột 2: Mục đích biểu cảm
Cột 3: Phương tiện biểu cảm
Trả lời:
1. Nội dung văn biểu cảm. | – Nội dung cảm xúc, tâm trạng, tình cảm và đánh giá, nhận xét của người viết. |
2. Mục đích biểu cảm. | – Cho người đọc thấy rõ nội dung biểu cảm và đánh giá của người viết. |
3. Phương tiện biểu cảm. | – Câu cảm, so sánh, tương phản, trùng điệp, câu hỏi tu từ… |
8. Kẻ lại bảng sau vào vở và điền vào ô trống nội dung khái quát trong bố cục bài văn biểu cảm.
Cột 1: Mở bài
Cột 2: Thân bài
Cột 3: Kết bài
Trả lời:
Mở bài | Nêu đối tượng biểu cảm, khái quát cảm xúc ban đầu |
Thân bài | Nêu cảm nghĩ về đối tượng |
Kết bài | Khẳng định lại cảm xúc mà mình dành cho đối tượng |
II. Về văn nghị luận
1. Hãy ghi lại tên các bài văn nghị luận đã học và đọc trong Ngữ văn 7, tập hai.
Trả lời:
Các văn bản nghị luận đã học trong ngữ văn 7 tập 2:
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương.
2. Trong đời sống, trên báo chí và trong sách giáo khoa, em thấy văn bản nghị luận xuất hiện trong những trường hợp nào, dưới dạng những bài gì? Nêu một số ví dụ.
Trả lời:
Văn bản nghị luận xuất hiện trên báo chí dưới các dạng bài xã luận, ý kiến, các diễn đàn, blog,…
Văn bản nghị luận xuất hiện trong đời sống và sách giáo khoa: bài tập văn nghị luận, chuyên đề văn học, các hội nghị, hội thảo…
3. Trong bài văn nghị luận, phải có những yếu tố cơ bản nào? Yếu tố nào là chủ yếu?
Trả lời:
Trong bài văn nghị luận phải có những yếu tố cơ bản sau:
– Luận điểm:
+ Là quan điểm của bài văn
+ Được đưa ra dưới hình thức một câu khẳng định (hoặc phủ định)
+ Nội dung phải đúng đắn, chân thực, tiêu biểu.
+ Nó thống nhất các đoạn văn thành một khối để tạo sức thuyết phục.
– Luận cứ:
+ Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm
+ Phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu thì luận điểm có sức thuyết phục.
– Lập luận:
+ Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm
+ Phải chặt chẽ, hợp lý để có sức thuyết phục.
4. Luận điểm là gì? Hãy cho biết trong những câu sau đâu là luận điểm và giải thích vì sao.
a. Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
b. Đẹp thay Tổ quốc Việt Nam!
c. Chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu và sản xuất.
d. Tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh.
Trả lời:
Luận điểm là những bộ phận, khía cạnh, bình diện của luận đề.
Câu a và d là luận điểm.
Câu b chỉ là câu cảm thán
Câu c chưa rõ ý.
5. Có người nói: Làm văn chứng minh cũng dễ thôi, chỉ cần nêu luận điểm và dẫn chứng là xong. Ví dụ sau khi nêu luận điểm “Tiếng Việt ta giàu đẹp”, chỉ cần dẫn ra câu ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng… là được.
Theo em, nói như vậy có đúng không? Để làm được văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng, còn cần phải có thêm điều gì? Có cần chú ý tới chất lượng của luận điểm và dẫn chứng không? Chúng như thế nào thì đạt yêu cầu?
Trả lời:
Câu này nói tới vai trò quan trọng của yếu tố luận cứ và lập luận
– Phải có cả lý lẽ để phân tích định hướng cho dẫn chứng về phía luận điểm.
– Phải biết sắp xếp sao cho nó mạch lạc, thống nhất với quan điểm tư tưởng của luận điểm.
Có thể viết một đoạn sau: Ca dao Việt Nam rất nổi tiếng với bài:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Cả hai dòng đều là tiếng Việt thuần túy, không hề có một từ nào là Hán Việt – một yếu tố vốn được dùng nhiều trong thơ ca.
Hai câu thơ cho ta thấy một phong cảnh thật đẹp. Giữa bao nhiêu loài cây sống trên đầm, chỉ có hoa sen là nổi bật. Bông hoa ấy được miêu tả rất chi tiết. Nào là lá, bông, nhị, nào là xanh, trắng, vàng rất nhã mà sinh động. Chính từ chen đã cho người ta lưu ý đặc biệt cái nơi tỏa mùi hương của sen.
Chính màu sắc xanh, trắng gợi sự sống, gợi sự trong sạch, cùng với nhị vàng gợi hương thơm của sen mà chúng ta quên rằng sen đang ở trong đầm – cái nơi có mùi tanh của bùn đất.
Ngôn ngữ như vậy quả là có khả năng phô diễn sự giàu đẹp trong việc (diễn tả sự vật và đem đến những cảm giác, những ý nghĩa sâu xa lí thú)
6. Cho hai đề tập làm văn sau:
a. Giải thích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
b. Chứng minh rằng Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ đúng đắn.
Hãy cho biết cách làm hai đề này có gì giống nhau và khác nhau. Từ đó suy ra nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau như thế nào?
Trả lời:
Đề 1: Giải thích câu tục ngữ:” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Đề 2: Chứng minh rằng “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ đúng đắn”
* Giống nhau:
- Vấn đề đặt ra: câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Ý nghĩa: Khẳng định giá trị câu tục ngữ
- Sử dụng các lí lẽ giống nhau để giải quyết
* Khác nhau:
Đề 1:
Vấn đề chưa được sáng tỏ, cần các lý lẽ sâu rộng để làm sáng tỏ vấn đề và ý nghĩa của câu tục ngữ
Đề 2:
Vấn đề đã được sáng tỏ, điều cần thiết hơn là khẳng định tính đúng đắn của nó thông qua những dẫn
chứng cụ thể, trong thực tế.
Soạn văn Ôn tập phần Tập làm văn ngắn gọn
I. Về văn biểu cảm
Câu 1 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 6 tập 2)
Các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập một:
– Cổng trường mở ra.
– Mẹ tôi.
– Một thứ quà của lúa non: Cốm
– Mùa xuân của tôi.
– Sài Gòn tôi yêu.
Câu 2 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 6 tập 2)
Cổng trường mở ra( Lý Lan ) là bài văn biểu cảm em thích nhất, thông qua văn bản em nhận ra một
Một số đặc điểm sau của văn biểu cảm:
Một bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. Để biểu đạt tình cảm ấy người viết
thường sử dụng các hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ, hình tượng,..
Có bố cục ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài
Tình cảm rõ ràng trong sáng, chân thực
Câu 3 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 6 tập 2)
Trong bài văn biểu cảm, yếu tố miêu tả cảnh vật, đồ vật, con người chủ yếu là để bộc lộ tư tưởng, tình cảm.
Không miêu tả cụ thể, hoàn cảnh chính chỉ chọn những chi tiết, thuộc tính, sự việc có khả năng gợi cảm để biểu hiện cảm xúc, tư tưởng, tránh tình trạng lạc đề, sa đà vào văn miêu tả
Câu 4 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 6 tập 2)
Ý nghĩa của yếu tố tự sự trong văn biểu cảm
Yếu tố tự sự có tác dụng gợi cảm rất lớn, nhất là khi kể các hành động cao cả, nghĩa khí, vị tha hoặc các hành vi thiếu đạo đức. Trong văn biểu cảm, cái quan trọng là ý nghĩa sâu xa của sự việc buộc người ta nhớ lâu và suy nghĩ, cảm xúc về nó.
Câu 5 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 6 tập 2)
Khi muốn bày tỏ tình thương, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con vật, sự vật, hiện tượng thì em phải nêu lên được: vẻ đẹp bên ngoài, đặc điểm phẩm chất bên trong, ảnh hưởng, tác dụng, ấn tượng sâu đậm và tốt đẹp đối với con người và cảnh vật…
Câu 6 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 6 tập 2)
Ngôn ngữ văn biểu cảm đòi hỏi sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ như trong thơ trữ tình.
– Trong Mùa xuân của tôi, Vũ Bằng sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ so sánh:
Tôi yêu lông mày ai như trăng mới in ngần (…)
Không uống rượu mạnh cũng như lòng mình say rượu (…)
Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối… (ở đây hình ảnh so sánh (máu, mầm non) đã được miêu tả chi tiết gợi cảm, người ta gọi là lối “so sánh nối dài” có khả năng bộc lộ tình cảm đặc biệt)
Y như con vật nằm thu hình một nơi trốn rét (Giấu đi sự vật so sánh (chẳng hạn “Tôi y như” câu văn như là sự phát hiện những tình cảm bất ngờ của chính mình nhờ khi mùa xuân đem lại…)
Nhà văn dùng nhân hóa.
(…) Mầm non cửa cây cối, nằm im mãi không ngủ được, phủi trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti, giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.
+ Nhà văn dùng
Liệt kê đơn: (…) đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không xanh biếc […] nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.
Liệt kê kép: Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trắng đừng thương gió, ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân
– Trong Sài Gòn tôi yêu ta cũng gặp những biện pháp tu từ trên
– Sài Gòn cứ trẻ hoài (nhân hóa) như một cây tơ đương độ nõn nhiều […]
Đây là phép liệt kê:
Tôi yêu trong nắng sớm […] Tôi yêu thời tiết trái chứng […]
Tô yêu cả đêm khuya […] Tôi yêu phố phường náo động […]
Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương […]
Câu 7 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 6 tập 2)
1. Nội dung văn biểu cảm. | – Nội dung cảm xúc, tâm trạng, tình cảm và đánh giá, nhận xét của người viết. |
2. Mục đích biểu cảm. | – Cho người đọc thấy rõ nội dung biểu cảm và đánh giá của người viết. |
3. Phương tiện biểu cảm. | – Câu cảm, so sánh, tương phản, trùng điệp, câu hỏi tu từ… |
Câu 8 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 6 tập 2)
Mở bài | Nêu đối tượng biểu cảm, khái quát cảm xúc ban đầu |
Thân bài | Nêu cảm nghĩ về đối tượng |
Kết bài | Khẳng định lại cảm xúc mà mình dành cho đối tượng |
II. Về văn nghị luận
Câu 1 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 6 tập 2)
Văn bản nghị luận học kì 2, lớp 7:
– Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
– Sự giàu đẹp của tiếng Việt
– Đức tính giản dị của Bác Hồ.
– Ý nghĩa văn chương.
Câu 2 (trang 140 sgk Ngữ văn lớp 6 tập 2)
Trong đời sống hằng ngày, trên báo chí thường xuất hiện văn nghị luận. Thí dụ:
– Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.
– Hè vui tươi của thiếu nhi thành phố.
– Không xả rác bừa bãi.
Các bài trên thường yêu cầu giải thích và chứng minh.
Câu 3 (trang 140 sgk Ngữ văn lớp 6 tập 2)
Các yếu tố cơ bản trong văn nghị luận: Luận điểm( luận điểm chính luận điểm phụ) , luận cứ và lập luận
Câu 4 (trang 140 sgk Ngữ văn lớp 6 tập 2)
Yếu tố tự sự trong văn biểu cảm là kể các hành động cao cả, nghĩa khí, vị tha hoặc các hành vi thiếu đạo đức.
Từ đó khắc sâu và tạo ra những ý nghĩa trong suy nghĩ của người đọc.
Câu 5 (trang 140 sgk Ngữ văn lớp 6 tập 2)
Câu này nói tới vai trò quan trọng của yếu tố luận cứ và lập luận
– Phải có cả lý lẽ để phân tích định hướng cho dẫn chứng về phía luận điểm.
– Phải biết sắp xếp sao cho nó mạch lạc, thống nhất với quan điểm tư tưởng của luận điểm.
Có thể viết một đoạn sau: Ca dao Việt Nam rất nổi tiếng với bài:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Cả hai dòng đều là tiếng Việt thuần túy, không hề có một từ nào là Hán Việt- một yếu tố vốn được dùng nhiều trong thơ ca.
Hai câu thơ cho ta thấy một phong cảnh thật đẹp. Giữa bao nhiêu loài cây sống trên đầm, chỉ có hoa sen là nổi bật. Bông hoa ấy được miêu tả rất chi tiết. Nào là lá, bông, nhị, nào là xanh, trắng, vàng rất nhã mà sinh động. Chính từ chen đã cho người ta lưu ý đặc biệt cái nơi tỏa mùi hương của sen.
Chính màu sắc xanh, trắng gợi sự sống, gợi sự trong sạch, cùng với nhị vàng gợi hương thơm của sen mà chúng ta quên rằng sen đang ở trong đầm – cái nơi có mùi tanh của bùn đất.
Ngôn ngữ như vậy quả là có khả năng phô diễn sự giàu đẹp trong việc (diễn tả sự vật và đem đến những cảm giác, những ý nghĩa sâu xa lí thú)
(Thái Quang Vinh)
Câu 6 (trang 140 sgk Ngữ văn lớp 6 tập 2)
– Giống nhau: cùng nói về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
– Khác nhau: về nhiệm vụ
+ (a): là đề giải thích làm cho người đọc hiểu rõ những điều chưa biết về câu tục ngữ này. Câu tục ngữ này có nghĩa là gì, rút ra bài học gì?
+ (b): là đề chứng minh, dùng những lập luận, bằng chứng cụ thể để chứng minh bài học của câu tục ngữ này là đúng.
– Nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau:
+ Giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực.
+ Chứng minh là phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần chứng minh là đáng tin cậy.