Soạn bài Ôn tập phần Văn học, Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu bài Soạn văn 11: Ôn tập phần Văn học. Mong rằng tài liệu này sẽ cung cấp đến học bạn học sinh những kiến
Tài Liệu Học Thi giới thiệu bài Soạn văn 11: Ôn tập phần Văn học, sẽ vô cùng hữu ích cho các bạn học sinh.
Mời các bạn học sinh lớp 11 tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây.
Soạn bài Ôn tập phần Văn học
Câu 1. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận, xu hướng như thế nào? Nêu những nét chính của mỗi bộ phận, xu hướng đó.
a. Sự phức tạp:
Văn học hình thành hai bộ phận (công khai và không công khai) và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
b. Những nét chính
– Bộ phận văn học công khai: Phân hóa thành khai xu hướng chính là văn học lãng mạn và văn học hiện thực.
- Văn học lãng mạn là tiếng nói của cá nhân tràn đầy cảm xúc, đồng thời phát huy cao độ trí tưởng tượng tượng để diễn tả những khát vọng ước mơ. Các đề tài chủ yếu như tình yêu, thiên nhiên và quá khứ, khát vọng vượt lên trên cuộc sống hiện tại chật chội tù túng, dung tục, tầm thường. Một số tác giả tiêu biểu như: Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Thạch Lan, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân…
- Văn học hiện thực tập trung vào phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời, đồng thời đi sau phản ánh tình cảm khốn khổ của các tầng lớp bị áp bức bóc lột với một thái độ cảm thông sâu sắc. Một số tác giả như Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng…
– Bộ phận văn học không công khai
- Trong bộ phận văn học không công khai có thơ văn cách mạng, tiêu biểu là thơ văn sáng tác trong tù.
- Văn học cách mạng cũng có lúc được lưu hành công khai (văn thơ Đông Kinh nghĩa thục, văn thơ cách mạng thời kỳ Mặt trận dân chủ) nhưng chủ yếu bị đặt ra ngoài vòng pháp luật của chế độ thực dân phong kiến và đời sống bình thường.
- Một số tác giả nổi tiếng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…
Câu 2. Tiểu thuyết hiện đại khác tiểu thuyết trung đại như thế nào? Những yếu tố nào của tiểu thuyết trung đại tồn tại trong tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh?
a. Sự khác nhau giữa tiểu thuyết hiện đại và tiểu thuyết trung đại:
– Tiểu thuyết trung đại:
- Ngôn ngữ: Được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm
- Cốt truyện đơn tuyến, chú ý đến sự việc chi tiết, kể theo trình tự thời gian.
- Ngôi kể: Thường sử dụng ngôi kể thứ 3.
Nhân vật: Diễn biến tâm lí nhân vật đơn giản. - Kết cấu chương hồi.
– Tiểu thuyết hiện đại:
- Ngôn ngữ: Phần lớn sử dụng cữ quốc ngữ.
- Cốt truyện phức tạp, đa tuyến; kể theo trình tự thời gian, theo sự phát triển của tâm lí, tâm trạng nhân vật.
- Ngôi kể thứ 3, thứ nhất, kết hợp nhiều ngôi kể.
Nhân vật: Chú ý đến thế giới nội tâm, diễn biến tâm lí nhân vật phức tạp. - Kết cấu chương đoạn.
b. Những yếu tố nào của tiểu thuyết trung đại tồn tại trong tiểu thuyết “ Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh:
- Truyện kể theo ngôi thứ ba.
- Diễn biến tâm lí nhân vật còn đơn giản.
- Truyện kể theo trình từ thời gian.
- Kết cấu chương hồi, kết thúc có hậu.
Câu 3. Phân tích tình huống truyện ngắn Vi hành, Tinh thần thể dục, Chữ người tử tù, Chí Phèo.
– Vi hành:
- Tác giả đã sáng tạo tình huống: Đôi nam nữ người Pháp tưởng nhầm nhân vật “tôi” là vua Khải Định. Khi trò chuyện, họ nghĩ rằng vua Khải Định không thể hiểu được tiếng Pháp, nhưng thực chất nhân vật “tôi” lại hiểu được.
- Tác dụng: Tạo được cái nhìn khách quan về vua Khải Định. Đồng thời chế giễu bản chất bù nhìn, vô dụng của vị vua nước thuộc địa.
– Tinh thần thể dục: Tác giả đã xây dựng mâu thuẫn giữa chính quyền bịp bợm và người dân nghèo khổ.
– Chữ người tử tù:
- Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù: Cuộc gặp gỡ giữa viên quản ngục, nhưng có lòng say mê cái đẹp – người đại diện cho quyền lực với Huấn Cao – một kẻ từ tù,là người sáng tạo ra cái đẹp.
- Tác dụng: Góp phần thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện. Nếu xét trên bình diện xã hội họ đối đầu nhau. Nhưng xét trên bình diện nghệ thuật thì họ lại là tri âm tri kỉ.
Câu 4. Đặc sắc nghệ thuật qua các truyện ngắn Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Chí Phèo .
– Hai đứa trẻ:
- Ngôn ngữ mộc mạc, giàu tính biểu cảm
- Nghệ thuật miêu tả đặc sắc: tả cảnh, tâm lí nhân vật.
- Giọng văn nhẹ nhàng mà sâu lắng.
- Xây dựng những chi tiết, hình ảnh giàu tính biểu tượng…
– Chữ người tử tù:
- Tình huống truyện độc đáo
- Nghệ thuật xây dựng cảnh.
- Khắc họa tính cách nhân vật
- Sử dụng thủ pháp đối lập, ngôn ngữ giàu hình ảnh…
– Chí Phèo:
- Xây dựng thành công nhân vật điển hình.
- Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà nhất quán.
- Ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc: đối thoại, độc thoại nội tâm…
Câu 5. Nêu những nét chính trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng thể hiện qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia. Qua đoạn trích này Vũ Trọng Phụng đã tập trung phê phán điều gì của xã hội tư sản đương thời?
Nghệ thuật trào phúng:
a. Nghệ thuật trào phúng:
– Xây dựng được mâu thuẫn trào phúng ấn tượng:
- Nhan đề của đoạn trích: Hạnh phúc của một tang gia – sự sung sướng, vui vẻ có được từ sự mất mát, đau thương (cái chết của người thân).
- Cái thật – cái giả: một cái chết thật dẫn đến một đám ma giả (cái chết của cụ cố tổ dần đến một đám ma to tát nhưng thiếu đi tình người), một đám ma giả dẫn đến một hạnh phúc thật (đằng sau những gương mặt đau đớn, tiếng khóc tha thiết là những tính toán về vật chất, quyền lợi).
- Vật chất – tình cảm: đám ma long trọng, không thiếu một thứ gì mà chỉ thiếu đi cái quan trọng nhất là tình người.
– Giọng điệu mỉa mai, chế giễu: “Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa!”, “Một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không thì cũng phải gật gù cái đầu…”
– Các thủ pháp như: cường điệu, nói ngược…
– Ngôn ngữ ám thị: cụ cố Hồng, cô Tuyết, bà Phó Đoan, ông TYPN…
b. Vũ Trọng Phụng đã tập trung phê phán một xã hội “thượng lưu” thành thị đương thời: Một xã hội nhố nhăng, suy đồi khi những giá trị đạo đức truyền thống đang dần bị băng hoại.
Câu 6. Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng được thể hiện như thế nào qua việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn kịch trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài?
Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng được thể hiện qua việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn kịch:
– Mâu thuẫn giữa bọn tham quan, bạo chúa với người dân lao động: Được giải quyết bằng việc quân phiến loạn do Trịnh Duy Sản cầm đau đã nổi dậy giết chết bạo chúa Lê Tương Dực và đốt Cửu Trùng Đài.
– Mâu thuẫn thứ hai là mâu thuẫn giữa người nghệ sĩ Vũ Như Tô và nhân dân lao động: Được giải quyết bằng việc đốt Cửu Trùng Đài, giết Vũ Như Tô. Nhưng điều đó cũng không thể giúp nhân dân chấm dứt nỗi thống khổ, lầm than và Vũ Như Tô đến chết vẫn không tin là mình có tội.
=> Nghệ thuật chân chính phải chú ý đến con người, người nghệ sĩ khi làm nghệ thuật phải chú ý đến điều đó.
Câu 7. Bình luận quan điểm nghệ thuật của Nam Cao: “Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”.
– Giải thích quan điểm:
- “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một kiểu mẫu đưa cho”: ám chỉ thứ văn chương đẽo gọt, khuôn sáo, hời hợt, một thứ văn chụp ảnh hoặc minh họa giản đơn.
- Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có: Văn chương cần đến sự sáng tạo. N hà văn phải là người có cái nhìn nhạy bén và sâu xa hơn người để phát hiện những vấn đề sâu kín ở bề sâu của đời sống để đem đến cho người đọc những khía cạnh mới, những vấn đề mới đầy bất ngờ, sâu sắc, thú vị.
– Chứng minh qua một số sáng tác của Nam Cao: Đời thừa…
=> Quan điểm đúng đắn, sâu sắc của nhà văn.
Câu 8. Phân tích khát vọng hạnh phúc của Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong đoạn trích Tình yêu và thù hận.
– Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét vẫn tồn tại mãnh liệt ngay cả khi hai gia đình có mỗi thù.
– Thù hận của hai dòng họ không cản trở tình yêu của hai nhân vật, mà chỉ xuất hiện qua dòng suy nghĩ của hai nhân vật.
– Rô-mê-ô và Giu-li-ét không hề có sự đắn đo giữa yêu hay không yêu mà chỉ có sự băn khoăn lo lắng về những trở ngại mà tình yêu của họ phải đối diện..
– Lời thề hẹn của họ đã chứng tỏ những thế lực và xiềng xích của những hủ tục, thành kiến của mối quan hệ phong kiến đã dần mất tác dụng.