Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình, Hôm nay, Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Ôn tập tác phẩm trữ tình, mời bạn đọc tham khảo sau đây.
Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 7: Ôn tập tác phẩm trữ tình, nhằm giúp học sinh củng cố lại kiến thức về các tác phẩm trữ tình.
Mong rằng tài liệu trên sẽ giúp ích cho các bạn học sinh khi ôn tập về tác phẩm trữ tình, mời tham khảo dưới đây.
Xem Tắt
Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình – Mẫu 1
I. Hướng dẫn chuẩn bị bài
Câu 1. Hãy nêu tên tác giả của những tác phẩm sau:
- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Lý Bạch
- Phò giá về kinh: Trần Quang Khải
- Tiếng gà trưa: Xuân Quỳnh
- Cảnh khuya: Hồ Chí Minh
- Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Hạ Tri Chương
- Bạn đến chơi nhà: Nguyễn Khuyến
- Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường: Trần Nhân Tông
- Bài ca nhà tranh bị gió thu phá: Đỗ Phủ
Câu 2. Hãy sắp xếp lại tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện.
Gợi ý:
Tác phẩm |
Nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện |
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) |
Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả |
Qua đèo Ngang |
Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ. |
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) |
Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê. |
Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) |
Ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch. |
Tiếng gà trưa |
Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ. |
Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca) |
Nhân cách thanh cao và sự giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên. |
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) |
Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng. |
Cảnh khuya |
Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan. |
Câu 3. Hãy sắp xếp lại tên tác phẩm (hoặc đoạn trích) khớp với thể thơ.
Gợi ý:
Tác phẩm |
Thể thơ |
Sau phút chia ly (trích dịch Chinh phụ ngâm khúc) |
Song thất lục bát |
Qua đèo Ngang |
Bát cú đường luật |
Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca) (trích dịch thơ) |
Lục bát |
Tiếng gà trưa |
Các thể thơ khác ngoài các loại trên |
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) |
Các thể thơ khác ngoài các loại trên |
Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) |
Tuyệt cú đường luật |
Câu 4. Hãy tìm những ý kiến mà em cho là không chính xác:
Gợi ý:
a. Đã là thơ thì nhất thiết chỉ được dùng phương thức biểu cảm
e. Thơ trữ tình có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm, cảm xúc qua kể chuyện, miêu tả và lập luận…
i. Thơ trữ tình phải có một cốt truyện hay một hệ thống nhân vật đa dạng.
k. Thơ trữ tình phải có một hệ thống lập luận chặt chẽ.
Câu 5. Điền từ còn trống trong những câu sau
Gợi ý:
a. Khác với tác phẩm của các cá nhân, ca dao trữ tình (trước đây) là những bài thơ, câu thơ có tính chất tập thể và truyền miệng.
b. Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là lục bát.
c. Một số thủ pháp thường gặp trong ca dao trữ tình là: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ.
II. Tổng kết kiến thức
– Tác phẩm trữ tình là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống. Thơ là thể loại văn học phù hợp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc, tuy nhiên cũng có thơ tự sự, truyện thơ. Văn xuôi phù hợp với kể chuyện, tuy nhiên cũng có những loại văn xuôi trữ tình hoặc mang nặng tính chất trữ tình như tùy bút.
– Ca dao trữ tình là loại thơ biểu hiện những tình cảm, nguyện vọng tha thiết và chính đáng, vốn được lưu hành trong dân gian. Thơ của thi nhân biểu hiện tình cảm cá nhân song ở những bài thơ có giá trị, tình cảm của tác giả bao giờ cũng có tính chất đại diện cho những tình cảm tiến bộ mang màu sắc nhân bản đậm nét: tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình bạn, tình yêu…
– Tình cảm, cảm xúc có khi được biểu hiện một cách gián tiếp. Phân tích, bình giá và thưởng thức thơ trữ tình không được thoát ly văn bản song không thể chỉ dừng ở bề mặt của ngôn từ văn bản. Phải thông qua ngôn từ giàu tính chất khơi gợi, những cảnh vật sự việc được miêu tả, tường thuật đôi khi qua cả những lập luận… mà suy ngẫm mới đồng cảm được với tác giả và lĩnh hội được đúng và đầy đủ ý vị của bài thơ.
III. Bài tập ôn luyện
Câu 1. Hãy nêu cảm nghĩ của em về bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
Gợi ý:
(1). Mở bài
Giới thiệu về nhà thơ Xuân Quỳnh, bài thơ “Tiếng gà trưa”.
(2). Thân bài
a. Khổ 1: Tiếng gà trưa trong nỗi niềm thương nhớ của người lính trẻ
– Thời gian: một trưa vắng rất thanh bình và rất yên ả.
– Không gian: một nơi xa, trên đường đi hành quân.
– Những tình cảm chân thật của người lính trẻ.
– Tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc của người lính trẻ.
b. Năm khổ thơ tiếp theo: Kí ức tuổi thơ gợi nhớ trong tiếng gà trưa
– Những kỉ niệm đặc sắc của tuổi thơ.
– Hình ảnh người bà hiện lên tần tảo, yêu thương và đầy tình cảm.
– Ước mơ về quần áo đẹp.
– Ước mơ về được cắp sách đến trường.
– Những kỉ niệm rất giản dị, gần gũi và thân thương.
c. Khổ cuối: Những suy tư của người cháu từ tiếng gà trưa
– Nhấn mạnh vai trò và nghĩa vụ của mình.
– Lòng yêu nước bắt nguồn từ ký ức tuổi thơ giản dị.
– Lòng yêu nước, yêu quê hương.
(3). Kết bài
– Nêu ý kiến của em về bài thơ “Tiếng gà trưa”
Câu 2. Phân tích bài thơ “Sông núi nước Nam” để cho thấy tinh thần yêu nước trong bài.
Gợi ý:
(1). Mở bài
– Giới thiệu đôi nét về “Sông núi nước Nam”.
– Giới thiệu khái quát về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
(2). Thân bài
a. Lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc
– Câu thơ 1: Nam quốc sơn hà Nam đế cư (Sông núi nước Nam vua Nam ở)
- Trong quan niệm của xã hội xưa: toàn bộ diện tích lãnh thổ, của cải vật chất, con người của một đất nước đều thuộc về nhà vua. Người có quyền quyết định tất cả mọi thứ, thậm chí cả quyền sinh sát.
- “Nam đế”: hoàng đế nước Nam, người đứng đầu của một quốc gia – thể hiện sự ngang hàng với phương Bắc.
– Câu thơ 2: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Vành vạch sách trời chia xứ sở)
- “Thiên thư”: sách trời – Lãnh thổ, địa phận của đất nước đã được ghi tại sách trời.
- Điều này khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc ta là một chân lý không thể chối cãi và thay đổi được.
=> Một lời khẳng định đanh thép, bản lĩnh.
b. Sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc
– Câu thơ 3: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm (Giặc giữ cớ sao xâm phạm đến đây?)
- Câu hỏi tu từ: “như hà” – “cớ sao?” nhằm khẳng định lại chủ quyền dân tộc.
- “nghịch lỗ”: khẳng định những kẻ xâm lược đi xâm lược lãnh thổ là đang làm trái ý trời.
– Câu thơ 4: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Chúng mày nhất định phải tan vỡ): Những kẻ đi xâm lược, cướp nước của dân tộc khác sẽ không có được kết thúc tốt đẹp.
=> Một lần nữa khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
(3). Kết bài
Khẳng định lại giá trị của bài thơ.
Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình – Mẫu 2
I. Hướng dẫn chuẩn bị bài
Câu 1. Hãy nêu tên tác giả của những tác phẩm sau:
- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Lý Bạch
- Phò giá về kinh: Trần Quang Khải
- Tiếng gà trưa: Xuân Quỳnh
- Cảnh khuya: Hồ Chí Minh
- Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Hạ Tri Chương
- Bạn đến chơi nhà: Nguyễn Khuyến
- Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường: Trần Nhân Tông
- Bài ca nhà tranh bị gió thu phá: Đỗ Phủ
Câu 2. Hãy sắp xếp lại tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện.
Gợi ý:
Tác phẩm |
Nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện |
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) |
Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả |
Qua đèo Ngang |
Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ. |
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) |
Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê. |
Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) |
Ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch. |
Tiếng gà trưa |
Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ. |
Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca) |
Nhân cách thanh cao và sự giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên. |
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) |
Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng. |
Cảnh khuya |
Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan. |
Câu 3 . Hãy sắp xếp lại tên tác phẩm (hoặc đoạn trích) khớp với thể thơ.
Gợi ý:
Tác phẩm |
Thể thơ |
Sau phút chia ly (trích dịch Chinh phụ ngâm khúc) |
Song thất lục bát |
Qua đèo Ngang |
Bát cú đường luật |
Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca) (trích dịch thơ) |
Lục bát |
Tiếng gà trưa |
Các thể thơ khác ngoài các loại trên |
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) |
Các thể thơ khác ngoài các loại trên |
Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) |
Tuyệt cú đường luật |
Câu 4. Hãy tìm những ý kiến mà em cho là không chính xác:
Các ý kiến không chính xác: a, e, i, k.
Câu 5. Điền từ còn trống trong những câu sau
a. Khác với tác phẩm của các cá nhân, ca dao trữ tình (trước đây) là những bài thơ, câu thơ có tính chất tập thể và truyền miệng.
b. Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là lục bát.
c. Một số thủ pháp thường gặp trong ca dao trữ tình là: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ.
II. Tổng kết kiến thức
– Tác phẩm trữ tình là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống. Thơ là thể loại văn học phù hợp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc, tuy nhiên cũng có thơ tự sự, truyện thơ. Văn xuôi phù hợp với kể chuyện, tuy nhiên cũng có những loại văn xuôi trữ tình hoặc mang nặng tính chất trữ tình như tùy bút.
– Ca dao trữ tình là loại thơ biểu hiện những tình cảm, nguyện vọng tha thiết và chính đáng, vốn được lưu hành trong dân gian. Thơ của thi nhân biểu hiện tình cảm cá nhân song ở những bài thơ có giá trị, tình cảm của tác giả bao giờ cũng có tính chất đại diện cho những tình cảm tiến bộ mang màu sắc nhân bản đậm nét: tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình bạn, tình yêu…
– Tình cảm, cảm xúc có khi được biểu hiện một cách gián tiếp. Phân tích, bình giá và thưởng thức thơ trữ tình không được thoát ly văn bản song không thể chỉ dừng ở bề mặt của ngôn từ văn bản. Phải thông qua ngôn từ giàu tính chất khơi gợi, những cảnh vật sự việc được miêu tả, tường thuật đôi khi qua cả những lập luận… mà suy ngẫm mới đồng cảm được với tác giả và lĩnh hội được đúng và đầy đủ ý vị của bài thơ.
III. Bài tập ôn luyện
Phân tích bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch.
Gợi ý:
Lý Bạch là một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:
“Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt,đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương”
Bài thơ mở đầu với hình ảnh miêu tả ánh trăng. Các từ “minh ”, “quang”, “sương” gợi tả ánh trăng trong đêm rất sáng và mở ảo, chiếu xuống mà nhìn là dưới mặt đất đất đang phủ một làn sương mờ ảo. Kết hợp với từ “sàng” (giường) xác định vị vị trí ngắm trăng – ánh trăng xuyên qua khe cửa, chiếu xuống đầu giường chứng tỏ trăng đêm rất sáng và trời cũng đã khuya rồi. Nhưng lúc này, nhà thơ vẫn còn thức để ngắm trăng – chứng tỏ tâm trạng thao thức, băn khoăn của nhà thơ. Ánh trăng chiếu xuống vạn vật trong đêm tối mờ ảo khiến cho nhà thơ không phân biệt được đâu là trăng đâu là màn sương đêm. Lý Bạch cảm thấy đầy ngạc nhiên trước vẻ đẹp của ánh trăng.
Trước vẻ đẹp của đêm trăng, nhà thơ nhớ về “cố hương” – quê cũ. Từ “vọng” có thể hiểu theo hai cách. Cách hiểu thứ nhất là “nhìn ra xa” cho thấy hành động ngắm trăng của nhà thơ. Còn cách hiểu thứ hai là “ngóng trông” cho thấy hành động nhìn về quê hương ở phía xa. Câu thơ tiếp theo Lý Bạch đã xây dựng hai hình ảnh đối lập: “cử đầu” – “đê đầu” (ngẩng đầu – cúi đầu) giúp cho câu thơ trở nên đăng đối nhịp nhàng. Hành động “ngẩng đầu” gợi ra hướng nhìn về phía ánh trăng đang chiếu sáng khắp mặt đất, cả quê hương của nhà thơ. Hành động “cúi đầu” cho thấy nhà thơ đang tự nhìn vào nội tâm mình – tự đối mặt với nỗi nhớ quê hương da diết. Tình cảm của nhân vật trữ tình được bộc lộ trực tiếp qua từ “tư” (nhớ) nỗi nhớ quê hương sâu đậm.
Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh chính là tiếng lòng của nhà thơ. Lý Bạch muốn gửi gắm một tấm lòng yêu quê hương sâu sắc, da diết.