Soạn bài Ôn tập văn miêu tả, Soạn bài Ôn tập văn miêu tả được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 2 trang 120, 121 giúp các bạn học
Để đạt được kết quả học tập cao môn Ngữ văn trên lớp thì việc quan trọng của mỗi học sinh chính là chuẩn bị, soạn bài ở nhà.
Dưới đây Tài Liệu Học Thi giới thiệu đến các bạn tài liệu Soạn văn lớp 6: Ôn tập văn miêu tả để các bạn cùng tham khảo. Tài liệu được chúng tôi biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 2 trang 120,121 giúp các bạn học sinh ôn tập, hiểu bài từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn. Mời các bạn cùng theo dõi và tải bài soạn văn tại đây.
Soạn văn Ôn tập văn miêu tả đầy đủ
1. Đây là một đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời lên trên biển rất hay và độc đáo. Theo em, điều gì đã tạo nên cái hay và độc đáo cho đoạn văn?
Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.
(Nguyễn Tuân)
Trả lời:
– Điều làm nên cái hay, cái độc đáo của đoạn văn của Nguyễn Tuân là:
– Đoạn văn miêu tả có cái hay và độc đáo nằm ở:
– Chọn cảnh độc đáo: cảnh bình minh trên biển.
– Sử dụng các hình ảnh đặc sắc: chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi, mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên; chân trời màu ngọc trai.
– Cách so sánh độc đáo: mặt trời- trứng, chân trời, ngấn bể sạch- tấm kính lau hết mây bụi, cảnh bình minh – mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh.
=> Tài quan sát, cảm nhận tinh tế, cách viết linh hoạt của tác giả.
2. Nếu tả quang cảnh một đầm sen đang mùa hoa nở, em sẽ lập dàn ý cho bài văn ấy như thế nào?
Gợi ý:
Mở bài: Nêu như thế nào? Thân bài: Tả cụ thể những hình ảnh và chi tiết tiêu biểu, nổi bật gì? Em định tả theo thứ tự như thế nào? Kết bài: Đầm sen gợi cho em những suy nghĩ và cảm xúc gì?
Trả lời: Dàn bài tham khảo
* Mở bài: Giới thiệu về địa điểm ngắm hồ sen, thời gian sen nở (từ tháng 5- 6).
* Thân bài:
– Tả bao quát hình ảnh đầm sen: Quang cảnh xung quanh đầm sen, không khí của đầm sen.
– Tả chi tiết:
+ Hình dáng của lá sen: bản rộng, tròn, che kín mặt nước, giống những chiếc áo phao để nâng đỡ hoa.
+ Hoa: cánh màu hồng nhạt/ trắng muốt, cánh hoa xòe rộng xếp đều quanh đài hoa, mỗi cánh hoa như chiếc thuyền nan thu nhỏ.
+ Đài hoa: như chiếc nón rộng lòng, xanh ngắt, trên đài hoa lấm tấm hạt ngọc vàng.
+ Cuống hoa dài, mọc thẳng, xung quanh được bao bởi gai nhỏ, sần sùi.
+ Búp hoa ( hoa khi chưa nở): giống như hai bàn tay khum khum úp lại với nhau, màu xanh thẫm/xanh nhạt.
– Tả hồ sen ở nhiều thời điểm khác nhau: lúc sáng sớm, giữa trưa nắng, lúc hoàng hôn buông xuống.
– Có thể tả hoạt động của con người trên hồ sen: hái hoa, ướp trà, chụp ảnh cùng với hoa.
* Kết bài: Cảm nhận về vẻ đẹp của đầm sen lúc đang nở rộ.
3. Nếu miêu tả một em bé ngây thơ, bụ bẫm đang tập đi, tập nói thì em sẽ lựa chọn những hình ảnh và chi tiết tiêu biểu, đặc sắc nào? Em sẽ miêu tả theo thứ tự nào?
Trả lời:
– Miêu tả một em bé ngây thơ, bụ bẫm đang tập đi, tập nói, có thể lựa chọn những chi tiết tiêu biểu( đôi mắt, miệng cười múm mím, đôi má, làn da trắng hồng như sữa…).
– Tính nết, hành động: hiếu động, ngoan ngoãn, cách tập đi, tập nói…
– Miêu tả theo thứ tự từ ngoại hình, đến hành động, rồi nêu cảm xúc của em.
4. Đọc lại Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài và Buổi học cuối cùng của A.Đô-đê, sau đó hãy tìm ở mỗi bài một đoạn văn miêu tả và một đoạn văn tự sự. Căn cứ vào đâu mà em nhận ra điều đó? Chỉ ra một vài liên tưởng, ví von, so sánh mà em cho là độc đáo và thú vị của hai tác giả trong hai bài văn trên.
Trả lời:
Bài học đường đời đầu tiên | Buổi học cuối cùng | |
Đoạn văn miêu tả | Cái chàng Dế Choắt… nhiều ngách như hang tôi. | Tôi bước qua ghế dài … thanh tra hoặc phát phần thưởng. |
Đoạn văn tự sự | Tôi chui tọt vào hang … không chui nổi vào tổ tao đâu ! | Khi qua trước trụ sở xã … chuyện gì nữa đây ?” |
Liên tưởng, ví von, so sánh độc đáo | – Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. – Hai cái răng đen nhánh … | – Những tờ mẫu … như những lá cờ nhỏ… |
Soạn văn ôn tập văn miêu tả ngắn gọn
Câu 1 (trang 120 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2)
– Cái hay và độc đáo của đoạn văn là ở:
+ Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh đẹp đẽ tráng lệ, gây kích thích tò mò và đầy sức gợi trong tâm trí người đọc. Khiến cho đoạn văn miêu tả thiên nhiên, cảnh biển vào bình minh đầy chất thơ vì vậy mà không gây cảm giác nhàm chán cho độc giả.
+ Giúp đoạn văn có những nét riêng trong khắc họa và thể hiện, thể hiện cái tài tình của nhà văn.
Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2)
* Mở bài: Giới thiệu địa điểm, thời gian ngắm hoa.
* Thân bài:
– Cái nhìn bao quát đầm sen.
– Tả thiên nhiên: mây, trời, gió, mặt nước…
– Tả chi tiết đầm sen: lá sen, búp, hoa (những cánh hoa mềm, mịn), nhị sen vàng,…
– Hoạt động con người: hái sen, chèo thuyền,..
* Kết bài: Suy nghĩ và cảm xúc của em.
Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2)
– Tả hình dáng của em bé:
+ Chiều cao
+ Gương mặt
+ Nước da
+ Ánh mắt
– Tả hoạt động tập đi của bé:
+ Bước chập chững
+ Vin vào tay mẹ, vào tường, vào xe tập đi
+ Cười thích thú khi được cổ vũ, khen ngợi
– Tả hoạt động tập nói của bé
+ Bập bẹ nói từng từ
+ Thích bắt chước nói theo người lớn
Câu 4 (trang 121 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
Bài học đường đời đầu tiên | Buổi học cuối cùng | |
Đoạn văn miêu tả | Cái chàng Dế Choắt… nhiều ngách như hang tôi. | Tôi bước qua ghế dài … thanh tra hoặc phát phần thưởng. |
Đoạn văn tự sự | Tôi chui tọt vào hang … không chui nổi vào tổ tao đâu ! | Khi qua trước trụ sở xã … chuyện gì nữa đây ?” |
Liên tưởng, ví von, so sánh độc đáo | – Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.- Hai cái răng đen nhánh … | – Những tờ mẫu … như những lá cờ nhỏ… |