Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Soạn văn 6: Ông lão đánh cá và con cá vàng. Đây là tài liệu hữu ích giúp
Do quỹ thời gian trên lớp hạn hẹp mà lượng kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6 khá lớn, nên đa số học sinh phải chuẩn bị bài trước ở nhà.
Chính vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Ông lão đánh cá và con cá vàng. Hy vọng tài liệu trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Xem Tắt
Soạn văn Ông lão đánh cá và con cá vàng chi tiết
I. Đôi nét về tác phẩm
1. Tóm tắt
Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh lão đánh cá nghèo sống với nhau trong một túp lều rách nát. Hằng ngày, người chồng đi thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi. Một hôm, ông lão ra biển đánh cá. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai thì thấy cây rong biển, lần thứ ba kéo lưới thì bắt được một con cá vàng. Con cá van xin ông lão thả mình ra và hứa sẽ trả ơn. Ông lão thả cá vàng nhưng không yêu cầu bất cứ điều gì. Về đến nhà, ông lão kể cho mụ vợ, bị mụ mắng té tát và quay lại. Lần thứ nhất, mụ đòi một cái máng cho lợn ăn mới. Lần thứ hai, mụ đòi một cái nhà rộng. Lần thứ ba, mụ muốn trở thành nhất phẩm phu nhân. Lần thứ tư, mụ vợ muốn làm một nữ hoàng. Tất cả mong muốn đều được cá vàng đáp ứng. Nhưng chẳng được bao lâu, mụ vợ lại bắt ông lão xin cá vàng cho mụ trở thành Long Vương để có thể ngự trị biển khơi và bắt cá vàng làm mọi thứ mụ yêu cầu. Cá vàng không nói gì cả mà chỉ quẫy đuôi rồi lặn xuống biển biến mất. Ông lão trở về nhà thì thấy túp lều nát năm xưa, còn mụ vợ thì đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.
Xem thêm tại Tóm tắt truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng
2. Bố cục
Gồm bốn phần:
Phần 1: Từ đầu đến “kéo sợi”. Giới thiệu về ông lão vợ chồng đánh cá.
Phần 2. Tiếp theo đến “chẳng cần gì”. Ông lão đánh cá bắt được con cá vàng.
Phần 3. Tiếp theo đến “ý muốn của mụ”. Lòng tham không đáy và sự bội bạc của mụ vợ.
Phần 4: Còn lại. Kết cục của sự tham lam và bội bạc.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Giới thiệu về vợ chồng ông lão đánh cá
– Nghề nghiệp: chồng làm nghề đánh cá, vợ làm nghề kéo sợi.
– Hoàn cảnh sống: sống trong một túp lều tồi tàn bên bờ biển
=> Cuộc sống khó khăn, khổ cực và không ổn định.
2. Ông lão bắt được con cá vàng
* Hoàn cảnh: một lần ông lão đi ra biển đánh cá
* Diễn biến:
– Lần đầu tiên kéo lưới chỉ thấy bùn, lần thứ hai chỉ thấy cây rong biển đến lần thứ ba thứ ba thì bắt được một con cá vàng.
– Cá vàng van xin ông lão thả mình xuống biển và hứa sẽ đền ơn.
* Kết quả: Ông lão thả cá nhưng không đòi hỏi gì cả.
=> Ông lão là một người nhân từ, hiền lành.
3. Lòng tham không đáy và sự bội bạc của mụ vợ
* Hoàn cảnh: Ông lão trở về nhà và kể lại sự tình cho mụ vợ nghe. Mụ vợ mắng ông té tát.
* Diễn biến:
– Yêu cầu của mụ vợ
- Lần thứ nhất: Mụ vợ bắt ông lão quay lại biển xin con cá vàng một cái máng cho lợn ăn.
- Lần thứ hai: Mụ đòi một tòa nhà đẹp.
- Lần thứ ba: Mụ không muốn làm nông dân mà muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân.
- Lần thứ tư: Mụ muốn trở thành nữ hoàng.
- Lần cuối cùng: Mụ muốn làm Long Vương ngự trị trên mặt biển để bắt cá vàng hầu hạ và làm theo ý mụ.
=> Hết lần này đến lần khác, mụ vợ đưa ra những yêu cầu. Yêu cầu sau lại cao hơn yêu cầu trước. Điều đó chứng tỏ lòng tham không đáy của mụ vợ.
– Thái độ của mụ với ông lão cũng càng tệ hơn: lúc đầu là quát mắng, sau đó là đuổi ra khỏi nhà và cuối cùng sai người đuổi đánh.
=> Không chỉ tham lam, mụ vợ còn là một kẻ bội bạc, quên hết những ơn nghĩa của ông lão dành cho mình.
– Thái độ của cá vàng: Bốn lần đầu tiên đều nói với ông lão hãy trở về và thấy nguyện vọng sẽ được đáp ứng. Chỉ đến lần cuối cùng mới không nói gì và quẫy đuôi biến mất.
=> Cá vàng là đại diện cho ước mơ khát vọng thay đổi cuộc đời của nhân dân.
– Thái độ của biển cả:
- Lần 1: gợn sóng êm ả
- Lần 2: biển đã gợn sóng
- Lần 3: biển nổi sóng dữ dội
- Lần 4: biển nổi sóng mù mịt
- Lần 5: biển nổi sóng ầm ầm
=> Đối diện với lòng tham không đáy của mụ vợ, đến cả thiên nhiên cũng phải nổi giận.
4. Hậu quả của con người tham lam và bội bạc
* Hoàn cảnh: Lần thứ năm, mụ vợ muốn trở thành Long Vương ngự trị trên mặt biển và cá vàng sẽ phải hầu hạ mình.
* Diễn biến:
– Ông lão đi ra biển cầu xin với cá vàng.
– Cá vàng không nói gì mà chỉ quẫy đuôi rồi biến mất.
* Kết quả: Khi trở về, cung điện đền đài biến mất, chỉ có túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa là mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.
=> Kết cục xứng đáng cho một kẻ vong ân phụ nghĩa, lòng tham không đáy.
=> Tổng kết: Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng đã ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.
Soạn văn Ông lão đánh cá và con cá vàng ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Trong truyện, mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng? Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Hãy nêu tác dụng của biện pháp này.
– Trong truyện có năm lần ông lão phải ra biển gọi cá vàng.
- Lần thứ nhất: Mụ vợ bắt ông lão quay lại biển xin con cá vàng một cái máng cho lợn ăn.
- Lần thứ hai: Mụ đòi một tòa nhà đẹp.
- Lần thứ ba: Mụ không muốn làm nông dân mà muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân.
- Lần thứ tư: Mụ muốn trở thành nữ hoàng.
- Lần cuối cùng: Mụ muốn làm Long Vương ngự trị trên mặt biển để bắt cá vàng hầu hạ và làm theo ý mụ.
– Biện pháp lặp lại như vậy có tác dụng:
- Tạo cho người đọc người nghe cảm giác hồi hộp, tạo tình huống cho câu chuyện.
- Sự lặp lại ở đây không giống nhau, các chi tiết thay đổi và có sự tăng tiến dần lên (sự thay đổi về lòng tham cũng tăng dần lên).
- Khiến cho tính cách của nhân vật được tô đậm rõ nét hơn.
Câu 2. Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào? Vì sao?
– Cảnh biển thay đổi:
- Lần 1: gợn sóng êm ả
- Lần 2: biển đã gợn sóng
- Lần 3: biển nổi sóng dữ dội
- Lần 4: biển nổi sóng mù mịt
- Lần 5: biển nổi sóng ầm ầm
– Vì: Biển cũng biết tức giận trước lòng tham vô đáy và sự bội bạc của mụ vợ. Biển không chỉ là thiên nhiên mà còn là tham gia vào diễn biến của toàn bộ câu chuyện. Thái độ của biển cũng chính là thái độ của nhân dân khi chứng kiến sự thay đổi của mụ vợ. Ban đầu, khi những yêu cầu còn chính đáng thì nhẹ nhàng, đến cuối thì trở nên giận dữ.
Câu 3. Em có nhận xét gì về lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ? Sự bội bạc của mụ đối với chồng đã tăng lên như thế nào? Khi nào sự bội bạc của mụ đi tới tột cùng (chú ý thái độ của mụ đối với cá vàng thể hiện ý muốn cuối cùng).
– Qua năm lần đòi hỏi của mụ vợ, em thấy:
- Lần 1 và lần 2: Những đòi hỏi về vật chất
- Lần 3: Đòi hỏi về danh vong
- Lần 4: Đòi hỏi danh vọng và quyền lực
- Lần 5: Đòi hỏi quyền uy (quyền làm chủ thiên nhiên – biển cả => có được cá vàng – có được tất cả mọi thứ)
=> Như vậy, lòng tham của mụ vợ cứ tăng mãi không có điểm dừng. Lúc đầu chỉ là để đáp ứng những nhu cầu về vật chất, khi đã đầy đủ rồi lại muốn có được quyền lực và cuối cùng là muốn có được mọi thứ.
– Sự bội bạc của mụ vợ với chồng:
- Lần đầu: chỉ mắng chồng là đồ ngốc
- Lần thứ hai: quát to hơn là đồ ngu
- Lần thứ ba: mắng như tát nước vào mặt chồng “Đồ ngu! Ngốc sao ngốc thế!”
- Lần thứ tư: giận dữ, nổi trận lôi đình và tát vào mặt chồng, sai người đuổi đánh chồng.
- Lần thứ năm: sai người lôi chồng đến
=> Như vậy, lòng tham của mụ càng lớn thì tình vợ chồng cũng nhạt dần rồi tan vỡ.
– Đối với cá vàng: Mụ đòi hỏi mọi thứ mà con người có thể có được. Nhưng thế vẫn là chưa đủ, mụ còn muốn cá vàng trở thành đầy tớ của mụ cho tiện sai bảo. Mụ không còn muốn đòi hỏi cá vàng qua ông lão. Mụ muốn gạt bỏ đi hai chữ “ân nhân” mà mụ mắc nợ ông lão. Sự bội bạc ở đây đã lên đến đỉnh điểm không thể dung tha.
Câu 4. Câu chuyện đã được kết thúc như thế nào? Ý nghĩa của cách kết thúc đó?
– Câu chuyện kết thúc là một sự trừng trị đối với mụ vợ.
– Ý nghĩa: thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một xã hội công bằng: kể xấu xa, tham lam, bội bạc cuối cùng sẽ bị trừng trị.
– Còn với ông lão đánh cá: ông không có gì nên cũng chẳng mất gì, ông được trở lại với cuộc sống bình yên trước đây.
Câu 5. Cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội tham lam hay tội bội bạc? Hãy nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng con cá vàng?
– Cá vàng trừng trị mụ vợ vì cả hai tội.
– Cá vàng tượng trưng cho sự biết ơn của nhân dân đối với người cứu giúp khi hoạn nạn, đó là lời hứa sẽ trả ơn ông lão nếu ông thả nó đi. Ngoài ra, cá vàng còn thể hiện ước mơ của nhân dân sẽ trừng trị thẳng tay những kẻ tham lam, bội bạc.
II. Luyện tập
Câu 1. Có ý kiến cho rằng nên đặt tên truyện này là Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng. Ý kiến của em thế nào?
– Theo em, ý kiến trên không sai.
– Vì:
- Mụ vợ cũng là nhân vật chính của truyện.
- Ý nghĩa của truyện là phê phán, nêu ra bài học cho những kẻ tham lam như mụ vợ.
Câu 2. Kể diễn cảm truyện cổ tích này
– Học sinh tự kể lại câu chuyện
– Chú ý: Diễn tả đúng giọng điệu của các nhân vật, kể đúng theo trình tự của câu chuyện (đặc biệt ghi nhớ đúng trình tự năm yêu cầu của mụ vợ).