Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh, Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu đến bài Soạn văn 9: Phong cách Hồ Chí Minh, hy vọng sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản cho học sinh khi
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là một tấm gương vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Có rất nhiều tác phẩm viết về cuộc đời của Người, trong đó văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà đã được đưa vào chương trình Ngữ Văn lớp 9.
Chúng tôi xin giới thiệu bài Soạn văn 9: Phong cách Hồ Chí Minh, kính mời bạn đọc cùng tham khảo.
Xem Tắt
Soạn văn Phong cách Hồ Chí Minh chi tiết
I. Tác giả
– Lê Anh Trà sinh năm 1927, mất năm 1999.
– Quê ở xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
– Là một nhà quân sự, nhà văn – nhà văn hóa tiêu biểu của Việt Nam.
– Ông được cấp bằng tiến sĩ tại Đại học Tổng hợp quốc gia Matxcơva năm 1965 và được phong phó giáo sư năm 1984, giáo sư năm 1991.
– Một số tác phẩm tiêu biểu:
- Tác phẩm Nguyễn Bỉnh Khiêm – nhà thơ triết lý – NXB Văn hóa 1957. Đây là tác phẩm ông viết cùng tác giả Lê Trọng Khánh.
- Tác phẩm “Giáo dục thẩm mỹ và xây dựng con người mới Việt Nam” – NXB Sự thật 1982.
- Mấy đặc điểm văn hóa đồng bằng sông Cửu Long – Chủ biên – Viện Văn hóa xuất bản 1984…
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ
Phong cách Hồ Chí Minh được trích từ “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị, trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” của Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990.
2. Bố cục
Gồm hai phần:
– Phần 1: Từ đầu đến “nhưng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Sự tiếp thu tinh hoa, văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh.
– Phần 2. Còn lại. Biểu hiện của nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
3. Tóm tắt
Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Hồ Chí Minh đã được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa các nước và thành thạo nhiều thứ tiếng khác nhau: Pháp, Anh, Hoa, Nga… Nhưng những nét văn hóa quốc tế ấy vẫn không làm ảnh hưởng đến nhân cách của một con người đậm chất Việt Nam với lối sống giản dị. Từ cuộc sống hằng ngày đến cách làm việc. Nếp sống giản dị và thanh đạm ấy giống như các vị danh nho thời xưa. Đó hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, làm cho mình khác người. Đó là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần của Bác.
Xem thêm tại Tóm tắt tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Sự tiếp thu tinh hoa, văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh
– Trong cuộc đời của mình, Hồ Chí Minh đã đi đến nhiều quốc gia trên thế giới ở phương Đông và phương Tây.
– Người thành thạo nhiều thứ tiếng không chỉ nói mà còn viết: Pháp, Anh, Hoa, Nga…
– Hiểu biết văn hóa, nghệ thuật một cách uyên thâm, biết tiếp thu cái đẹp và phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
– Tiếp thu văn hóa nhân loại nhưng vẫn giữ được lối sống truyền thống rất phương Đông, rất Việt Nam.
=> Một con người luôn không ngừng cố gắng học hỏi.
2. Biểu hiện của nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
– Ở: Lấy chiếc nhà sàn nhỏ bé bằng gỗ bên cạnh chiếc áo làm “cung điện” của mình. Chiếc nhà sàn vỏn vẹn có vài khóc để tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ.
– Mặc: Trang phục hết sức giản dị với bộ áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.
– Ăn: Đạm bạc với những món ăn dân tộc không chút cầu kì: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
– Sống ở đó một mình với tư trang ít ỏi là một chiếc va li con và một bộ quần áo, vài vật kỉ niệm.
=> Lối sống giản dị không giống với bất kì một vị chủ tịch hay tổng thống nào cả.
– Đánh giá phong cách sống: Giản dị, thanh cao xuất phát tự nhiên chứ không phải là Bác tự thần thánh hóa bản thân, tự làm cho mình khác người.
=> Lối sống của một con người yêu nước, yêu những vẻ đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
IV. Tổng kết
– Nội dung: Qua “Phong cách Hồ Chí Minh”, người đọc thấy được vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa nét văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
– Nghệ thuật: Hình ảnh chọn lọc và tiêu biểu, sử dụng từ Hán Việt, trích dẫn thơ…
Soạn văn Phong cách Hồ Chí Minh ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? Vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy?
– Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
- Nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng: Pháp, Anh, Nga, Hoa…
- Hiểu biết văn hóa, nghệ thuật một cách uyên thâm, biết tiếp thu cái đẹp và phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
– Lý do:
- Hồ Chí Minh đã đi đến nhiều quốc gia trên thế giới ở phương Đông và phương Tây.
- Tiếp thu văn hóa nhân loại nhưng có chọn lọc.
- Vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
Câu 2. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?
– Ở: Lấy chiếc nhà sàn nhỏ bé bằng gỗ bên cạnh chiếc áo làm “cung điện” của mình. Chiếc nhà sàn vỏn vẹn có vài phòng để tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ.
– Mặc: Trang phục hết sức giản dị với bộ áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.
– Ăn: Đạm bạc với những món ăn dân tộc không chút cầu kì: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
– Sống ở đó một mình với tư trang ít ỏi là một chiếc va li con và một bộ quần áo, vài vật kỉ niệm.
Câu 3. Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao vì:
– Giản dị: Từ ăn, mặc cho đến ở đều rất mực bình thường, không giống một vị tổng thống hay chủ tịch nào. Sống như vậy không nhằm để thần thánh hóa bản thân mà xuất phát từ con người của Bác.
– Thanh cao: Cách sống này như một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, đem lại hạnh phúc cho tâm hồn.
Câu 4. Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
– Nét đẹp của Bác có sự kết hợp giữa văn hóa dân tộc và tinh hoa nhân loại.
– Bác không chỉ sống giản dị mà còn thanh cao.
=> Cách sống đáng học tập, cũng như cảm thấy tự hào về vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
II. Luyện tập
Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Gợi ý:
1. Câu chuyện của ông Nguyễn Thế Văn quê ở Thái Bình là người thân cận duy nhất lo cho Bác từ giấc ngủ đến bữa ăn kể lại: “Mỗi bữa ăn của Bác chỉ có một niêu cơm nhỏ, một đĩa tai hoặc mũi lợn luộc, một chút mắm chua. Khi ăn, bao giờ Bác cũng gặp tai, mũi lợn ra một chiếc đĩa nhỏ rồi lấy chén đậy lại.
Va li quần áo của Bác chỉ có 2 chiếc quần đùi, 2 chiếc áo may ô và một bộ trang phục để tiếp khách thế nhưng Bác luôn dặn tôi phải hết sức cẩn thận cất giữ chiếc va li như báu vật, nếu đi đâu ra khỏi phòng phải cho vào tủ khóa lại…”
2. Câu chuyện của bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch kể lại khi làm việc ở văn phòng chủ tịch, có đôi khi bà còn đảm nhận công việc khâu vá quần áo, chăn màn cho bác. Theo lời bà kể: “Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá…”