Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí, Mời bạn đọc tham khảo bài soạn mà Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 11: Phong cách ngôn ngữ báo chí.
Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Phong cách ngôn ngữ báo chí, vô cùng hữu ích.
Mời các bạn học sinh lớp 11 tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu được giới thiệu ngay sau đây.
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí
I. Ngôn ngữ báo chí
1. Tìm hiểu một số thể loại văn bản báo chí
a. Bản tin
Một bản tin cần có thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp những tin tức mới cho người đọc.
b. Phóng sự
Phóng sự báo chí thực chất cũng là bản tin, nhưng được mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh, để cung cấp đến người đọc một cái nhìn đầy đủ, sinh động và hấp dẫn.
c. Tiểu phẩm
Tiểu phẩm có giọng văn thân mật, dẫn dã, có sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa một chính kiến về thời cuộc.
2. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí
a.
– Báo chí có nhiều thể loại, ngoài các thể loại tiêu biểu đã kể trên thì còn có: thư bạn đọc, phỏng vấn, quảng cáo, trao đổi ý kiến, bình luận, thời sự..
– Báo chí tồn tại ở hai dạng chính: dạng viết (báo viết) và dạng nói (đọc, thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh và truyền hình). Ngoài ra còn có loại báo hình, kèm lời dẫn giải, thuyết minh (báo ảnh, báo truyền hình, báo điện tử).
b. Mỗi thể loại đều có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ.
c. Ngôn ngữ báo chí có một chức năng chung là cung cấp tin tức thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng, đồng thời nêu lên quan điểm, chính kiến của tờ báo, nhằm thúc đẩy phát triển xã hội.
Tổng kết: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm.
3. Luyện tập
Câu 1. Đọc một tờ báo và xác định những thể loại văn bản báo chí trên tờ báo đó:
Những thể loại văn bản tiêu biểu trên một số tờ báo: Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, thư bạn đọc, quảng cáo, tiêu điểm…
Ví dụ: Trong tờ báo Hoa học trò có rất nhiều thể loại văn bản:
- Thư bạn đọc: Trò chuyện cùng anh Chánh Văn.
- Tiểu phẩm: Truyện cười…
Câu 2. Phân biệt hai thể loại: bản tin và phóng sự.
– Bản tin:
- Ngắn gọn
- Thời gian, địa điểm cụ thể, sự kiện chính xác
– Phóng sự:
- Thời gian, địa điểm và sự kiện nhưng được miêu tả, tường thuật chi tiết bằng hình ảnh cụ thể.
- Câu văn biểu cảm, từ ngữ sinh động.
Câu 3. Viết một tin ngắn phản ánh tình hình học tập ở lớp (chú ý những chi tiết cụ thể về thời gian, hoạt động, kết quả, số liệu…)
Gợi ý:
…., ngày … tháng … năm…
Tổng kết cuối học kì I
Buổi lễ tổng kết cuối học kì II của lớp … đã diễn ra. Tại buổi sinh hoạt, giáo viên chủ nhiệm đã thông báo danh sách 20 học sinh giỏi, 16 học sinh tiên tiến. Đại diện hội cha mẹ học sinh trao phần thưởng động viên các học sinh. Sau đó, ban cán sự lớp đã phát biểu về mục tiêu học tập và rèn luyện của học kì II. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét, thống nhất mục tiêu chung.