Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo), Mời bạn đọc tham khảo bài soạn mà Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 11: Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp
Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo), vô cùng hữu ích.
Mời các bạn học sinh lớp 11 tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu được giới thiệu ngay sau đây.
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)
II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí
1. Các phương tiện diễn đạt
a. Về từ vựng
– Từ vựng trong ngôn ngữ báo chí hết sức phong phú, và có thể nói ở mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể loại báo chí lại có một lớp từ vựng đặc trưng.
– Ví dụ: Bản tin thường dùng danh từ riêng chỉ địa danh, tên người, thời gian…
b. Về ngữ pháp
Câu văn trong ngôn ngữ báo chí rất đa dạng, nhưng thường ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc để đảm bảo thông tin chính xác.
c. Về các biện pháp tu từ
Ngôn ngữ báo chí không hạn chế các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp. Trong báo chí sử dụng không ít hình ảnh ví von, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ, song song phối hợp câu ngắn với câu dài… Những biện pháp tu từ này nhằm vào việc diễn đạt chính xác, có hình ảnh và nhạc điệu thích hợp với từng nội dung và thể loại.
2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí
a. Tính thông tin thời sự
Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ thông tin thời sự cập nhật, truyền bá những tin tức nóng hổi hàng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. Để đảm bảo chất lượng thông tin, ngôn ngữ phải chính xác, nhất là những thông tin về địa điểm, thời gian, nhân vật, sự kiện…
b. Tính ngắn gọn
Văn báo chí là lối văn ngắn gọn, lượng thông tin cao. Tiêu biểu cho sự ngắn gọn là bản tin, đặc biệt là loại tin vắn, tin nhanh, quảng cáo…
c. Tính sinh động hấp dẫn
Không phải thể loại nào cũng sinh động, hấp dẫn nhưng muốn thu hút sự chú ý của người đọc, ngôn ngữ báo chí phải kích thích sự tò mò hiểu biết của họ.
Tổng kết: Ngôn ngữ báo chí có ba đặc trưng cơ bản: tính thông tin thời sự, tính ngắn gọn, tính sinh động hấp dẫn. Các đặc trưng đó được thê rhienej ở những phương tiện diễn đạt đảm bảo chức năng thông tin của báo chí và tạo nên phong cách ngôn ngữ báo chí.
3. Luyện tập
Câu 1. Phân tích những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí (tính thông tin thời sự, tính ngắn gọn) thể hiện qua bản tin sau:
– Tính thông tin thời sự:
- Sự kiện diễn ra: Tỉnh An Giang đón nhận Quyết định của Bộ Văn hoá –Thông tin.
- Thời gian cụ thể: 3 – 2 – 2004
- Địa điểm: tỉnh An Giang.
– Tính ngắn gọn: Bản tin chỉ gồm có bốn câu văn ngắn gọn.
– Tính hấp dẫn: Đưa ra danh sách danh lam thắng cảnh, các hệ thống hang động và đường mòn hiểm trở để thu hút sự tò mò, hứng thú tìm hiểu của người đọc.
Câu 2. Viết một bài phóng sự ngắn mang tính thời sự (một vấn đề hay một hiện tượng mà dư luận quan tâm, ví dụ: môi trường sống, nạn cờ bạc, hủ tục mê tín ở địa phương)
Gợi ý:
Hiện nay, con người đang phải đối mặt với một vấn đề có tính cấp bách. Ô nhiễm môi trường. Bầu không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng khiến cho tầng ôzon. Khi không khí bị ô nhiễm sẽ ra mưa a-xít làm hư hại mùa màng, phá hủy nhiều rừng cây và đời sống của các sinh vật cũng bị đe dọa. Trái đất cũng ngày một nóng lên khiên cho băng tan chảy gây ra ngập lụt, bão, và sóng thần. Rác thải nhựa, ni-lông khó phân hủy sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống. Những hình thức thời tiết cực đoan như: mưa đá, sương muối, băng tuyết diễn ra ngày càng nhiều. Các dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện gây ra ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe của con người… Bởi vậy, con người cần phải có những biện pháp đúng đắn để bảo vệ môi trường sống của chính mình.