Soạn bài Phương pháp tả cảnh, Sau đây chúng tôi xin giới thiệu soạn văn lớp 6: Phương pháp tả cảnh, đây là một tài liệu vô cùng hữu ích giúp cho những bạn học sinh
Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến các thầy cô và những bạn học sinh tài liệu soạn văn lớp 6: Phương pháp tả cảnh, đã được chúng tôi đăng tải tại đây.
Soạn văn là công việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp của những bạn học sinh, điều này sẽ giúp cho các bạn có thể hiểu trước được một phần nào đó trong nội dung bài học và nhanh chóng tiếp thu hết những kiến thức được thầy cô giảng dạy trên lớp. Vì vậy, sau đây chúng tôi xin mời tất cả các bạn cùng tham khảo tài liệu soạn bài: Phương pháp tính.
Xem Tắt
Soạn văn Phương pháp Tả cảnh đầy đủ
I. Kiến thức cơ bản
Câu 1: Đọc ba văn bản sau (SGK – trang 45)
Câu 2: Trả lời các câu hỏi
a. Văn bản đầu miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư, trong một chặng đường của cuộc vượt thác. Tại sao có thể nói, qua hình ảnh nhân vật, ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ?
b. Văn bản thứ hai tả quang cảnh gì? Người viết đã miêu tả cảnh vật ấy theo một thứ tự nào?
c. Văn bản thứ ba là một bài văn miêu tả có ba phần tương đối trọn vẹn. Em hãy chỉ ra và tóm tắt các ý của mỗi phần. Từ dàn ý đó hãy nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn (miêu tả từ trên xuống dưới, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể hay theo thứ tự thời gian…).
Trả lời:
a. Miêu tả Dượng Hương Thư làm nổi bật cảnh thác dữ:
– Hoạt động nhanh, gấp rút: “nhanh như cắt” thả, rút sào
– Ngoại hình: Như một pho tượng đồng đúc, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa trên ngọn sào.
– Sử dụng biện pháp so sánh: hiện lên cảnh thác dữ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
b. Đoạn văn miêu tả dòng sông Năm Căn và rừng đước:
– Tác giả miêu tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao
– Hình ảnh so sánh độc đáo, chi tiết miêu tả sinh động: nước ầm ầm đổ ra biển đêm ngày như thác, cá bơi hàng đàn như người bơi ếch, đước dựng đứng như dãy tường thành dài vô tận…
c. Đoạn văn của Ngô Văn Phú có 3 phần:
– Phần mờ đầu: từ “Lũy làng là một vành đai” đến “màu của luỹ”: Giới thiệu khái quát về luỹ tre làng (phẩm chất, hình dáng và màu sắc).
– Phần thứ hai: tiếp theo đến “không rõ”: Lần lượt miêu tả cụ thể ba vòng tre của luỹ làng.
– Phần ba: Còn lại: cảm nghĩ về tình cảm của thảo mộc.
* Trình tự miêu tả:
Tác giả miêu tả từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong (trình tự không gian).
II. Rèn luyện kỹ năng
Câu 1: Nếu phải tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn thì em sẽ miêu tả như thế nào? Hãy suy nghĩ và trả lời theo sự gợi ý sau:
a. Em sẽ quan sát và lựa chọn những hình ảnh cụ thể, tiêu biểu nào cho quang cảnh ấy?
b. Em định miêu tả quang cảnh ấy theo thứ tự như thế nào?
c. Hãy viết mở bài và kết bài cho bài văn này.
Trả lời:
Quang cảnh trong giờ viết tập làm văn
a. Những hình ảnh tiêu biểu:
– Hoạt động của cô: ghi bảng, phát đề, …
– Hoạt động của học sinh: chuẩn bị giấy, tập trung làm bài, …
b. Theo thứ tự thời gian:
– Bắt đầu đọc (chép, phát) đề.
– Làm bài.
– Chuông (trống) báo hết giờ.
c. – Mở bài: Sau hồi chuông báo hết giờ ra chơi giữa buổi, không như mọi khi vẫn còn một số bạn nhởn nhơ đi vào, cả lớp đã ngồi yên lặng để chờ cô giáo. Đây là tiết kiểm tra môn văn đầu tiên ở học kì ai của chúng em.
– Kết bài: Phải nấn ná chừng hai phút sau thì cô mới thu gom được đầy đủ “tác phẩm” của chúng em. Không khi cả lớp như ong vỡ tổ. Ai cũng tranh nhau nói, mặt ai nấy đều lấm tấm mồ hôi. Đa số ai cũng làm bài tốt bởi gương mặt người bạn nào cũng rạng rỡ.
Câu 2: Nếu phải tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi thì trong phần thân bài em sẽ miêu tả theo thứ tự nào (theo thứ tự không gian: từ xa tới gần hay theo thứ tự thời gian: trước, trong và sau khi ra chơi)? Hãy lựa chọn một cảnh của sân trường trong giờ ra chơi ấy để viết thành một đoạn văn miêu tả.
Trả lời:
* Tả theo trình tự thời gian:
– Trước giờ ra chơi, sân trường yên ắng, tĩnh mịch.
– Trong giờ ra chơi:
+ Trống hết hai tiết, báo giờ ra chơi đã tới.
+ Học sinh từ các lớp ùa ra sân.
+ Cảnh học sinh chơi đùa.
+ Các trò chơi quen thuộc.
+ Cảnh giữa sân, các phía, góc sân.
+ Trống vào lớp, học sinh về lớp.
– Sân trường sau khi ra chơi trở về vẻ yên tĩnh vốn có.
* Tả theo trình tự không gian:
– Các trò chơi ở giữa sân, các góc sân.
– Một trò chơi đặc sắc, mới lạ, sôi động.
Đoạn văn:
Giờ ra chơi, mọi người ùa ra sân tíu tít như bầy chim non rời tổ. Phía trước cửa lớp em sân trường được chọn làm nơi đủ trò thú vị như nhảy dây, đá cầu, ô keo… Các bạn nữ lúc nào cũng nhanh nhảu “chiếm” phần hơn trên khoảng sân đó để làm nơi nhảy dây. Đôi khi sự hò reo của các bạn nữ khi chơi khiến các bạn nam hào hứng cùng tham gia: đội nam và đội nữ. Khi chơi vui vẻ như vậy, em lại thấy lớp mình đoàn kết, gần gũi nhau hơn. Những giờ ra chơi này sẽ mãi là kỉ niệm đẹp trong lòng mỗi đứa học trò như chúng em.
Câu 3: Hãy đọc kĩ đoạn văn sau và rút lại thành một dàn ý. (Đoạn văn trong SGK – trang 47).
Dàn ý:
– Mở bài: cảnh biển buổi sớm mai
– Thân bài:
Buổi chiều (biển lặng, đục ngầu, đầy như mâm bánh đúc)
+ Biển trong ngày mưa rào.
+ Biển chiều lạnh nắng tắt sớm.
+ Sự thay đổi màu sắc tùy thuộc vào màu sắc mây trời…
– Kết bài: Nguồn gốc của hình ảnh biển đẹp.
Soạn văn Phương pháp tả cảnh ngắn gọn
I. Phương pháp viết văn tả cảnh
Câu 1 (trang 46 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Đọc 3 văn bản trang 46 sgk Văn 6 tập 2.
Câu 2 (trang 46 ngữ văn 6 tập 2):
a. Miêu tả Dượng Hương Thư làm nổi bật cảnh thác dữ:
– Hoạt động nhanh, gấp rút: “nhanh như cắt” thả, rút sào.
– Ngoại hình: Như một pho tượng đồng đúc, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa trên ngọn sào.
– Sử dụng biện pháp so sánh: hiện lên cảnh thác dữ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
b. Đoạn văn miêu tả dòng sông Năm Căn và rừng đước:
– Tác giả miêu tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao.
– Hình ảnh so sánh độc đáo, chi tiết miêu tả sinh động: nước ầm ầm đổ ra biển đêm ngày như thác, cá bơi hàng đàn như người bơi ếch, đước dựng đứng như dãy tường thành dài vô tận….
c. Miêu tả lũy tre bao quanh làng:
– Từ đầu… màu của lũy: giới thiệu về lũy làng.
– Tiếp… lúc nào không rõ: miêu tả các vòng của lũy.
– Còn lại: cảm nghĩ về tình cảm của thảo mộc.
II. Luyện tập
Câu 1 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a. Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn:
– Hình ảnh trong lớp học: thầy cô, cảnh không gian lớp, đồ vật trong lớp, các bạn học sinh. Đặc tả một, vài bạn nổi bật.
b. Thứ tự miêu tả: Theo trình tự thời gian, từ khi có trống vào lớp tới khi phát đề, các bạn làm bài, cuối cùng giáo viên thu bài.
c. Mở bài: Giờ tập làm văn luôn là giờ học được mong đợi nhất trong lớp của em nên bạn nào bạn nấy cũng hào hứng, sôi nổi chờ cô phát đề. Đó là giờ học rèn cho chúng em thỏa sức “viết lách” xây dựng bài văn, đoạn văn của riêng mình.
– Kết bài: Giọng nói rõ ràng của cô giáo thông báo hết giờ làm bài. Các cây bút đồng loạt buông xuống bắt đầu những lời bàn tán sôi nổi mọi phía trong lớp. Cô kết thúc giờ kiểm tra trên tay xấp giấy cứ dày lên theo mỗi bước chân.
Câu 2 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Tả quang cảnh sân trường giờ ra chơi:
– Giờ ra chơi đã đến.
– Chúng em ùa ra sân như bầy ong vỡ tổ.
– Dưới gốc cây phượng, có một số bạn đang rủ nhau chơi nhảy dây, một số khác lại chơi trò đuổi bắt….
– Giữa sân các bạn đang chơi đá cầu và tụ tập để tập lại bài hát lúc nãy học.
– Trống vào lớp: chúng em chạy thật nhanh vào lớp để bắt đầu học tiết tiếp theo.
* Cách tả theo tự không gian.
* Chọn một cảnh của sân trường giờ ra chơi.
Chọn tả hoạt động dưới gốc cây phượng:
– Chúng em chạy thật nhanh đến dưới gốc cây phượng rồi túm tụm ngồi quanh một góc.
– Bạn Lan hôm nay kể cho chúng em nghe câu chuyện hôm qua bạn nhặt rau giúp mẹ nhưng không biết nhặt nên làm nát rau của mẹ khiến chúng em phì cười.
Câu 3 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Dàn ý của bài Biển đẹp diễn ra:
* Mở bài: Biển đẹp
* Thân bài:
– Buổi sớm nắng sáng.
– Buổi chiều gió mùa đông bắc.
– Ngày mưa rào.
– Buổi nắng sớm mờ.
– Buổi chiều lạnh.
– Chiều nắng tàn.
– Buổi trưa xế.
– Biển, trời đổi màu.
* Kết bài: Nhận xét về biển vì sao đẹp?