Soạn bài Qua Đèo Ngang, Bài Soạn văn 7: Qua Đèo Ngang, sẽ giúp ích cho việc chuẩn bị bài của học sinh. Kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo.
Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan nằm trong chương trình Ngữ Văn lớp 7, tập Một.
Tài Liệu Học Thi xin mời quý bạn đọc tham khảo bài Soạn văn 7: Bài thơ Qua Đèo Ngang. Hy vọng tài liệu này sẽ có ích trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Xem Tắt
Soạn văn Qua Đèo Ngang chi tiết
I. Tác giả
– Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ XIX, chưa rõ năm sinh năm mất.
– Quê ở làng Nghi Tàm nay thuộc quận Tây Hồ, Hà nội.
– Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan (thuộc Thái Ninh), tỉnh Thái Bình, do đó mà có tên gọi Bà Huyện Thanh Quan.
– Bà là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
II. Tác phẩm
– “Qua đèo ngang” là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật (gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ).
– Bố cục: 4 phần
- Hai câu đề: Cảnh vật thiên nhiên nơi Đèo Ngang.
- Hai câu thực: Cuộc sống con người nơi Đèo Ngang.
- Hai câu luận: Tâm trạng nhớ nhà của nhà thơ khi đứng trước Đèo Ngang.
- Hai câu kết: Nỗi cô đơn tột cùng của nhà thơ.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Hai câu đề: Cảnh vật thiên nhiên nơi Đèo Ngang
– Thời gian: “Bóng xế tà”, đây là thời điểm kết thúc của một ngày, khi con người thường trở về nhà sau một ngày lao động vất vả. Vậy mà nhà thơ lại một mình tại nơi đèo Ngang càng khiến cho nỗi cô đơn trở nên tột cùng.
– Khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang:
- “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” là hình ảnh ước lệ mang tính biểu tượng.
- Điệp từ: “chen” kết hợp với hình ảnh “đá, lá, hoa” gợi ra một thiên nhiên tuy hoang sơ nhưng lại tràn đầy sức sống.
=> Khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang được nhà thơ khắc họa chỉ bằng vài nét nhưng lại hiện ra đầy chân thực và sinh động.
2. Hai câu thực: Cuộc sống con người nơi Đèo Ngang
– Giữa thiên nhiên hoang sơ và rộng lớn con người xuất hiện:
Nghệ thuật đảo ngữ:
- Lom khom – tiều vài chú: hình ảnh vài chú tiều với dáng đứng lom khom dưới chân núi.
- Lác đác – chợ mấy nhà: hình ảnh vài căn nhà nhỏ bé thưa thớt, lác đác bên sông.
=> Nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn. Con người chỉ nằm là một chấm buồn lặng lẽ giữa một thiên nhiên rộng lớn. Cảnh vật và con người dường như có sự xa cách khiến cho không khí càng thêm hoang vu, cô quạnh.
3. Hai câu luận: Tâm trạng nhớ nhà của nhà thơ khi đứng trước Đèo Ngang
– Hình ảnh “con quốc quốc” và “cái gia gia” không chỉ là hình ảnh thực về hai loại chim (chim đỗ quyên, chim đa đa).
– Mà ở đây, nhà thơ đã sử dụng thủ pháp lấy động tả tĩnh: tiếng kêu “quốc quốc”, “đa đa” để qua đó bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương.
=> Hai câu thơ diễn tả nhớ nhung sâu đậm của Bà Huyện Thanh Quan.
4. Hai câu kết: Nỗi cô đơn tột cùng của nhà thơ
– Câu thơ “Dừng chân đứng lại, trời, non, nước” khắc họa hình ảnh nhà thơ một mình đứng tại nơi Đèo Ngang, đưa mắt nhìn ra xa cũng chỉ thấy thiên nhiên rộng lớn phía trước (có bầu trời, có núi non, dòng sông).
– Sự cô đơn của nhà thơ: “một mảnh tình riêng” – tình cảm riêng tư của nhà thơ không có ai để chia sẻ, “ta với ta” – đều chỉ nhà thơ, lúc này bà chỉ có một mình đối diện với chính mình, cô đơn và lẻ loi.
=> Hai câu kết khẳng định lại nỗi cô đơn, trống trải của tác giả trước thiên nhiên rộng lớn.
IV. Tổng kết:
– Nội dung: Bài thơ đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng sự sống con người nhưng vẫn còn hoang sơ. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà.
– Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn bát cú, biện pháp tu từ đảo ngữ, hình ảnh tượng trưng ước lệ…
Soạn văn Qua Đèo Ngang ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Căn cứ vào lời giới thiệu bước đầu về thơ thất ngôn bát cú Đường luật ở chú thích (*), em hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua đèo ngang về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6.
– Thể thơ: thất ngôn bát cú (8 câu, mỗi câu có 7 chữ).
– Cách gieo vần: Các chữ cuối ở câu 1, 2, 4, 6, 8 (tà, nhà, gia, ta)
– Phép đối: Câu 3 và câu 4 (Lom khom – lác đác, dưới núi – bên sông, tiều vài chú – chợ mấy nhà); Câu 5 và câu 6 (Nhớ nước – thương nhà, con quốc quốc – cái gia gia).
Câu 2. Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?
– Thời điểm: “bóng xế tà”
– Lợi thế: Đây là thời điểm kết thúc của một ngày, khi con người thường trở về nhà sau một ngày lao động vất vả. Vậy mà nhà thơ lại một mình tại nơi đèo Ngang càng khiến cho nỗi cô đơn trở nên tột cùng.
Câu 3. Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì? Chú ý đến không gian, thời gian, cảnh vật, âm thanh, cuộc sống của con người; các từ láy: lác đác, lom khom; các từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia.
– Không gian: nơi Đèo Ngang rộng lớn.
– Thời gian: bóng xế tà, thời điểm kết thúc một ngày.
– Cảnh vật: cỏ cây chen đá, lá chen hoa, thiên nhiên tràn đầy sức sống.
– Con người: tiều vài chú, chợ mấy nhà – con người nhỏ bé giữa thiên nhiên.
– Các từ láy: lác đác, lom khom – gợi sự thưa thớt, nhỏ bé của con người giữa thiên nhiên rộng lớn.
– Các từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia – gợi sự thương xót, đau lòng và nhớ mong của nhà thơ với quê hương, đất nước.
Câu 4. Hãy nhận xét về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.
Cảnh tượng Đèo Ngang hiện lên thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng sự sống con người nhưng vẫn còn hoang sơ.
Câu 5. Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang. Tâm trạng đó được thể hiện qua hai hình thức: mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào?
– Tâm trạng: nỗi nhớ nước thương nhà.
– Hình thức mượn cảnh nói tình: Cảnh tượng Đèo Ngang hoang sơ, rông lớn nhằm diễn tả nỗi cô đơn, lạc lõng của nhà thơ
– Hình thức trực tiếp tả tình: “Một mảnh tình riêng, ta với ta” – Nỗi cô đơn, trống trải của tác giả.
Câu 6. Nói đến một mảnh tình riêng giữa cảnh trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang thì có gì khác biệt với cách nói một mảnh tình riêng trong một khoảng không gian chật hẹp.
“Một mảnh tình riêng” là tình cảm nhỏ bé, riêng tư đối lập với không gian thiên nhiên rộng lớn càng làm cho nỗi cô đơn trống trải thêm sâu đậm.
II. Luyện tập
Tìm hàm nghĩa của cụm từ “ta với ta”.
– “ta với ta”: đều chỉ nhà thơ
– Lúc này bà chỉ có một mình đối diện với chính mình, cô đơn và lẻ loi.
=> Nỗi cô đơn không có ai chia sẻ và thấu hiểu.