Soạn bài Quan hệ từ, Chúng tôi xin giới thiệu bài Soạn văn 7: Quan hệ từ, kính mời bạn đọc cùng tham khảo.
Quan hệ từ là một kiến thức tiếng Việt quan trọng trong chương trình Ngữ Văn lớp 7, tập Một.
Chính vì vậy, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu bài Soạn văn 7: Quan hệ từ, mong rằng có thể giúp ích cho học sinh khi chuẩn bị bài.
Xem Tắt
Soạn văn Quan hệ từ
I. Thế nào là quan hệ từ?
1. Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học, hãy xác định quan hệ từ trong những câu trong SGK:
a. Quan hệ từ: của
b. Quan hệ từ: là
c. Quan hệ từ: và, nên
d. Quan hệ từ: mà, nhưng
2.
– Các quan hệ từ nói trên liên kết những từ ngữ hay những câu nào:
a. Liên kết từ “đồ chơi” với“chúng tôi”
b. Liên kết cụm từ “Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái” với “Mị Nương”
c. Từ và liên kết từ “điều độ” với “làm việc …”; từ nên liên kết hai vế của câu ghép.
d. Từ mà liên kết cụm từ “nhân lúc con ngủ” với “làm vài việc của riêng mình”; từ “nhưng” liên kết câu thứ 1 với câu 2.
=> Tổng kết: Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả… giữa các bộ phận của câu hay giữa các câu trong đoạn văn.
II. Sử dụng quan hệ từ
1.
a. Không bắt buộc phải có quan hệ từ
b. Bắt buộc phải có quan hệ từ
c. Không bắt buộc
d. Bắt buộc
e. Không bắt buộc
g. Bắt buộc
h. Bắt buộc
i. Không bắt buộc
2. Tìm quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ sau đây:
– Nếu… thì…
– Vì… nên…
– Tuy… nhưng…
– Hễ… thì…
– Sở dĩ…. vì…
3. Đặt câu
– Nếu tôi được điểm mười thì mẹ sẽ mua cho tôi một con búp bê.
– Vì đường trơn nên anh ta bị ngã.
– Tuy Hoa không học giỏi nhưng bạn ấy rất chăm chỉ.
– Hẽ anh ấy đến thì tôi sẽ về.
– Sở dĩ cậu không chiến thắng vì cậu quá chủ quan.
=> Tổng kết:
– Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được).
– Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp: vì… nên, tuy… nhưng, nếu… thì…
III. Luyện tập
Câu 1. Tìm quan hệ từ trong văn bản Cổng trường mở ra, từ “Vào đêm trước ngày… cho kịp giờ”.
Các quan hệ từ là: vào, của, còn, với, như, và, mà, nhưng, trong, cho
Câu 2. Điền các quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
Lâu lắm rồi nó cởi mở với tôi như vậy. Thực ra tôi và/với nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng, tôi ăn cơm cùng nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi với/bằng cái mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.
(Theo Nguyễn Thị Thu Huệ)
Câu 3. Trong các câu trong SGK, câu nào đúng, câu nào sai?
– Các câu đúng: b, d, g, i, l
– Các câu sai: a, c, e, h, k
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng quan hệ từ. Gạch chân dưới quan hệ từ trong đoạn văn đó.
Gợi ý:
– Nội dung: Miêu tả cảnh làng quê khi chiều về.
Khi bóng chiều đổ xuống cũng là lúc những chú bé mục đồng dẫn trâu trở về làng. Từng đàn trâu nối nhau bước đi trên con đê xanh mướt cỏ. Tiếng sáo du dương bay khắp không gian. Phía xa xa, trên bầu trời, đàn cò trắng bay về tổ sau một ngày kiếm ăn vất vả. Cảnh vật làng quê nhuốm màu hoàng hôn trông thật mờ ảo và đẹp tựa như một bức tranh của một họa sĩ nổi tiếng nào đó.
– Các quan hệ từ: khi, và, như, của
Câu 5. Phân biệt ý nghĩa của hai câu có quan hệ từ nhưng sau đây:
– Nó gầy nhưng khỏe: nhấn mạnh hơn vào sức khỏe.
– Nó khỏe nhưng gầy: nhấn mạnh hơn vào vóc dáng (gầy).
* Bài tập ôn luyện:
Câu 1. Đặt câu với các quan hệ từ sau: Nhờ… mà , càng… càng, không những… mà còn.
Câu 2. Tìm quan hệ từ trong các câu sau và xác định chúng dùng để biểu thị quan hệ gì?
a.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
(Ca dao)
b.
Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
(Vội vàng, Xuân Diệu)
c. “Tôi cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo. “
(Cuộc chia tay của những con búp bê, Khánh Hoài)
d. Anh ấy không chỉ đẹp trai mà còn rất tài giỏi.
Gợi ý:
Câu 1.
– Nhờ Lan cố gắng rèn luyện mà cuối năm em đã chiến thắng trong cuộc thi.
– Cô ấy càng ngày càng xinh đẹp.
– Bộ phim này không những nổi tiếng mà còn rất hay.
Câu 2.
a.
– Quan hệ từ: như
– Biểu thị quan hệ: so sánh
b.
– Quan hệ từ: của
– Biểu thị quan hệ: sở hữu
c.
– Quan hệ từ: nhưng, biểu thị quan hệ: tương phản
– Quan hệ từ: như, biểu thị quan hệ: so sánh
d.
– Quan hệ từ: không chỉ… mà còn
– Biểu thị quan hệ: tăng tiến