Soạn bài Quê hương của em trang 98, Soạn bài Quê hương của em trang 98 sách Cánh diều lớp 2 tập 2 giúp các em sẽ biết được kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì,
Soạn bài Quê hương của em trang 98 sách Cánh diều lớp 2 tập 2 giúp các em học sinh chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc hiểu, luyện tập và trao đổi.
Việc soạn bài trước các em sẽ biết được kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Quê hương của em sách Cánh diều, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.
Xem Tắt
Soạn bài Quê hương của em phần Chia sẻ
Câu 1. Hãy nói với bạn về quê hương em. Giới thiệu một hình ảnh quê hương?
Gợi ý đáp án
Tớ sinh ra và lớn lên ở Thái Bình, nơi nổi tiếng với Bài ca năm tấn. Ở đó là vùng đồng bằng trù phú với những cánh đồng trải dài như một tấm thảm khổng lồ. Mọi người quê tớ chủ yếu làm ruộng, những người nông dân lam lũ làm ra những hạt gạo xuất khẩu góp phần vào phát triển đất nước. Quê tớ cũng nổi tiếng với vùng biển xinh đẹp và yên bình. Tớ rất yêu và tự hào về quê hương của mình
Soạn Bài đọc 1: Bé xem tranh trang 99
Đọc hiểu
Câu 1. Bức tranh mà bạn nhỏ xem vẽ những gì?
Gợi ý đáp án
Bức tranh mà bạn nhỏ xem vẽ: đồng lúa, con đò cập bến, thuyền, con cò.
Câu 2. Vì sao bạn nhỏ nghĩ rằng đó là bức tranh vẽ làng quê của mình?
Gợi ý đáp án
Bạn nhỏ nghĩ rằng đó là bức tranh vẽ làng quê mình vì bức tranh giống buổi chiều hôm đó trời trong veo thẳng cánh cò bay.
Câu 3. Nói về một hình ảnh em thích trong bài thơ.
Gợi ý đáp án
Hình ảnh em thích trong bài thơ là đồng lúa chín với những bông lúa chín trĩu nặng hạt cong như đuôi gà, mùi thơm lúa chín xao xuyến.
Luyện tập
Câu 1. Tìm trong bài thơ một câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú của bạn nhỏ khi xem tranh.
Gợi ý đáp án
Trong bài thơ một câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú của bạn nhỏ khi xem tranh là:
Mắt bé long lanh
Chợt cười ngộ nghĩnh.
Câu 2. Đặt một câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú của em trước một bức tranh hoặc một cảnh đẹp.
Gợi ý đáp án
Đặt câu: Cảnh ở đây thật tuyệt!
Bài viết 1
Câu 1. Nghe – viết.
Câu 2. Chọn vần phù hợp với ô trống: ua hay uơ?
Th… nhỏ, Lê rất thích đi xem xiếc thú. Lê thích tiết mục voi nhún nhảy theo tiếng nhạc, h… vòi chào khán giả. Lê cũng rất thích tiết mục khỉ đ… xe đạp, tranh thắng th… ầm ĩ.
Gợi ý đáp án
Thưở nhỏ, Lê rất thích đi xem xiếc thú. Lê thích tiết mục voi nhún nhảy theo tiếng nhạc, huơ vòi chào khán giả. Lê cũng rất thích tiết mục khỉ đua xe đạp, tranh thắng thua ầm ĩ.
Câu 3. Tìm đường về với mẹ
a) Em chọn chữ (l hoặc n) phù hợp với ô trống . Giúp gà con tìm đường về với mẹ, biết rằng đường về nhà được đánh dấu bằng các tiếng bắt đầu với chữ n.
b) Em chọn vần (ên hoặc ênh) phù hợp với ô trống. Giúp vịt con tìm đường về với mẹ, biết rằng đường về nhà được đánh dấu bằng các tiếng có vần ên.
Gợi ý đáp án
a) nón, lợm, na, lừa, lá, nấm
Đường đi đúng về với mẹ là: nón, na, nấm.
b) nhện, nến, bệnh viện, bập bênh, ốc sên, kênh.
Đường đi đúng về với mẹ là: nhện, nến, ốc sên.
Câu 4. Tập viết
a) Viết chữ hoa (kiểu 2):
b) Viết ứng dung: Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.
Soạn Bài đọc 2: Rơm tháng Mười trang 102
Đọc hiểu
Câu 1. Đọc câu mở đầu và cho biết: Tác giả bài đọc kể về kỉ niệm gì?
Gợi ý đáp án
Tác giả bài đọc kể về những kỉ niệm mùa gặt tháng Mười thời thơ ấu.
Câu 2. Tìm những câu văn:
a) Tả vẻ đẹp của nắng tháng Mười
b) Tả vẻ đẹp của rơm tháng Mười
Gợi ý đáp án
a) Tả vẻ đẹp của nắng tháng Mười: Nhớ cái nắng hang tháng Mười trong như hổ phách.
b) Tả vẻ đẹp của rơm tháng Mười: Những con đường làng đầy rơm vàng óng ánh. Rơm héo tảo mùi hương thơm ngầy ngậy.
Câu 3. Trẻ con trong làng chơi những trò chơi gì trên những con đường, sân, ngõ đầy rơm?
Gợi ý đáp án
Trẻ con trong làng chạy nhảy, sưởi nắng, lăn lộn, vật nhau hay chơi trò lộn đầu xuống đất trên những con đường làng đầy rơm.
Luyện tập
Câu 1. Tìm trong bài đọc các từ ngữ:
a) Tả màu sắc, mùi thơm của rơm tháng Mười
b) Tả hoạt động của các bạn nhỏ
Gợi ý đáp án
a) Tả màu sắc, mùi thơm của rơm tháng Mười: vàng óng ánh, ngầy ngậy.
b) Tả hoạt động của các bạn nhỏ: chạy nhảy, nô đùa, lăn lộn, vật nhau, đi lộn đầu.
Câu 2. Đặt câu với một từ ngữ em vừa tìm được ở bài tập 1.
Gợi ý đáp án
Đặt câu:
Những con đường rơm vàng óng ánh trải dài khắp miền quê.
Bọn trẻ chơi đùa, chạy nhảy trông thật vui vẻ.
Bài viết 2
Câu 1. Chọn 1 trong 2 đề sau:
Gợi ý đáp án
Ở quê em, các bạn nhỏ, đặc biệt là các bạn gái rất thích chơi đánh chuyền. Đây là một trò chơi rất đơn giản. Chỉ cần hai đến ba người, một bó que nhỏ, thường là 10 chiếc, và một quả nặng như quả bưởi con hoặc quả cà, quả chanh là có thể bắt đầu cuộc chơi. Người chơi cầm quả nặng trên tay phải tung lên cao và nhặt từng que trước khi túm lấy quả nặng đang lơ lửng trên không trung. Người chơi cứ lặp lại nhự vậy cho đến khi làm rớt quả nặng xuống đất.
Câu 2. Mỗi tổ chuẩn bị một hoạt động trong Ngày hội quê hương sắp tới:
a) Sưu tầm tranh ảnh, viết, vẽ về quê hương.
b) Giới thiệu 1 -2 trò chơi của thiếu nhi ở quê hương.
c) Giới thiệu 1 -2 món ăn của quê hương.
Gợi ý đáp án
a) Sưu tầm tranh ảnh, viết, vẽ về quê hương.
Học sinh tự chuẩn bị
b) Giới thiệu 1 -2 trò chơi của thiếu nhi ở quê hương.
Trò chuyền quà
Chuẩn bị gói quà có chứa một món quà nhỏ như: Socola, đồ chơi…. Bạn nên chuẩn bị nhiều món quà nhỏ để đảm bảo bé nào cũng có cơ hội được nhận. Với các bé lớn hơn, bạn có thể chuẩn bị cả một hướng dẫn nhỏ để bé làm theo khi đến lượt mình. Ví dụ như “Sing Baa Baa Cừu đen” hay “Nhảy bằng một chân”…
Các bé sẽ ngồi thành một vòng tròn và chuyền bọc quà cho tới khi dừng nhạc. Thời điểm nhạc dừng bé nào đang cầm gói quà sẽ được mở một lớp giấy bọc.
Ban nhạc hòa tấu
Các bé xếp vòng tròn, có thể được chia thành 4 nhóm:
- Nhóm 1: Thực hiện tiếng trống “Thùng thình”
- Nhóm 2: Thực hiện tiếng mỏ “Tóc tóc”
- Nhóm 3: Thực hiện tiến đàn “Tưng tưng”
- Nhóm 4: Thực hiện tiếng chuông “Keng keng”
Đầu tiên, người quản trò đưa tay về phía nhóm nào thì nhóm đó sẽ reo vang loại nhạc cụ mà mình được phân công.
Để trò chơi thêm hứng thú, quản trò có thể điều khiển một lúc 2 tay và khi đưa tay lên thì đồng loạt 4 nhạc cụ đều vang lên và ngân dài nhạc cụ của mình, quản trò chỉ tay dưới đất thì tất cả đều phát ra tiếng “Hùm hùm…” và trò chơi được tiếp tục.