Soạn bài Sau phút chia ly, Đối với các tác phẩm văn học thuộc phần hướng dẫn học thêm, học sinh sẽ phải chuẩn bị bài ở nhà. Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu bài Soạn văn
Sau phút chia ly là văn bản sẽ được hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ văn lớp 7, tập Một.
Chính vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Sau phút chia ly. Xin mời quý bạn đọc cùng tham khảo.
Xem Tắt
Soạn văn Sau phút chia ly chi tiết
I. Tác giả
– “Chinh phụ ngâm khúc” nguyên văn chữ Hán của Đặng Trần Côn.
– Ông là người làng Nhân Mục – nay thuộc quận Thanh Xuân Hà Nội, sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII.
– Bản diễn Nôm từng được xem là của Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748), bà là một phụ nữ tài sắc, người làm Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc, nay là huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Có ý kiến lại cho rằng đó là của Phan Huy Ích.
II. Tác phẩm
– “Chinh phụ ngâm khúc” là khúc ngâm về nỗi lòng sầu thương, nhớ nhung của người vợ có chống ra trận.
– Đoạn trích “Sau phút chia ly” nói về tâm trạng của người vợ ngay sau phút chia ly , tiễn chồng ra chiến trường.
– Thể thơ: Bản diễn Nôm được viết theo thể Song thất lục bát (gồm hai câu bảy chữ, tiếp đến hai câu 6 – 8). Bốn câu thành một khổ thơ không hạn định.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Bốn câu thơ đầu:
– Tác giả sử dụng cách xưng hô thân mật: chàng – thiếp.
– Hình ảnh đối lập:
- đi – về
- cõi xa mưa gió – buồng cũ chiếu chăn
=> Sự chia cắt: Người chồng thì lên đường đi ra chiến trận, đối mặt với những khó khăn hiểm nguy. Còn người vợ thì trở về mái ấm gia đình, bình yên nhưng trống trải. Qua đó, nhấn mạnh một hiện thực phũ phàng đó là sự chia ly.
– Động từ “đoái” gợi ra hình ảnh người chinh phụ nhìn theo người chinh phu dù đã xa cách ngàn trùng.
– Hình ảnh ước lệ tượng trưng: “mây biếc” – “núi xanh” kết hợp với động từ “tuôn”, “trải” càng làm cho không gian trở nên rộng lớn, khiến cho nỗi buồn thêm lớn hơn, trải dài vô tận.
=> Như vậy, bốn câu thơ đầu đã khắc họa lại không khí chia ly nhuốm màu buồn bã, cô đơn của vợ chồng người chinh phụ.
2. 4 khổ tiếp
– Các địa danh được nhắc đến: Hàm Dương – Tiêu Tương: vị trí xa cách của hai vợ chồng.
– Hình ảnh đối lập:
- Chốn Hàm Dương: chàng còn ngoảnh lại
- Bến Tiêu Tương: thiếp hãy chồng sang
=> Hình ảnh lứa đôi thắm thiết, không nỡ xa cách.
– Điệp ngữ: Hàm Dương, Tiêu Tương tạo nên một nhịp điệu nối tiếp, gợi ra sự xa cách trùng điệp của người chinh phụ và chồng. Nỗi nhớ cũng giống như khoảng cách cứ trùng điệp nối tiếp nhau.
=> Bốn câu thơ tiếp theo một lần nữa nhấn mạnh nỗi nhớ nhung, buồn thảm bởi sự xa cách.
3. 4 câu cuối
– Hình ảnh đối lập: cùng trông lại – cùng chẳng thấy. Gợi không gian đã quá xa cách khiến cho hai người dù vẫn hướng về nhau nhưng không thể nhìn thấy nhau.
– Chỉ thấy thiên nhiên bạt ngàn: “ những mấy ngàn dâu”.
– Điệp ngữ: thấy, ngàn dâu, ai
– Tính từ chỉ mức độ tăng dần: xanh xanh – xanh ngắt
=> Hình ảnh thiên nhiên mênh mông đến hút tầm mắt khiến cho khoảng cách giữa hai người càng thêm rộng lớn.
– Câu cuối: câu hỏi tu từ “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” như muốn khẳng định nỗi buồn thương, cảm giác trống vắng cô độc của người ở lại không thể đo đếm được.
IV. Tổng kết:
– Nội dung: Đoạn trích cho thấy nỗi sầu của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. Nỗi buồn ấy vừa có tác dụng tố cáo chiến tranh, vừa thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ trong xã hội xưa.
– Nghệ thuật: nghệ thuật ngôn từ điêu luyện, biện pháp tu từ điệp ngữ, hình ảnh mang tính tượng trưng, thể thơ song thất lục bát…
Soạn văn Sau phút chia ly ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể song thất lục bát ở chú thích (*) hãy nhận dạng thể thơ của đoạn dịch được trích về số câu, số chữ trong các câu và cách hiệp vần trong một khổ thơ.
– Thể thơ song thất lục bát: Gồm hai câu bảy chữ, tiếp đến hai câu 6 – 8.
– Cách hiệp vần: Chữ cuối câu 7 trên vần với chữ cuối câu 6, đều vần bằng (chăn – ngăn). Chữ cuối của câu 6 vần với chữ sáu câu 8 đều vần bằng (Dương – Tương). Chữ cuối của câu 8 lại vần với chữ thứ năm câu 7 trên của khổ sau, vần bằng.
Câu 2. Qua 4 câu khổ thơ đầu, nỗi sầu chia ly của người vợ đã được gợi tả như thế nào? Cách dùng phép đối Chàng thì đi – Thiếp thì về và việc sử dụng hình ảnh “tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh” có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia ly đó?
– Nỗi sầu chia ly của người vợ qua bốn câu thơ đầu đã khắc họa lại không khí chia ly nhuốm màu buồn bã, cô đơn của vợ chồng người chinh phụ.
– Hình ảnh đối lập “Chàng thì đi – Thiếp thì về” và việc sử dụng hình ảnh “tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh” đã diễn tả sự chia cắt về không gian: Người chồng thì lên đường đi ra chiến trận, đối mặt với những khó khăn hiểm nguy. Còn người vợ thì trở về mái ấm gia đình, bình yên nhưng cô đơn, trống trải. Hiện thực về cuộc chia ly được gợi ra đầy chân thực và đau thương.
Câu 3. Qua 4 câu khổ thứ hai, nỗi sầu đó được gợi tả thêm như thế nào? Cách dùng phép đối còn ngảnh (ngoảnh) lại – hãy trông sang trong hai câu 7 chữ, cách điệp và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương – Tiêu Tương có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia ly?
– Nỗi sầu được gợi tả tăng thêm gấp bội.
– Cách dùng phép đối còn ngảnh (ngoảnh) lại – hãy trông sang đã diễn tả được hình ảnh quyến luyến, không nỡ xa rời của đôi vợ chồng trẻ.
– Cách điệp và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương – Tiêu Tương góp phần khắc họa không gian xa cách rộng lớn của người chinh phụ và người chinh phu. Từ đó, tăng thêm nỗi nhớ thương, buồn bã.
Câu 4. Qua 4 câu khổ cuối, nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào? Các điệp từ “cùng, thấy” trong hai câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia ly?
– Qua 4 câu thơ cuối, nỗi sầu chia ly được đẩy lên đỉnh điểm.
– Các điệp từ “cùng, thấy” trong hai câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu nhằm diễn tả nỗi nhớ này nối tiếp nỗi nhớ kia, kép dài miên man vô tận.
Câu 5. Hãy chỉ ra một cách đầy đủ các kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ và nêu lên tác dụng biểu cảm của các điệp ngữ đó:
– Điệp ngữ vòng: chẳng thấy – thấy xanh xanh, mấy ngàn dâu – ngàn dâu xanh ngắt.
– Điệp ngữ cách quãng: Hàm Dương – Tiêu Tương, chàng – thiếp
=> Tạo ra nhịp điệu trầm buồn cho đoạn trích nhằm diễn tả nỗi xót xa, thương cảm khi phải đối mặt với sự chia ly.
Câu 6. Từ những phân tích trên, em hãy phát biểu về cảm xúc chủ đạo, ngôn ngữ và giọng điệu của bài thơ:
– Cảm xúc chủ đạo: nỗi buồn thương, nhớ nhung và nuối tiếc.
– Ngôn ngữ, giọng điệu: trầm buồn, sâu lắng.
II. Luyện tập
Câu 1. Hãy phân tích màu xanh trong đoạn thơ bằng cách:
a. Các từ chỉ màu xanh: xanh, xanh xanh, xanh ngắt
b. Sự khác nhau trong các màu xanh:
Đối tượng khác nhau: xanh – núi, xanh xanh và xanh ngắt – ngàn dâu, ngoài ra xanh ngắt còn khác xanh xanh về mức độ.
c. Tác dụng: Núi xanh mây biếc gợi không gian rộng lớn. Còn “xanh xanh những mấy ngàn dâu” và “ngàn dâu xanh ngắt” nhằm nhấn mạnh vào khoảng cách chia ly mênh mông khiến cho nỗi sầu như trở nên rộng lớn hơn, đong đầy khắp không gian.
Câu 2. Học thuộc lòng đoạn thơ
– Học sinh tự học thuộc.
– Chú ý: tránh nhầm lẫn tên các địa danh, từ ngữ khó.