Soạn bài Sống chết mặc bay, Soạn văn 7: Sống chết mặc bay là một tài liệu vô cùng hữu ích giúp cho các bạn nhanh chóng và dễ dàng chuẩn bị trước nội dung bài học
Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến các bạn tài liệu soạn văn lớp 7: Sống chết mặc bay, đã được chúng tôi đăng tải tại đây.
Chúng tôi hy vọng rằng với hai phần: soạn văn chi tiết và soạn văn ngắn gọn ở phía dưới đây, thì mọi người có thể nhanh chóng chuẩn bị nội dung bài học trước khi đến lớp. Sau đây chúng tôi xin mời các bạn cùng tham khảo tài liệu soạn văn 7: Sống chết mặc bay.
Xem Tắt
Soạn văn Sống chết mặc bay chi tiết
I. Một số nét chính về tác giả
– Phạm Duy Tốn (1883-1924), nguyên quán Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội).
– Ông là một trong số những nhà văn mở đường cho truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
– Truyện ngắn của ông thường viết về hiện thực xã hội đương thời.
II. Kiến thức cơ bản về tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
– “Sống chết mặc bay” được sáng tác tháng 7 năm 1918.
– Đây là tác phẩm được xem là thành công nhất của Phạm Duy Tốn.
2. Bố cục
– Phần 1 (từ đầu đến “khúc đê này vỡ mất”): Tình hình vỡ đê và sức chống đỡ.
– Phần 2 (tiếp đó đến “Điếu, mày!”): Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm khi “đi hộ đê”.
– Phần 3 (còn lại): Cảnh vỡ đê và nhân dân lâm vào cảnh lầm than.
3. Tóm tắt
Nửa đêm, ở làng X thuộc phủ X, nước sông Nhị Hà ngày 1 dâng cao khiến khúc đê có nguy cơ vỡ. Trong lúc người dân đang cố giữ đê thì Quan phụ mẫu – kẻ được cử đi để giúp đan hộ đê lại đi chơi tổ tôm với đám nha lại trong đình. Hắn ung dung chơi bài cùng với bao kẻ hầu người hạ ngồi bên cạnh, lại còn mang biết bao đồ đạc quý hiếm để đi hộ đê. Y mải miết chơi tổ tôm đến mức ko biết gì đến những tiếng kêu, tiếng tù và của dân phu và bao người dân ở ngoài đê. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ nhưng hắn lại mắng chửi rồi ung dung chơi bài tiếp. Cuối cùng, khi đê đã vỡ, người dân lâm vào cảnh muôn sầu nghìn thảm cũng là lúc quan phụ mẫu cười sung sướng, hả hê khi ù ván bài lớn.
4. Đọc – Hiểu văn bản
a. Tình hình vỡ đê và sức chống đỡ
– Tình hình vỡ đê:
+ Thời gian: gần một giờ đêm.
+ Địa điểm: Khúc đê làng X, thuộc phủ X.
+ Thời tiết: trời mưa tầm tã, nước càng ngày càng dâng cao.
+ Thế đê: hai ba đoạn nước đã ngấm qua và rỉ chảy đi nơi khác.
⇒ Nghệ thuật tăng cấp, qua đó diễn tả sức hung bạo của mực nước và điều đó đang đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân.
– Sức chống đỡ của người dân:
+ Thời gian: từ chiều cho đến gần 1 giờ sáng.
+ Dân phú hàng trăm người vất vả, cố sức giữ đê: kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, người vác tre, nào đắo, nào cừ….
+ Tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ nhưng ai cũng đã mệt lử cả rồi.
⇒ Nghệ thuật: ngôn ngữ miêu tả, liệt kê, sử dụng động từ mạnh….
+ Không khí: khẩn trương, gấp gáp (trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi..).
⇒ Cảnh tượng nhốn nháo, căng thẳng, con người dường như bất lực hoàn toàn. Qua đó thể hiện tâm trạng lo lắng của tác giả.
b. Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm khi đi hộ đê
– Địa điểm: đình trên mặt đê, vững chãi, an toàn.
– Khung cảnh trong đình:
+ Đèn thắp sáng trưng, khói bay nghi ngút.
+ Nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng.
+ Quan phủ cùng nhau lại đánh tổ tôm: quan phụ mẫu uy nghi chễm chệ ngồi trên sập, say mê đánh tổ tôm.
– Khi đê vỡ:
+ Không hề lo lắng: “cau mặt, gắt: mặc kệ!”.
+ Vẫn không ngừng việc chơi bài.
⇒ Tên quan là kẻ vô trách nhiệm, thờ ơ trước nỗi khổ của nhân dân.
– Nghệ thuật: tương phản giữa cảnh tượng trong đình và ngoài đê, qua đó làm nổi bật sự hưởng lạc, vô trách nhiệm của tên quan phụ mẫu trước tình cảnh khốn khổ của nhân dân.
– Thái độ của tác giả: mỉa mai, châm biếm, phê phán bọn quan lại vô trách nhiệm và cảm thương với nỗi khổ của nhân dân (thể hiện qua các từ: than ôi, ôi…).
c. Cảnh vỡ đê và nhân dân lâm vào cảnh lầm than
– Nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết.
– Kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn.
⇒ Tình cảnh thảm sầu, đau thương.
5. Giá trị nghệ thuật
– Kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp khéo léo.
– Lời văn cụ thể, sinh động, giàu cảm xúc.
– Miêu tả nhân vật sắc nét.
6. Giá trị nội dung:
“Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên
Soạn văn Sống chết mặc bay ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi trong sgk
Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ văn 7 tập 2)
Truyện ngắn Sống chết mặc bay có thể chia làm 3 đoạn:
– Phần 1 (từ đầu … khúc đê này hỏng mất): Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.
– Phần 2 (tiếp… điếu, mày!): Bọn quan lại vô trách nhiệm đánh tổ tôm trong khi “đi hộ đê” bỏ mặc dân chúng trước cơn lũ.
– Phần 3 (còn lại): Đê vỡ nhân dân sa vào cảnh lầm than.
Câu 2 (trang 81 sgk Ngữ văn 7 tập 2)
a. Hai mặt tương phản trong truyện:
Dân chúng vật lộn với bão lũ, chống chọi với mưa lũ >< Bọn quan lại hộ đê ngồi nơi an toàn, nhàn nhã đánh bài bạc bỏ mặc dân chúng
b. Cảnh người dân hộ đê: căng thẳng, nhốn nháo
+ Người dân bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử.
+ Mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên.
⇒ Thảm cảnh người dân chống cơn nước lũ buồn thảm, khổ cực.
* Cảnh bọn quan lại: nhàn hạ, an toàn.
+ Quan lại ngồi nơi cao ráo, vững chãi, quây đánh tổ tôm.
+ Cảnh trong đình nhàn nhã, đường bệ, nguy nga.
⇒ Quan lại tắc trách, tham lam.
c. Hình ảnh viên quan hộ đê: bỏ mặc dân, ngồi chơi nhàn nhã
+ Đồ dùng sinh hoạt cho quan hộ đê thể hiện cuộc sống xa hoa: ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà.
+ Quan ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu người hạ túc trực, được ăn cao lương mĩ vị.
+ Quan đỏ mặt, tía tai đòi cách chức, đuổi cổ người dân báo đê vỡ.
→ Sự đê tiện, tham lam của tên quan vô lại.
d. Tác giả dựng lên cảnh tương phản nhằm:
+ Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam, lòng lang dạ thú của bọn quan lại.
+ Cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân khi chống chọi bão lũ.
+ Cảnh người dân thống khổ, cảnh quan sung sướng vì thắng ván bài.
Câu 3 (trang 82 sgk Ngữ văn 7 tập 2)
a. Phép tăng cấp được thể hiện trong nhiều mặt:
– Cảnh hộ đê của dân: tăng cấp theo mức độ nguy cấp: mưa tầm tã, vẫn mưa tầm tã trút xuống, nước sông dâng lên to quá.
– Cảnh quan lại nhàn hạ, sa hoa trên đình đối lập với cảnh khốn khổ của dân chúng chống chọi với mưa lũ.
b. Phép tăng cấp dùng để miêu tả thái độ vô trách nhiệm, lòng dạ lang thú của viên quan:
+ Quan ngồi nơi vững chãi, an toàn, có kẻ hầu người hạ xung quanh.
+ Quan la mắng, dọa dẫm đám người bẩm báo đê vỡ.
+ Mức độ vô trách nhiệm, cáu gắt vô lý của quan được thể hiện rõ nét.
c. Sự kết hợp của nghệ thuật tăng cấp đã tố cáo, phê phán sự thờ ơ, tắc trách của quan hộ đê.
+ Y vui mừng, sung sướng khi thắng ván bài trong khi dân khốn cùng, khổ cực.
→ Nghệ thuật đối làm tăng cao khả năng tố cáo, phê phán sâu sắc kẻ lòng lang dạ thú.
Câu 4 (trang 82 sgk Ngữ văn 7 tập 2)
– Giá trị hiện thực: Phản ánh bộ mặt giai cấp thống trị tham lam, vô trách nhiệm mà tiêu biểu là tên quan phụ mẫu hộ đê đối lập hoàn toàn với cuộc sống cơ cực, bần than khốn khổ của nhân dân..
– Giá trị nhân đạo: Cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người dân do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.
– Giá trị nghệ thuật:
+ Có trình độ ngôn ngữ khá sinh động. Ngôn ngữ phần nào thể hiện hết được cá tính nhân vật,
+ Tác giả sử dụng thành biện pháp tương phản, tăng cấp nhằm trực tiếp phê phán bản chất xấu xa của bọn quan lại thú tính.
II. Luyện tập
Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ văn 7 tập 2)
Hình thức ngôn ngữ | Có | Không |
Ngôn ngữ tự sự | X | |
Ngôn ngữ miêu tả | X | |
Ngôn ngữ biểu cảm | X | |
Ngôn ngữ người kể chuyện | X | |
Ngôn ngữ nhân vật | X | |
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm | X | |
Ngôn ngữ đối thoại | X |
Câu 2 (trang 83 sgk Ngữ văn 7 tập 2)
– Qua ngôn ngữ đối thoại của quan phủ có thể thấy tính cách của nhân vật quan phủ rất hách dịch, thản nhiên với việc vỡ đê, chăm chút quan tâm tới ván bài tỏ rõ là kẻ ham mê cờ bạc.
– Ngôn ngữ và hành động có vai trò quan trọng khắc họa rõ nét tính cách nhân vật.