Soạn bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt của Đặng Thai Mai, Soạn văn lớp 7: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt là một tài liệu vô cùng hữu ích mà chúng tôi muốn gửi đến cho các
Hôm nay, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến cho các thầy cô và các bạn cùng tham khảo tài liệu soạn văn 7: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, đã được chúng tôi đăng tải tại đây.
Với tài liệu này, chúng tôi hi vọng rằng việc soạn bài trước ở nhà của các bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tài liệu soạn văn Sự giàu đẹp của Tiếng Việt sau đây sẽ gồm hai phần chính: soạn văn đầy đủ và soạn văn ngắn gọn, mời các thầy cô và các bạn cùng tham khảo.
Xem Tắt
Soạn văn Sự giàu đẹp của Tiếng Việt đầy đủ
I. Một vài nét về tác giả
– Đặng Thai Mai (1902-1984) quê ở làng Lương Điền, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
– Ông là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội có uy tín.
– Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông vừa dạy học, hoạt động cách mạng, vừa sáng tác và nghiên cứu văn học.
– Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông giữ nhiều trọng trách trong bộ máy chính quyền và các cơ quan văn nghệ, đồng thời viết một số công trình nghiên cứu văn học có giá trị lớn.
– Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
II. Kiến thức cơ về tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
“Sự giàu đẹp của tiếng Việt” (tên bài do người soạn sách đặt) là đoạn trích ở phần đầu của bài nghiên cứu “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”, in lần đầu vào năm 1967, được bổ sung và đưa vào “Tuyển tập Đặng Thai Mai, tập II”.
2. Bố cục
– Phần 1 (từ đầu đến “qua các thời kỳ lịch sử”): Nhận định chung về sự giàu đẹp của tiếng Việt
– Phần 2 (còn lại): Chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt
3. Tìm hiểu văn bản
a. Vẻ đẹp của tiếng Việt:
Đọc đoạn: “Từ đầu … qua các thời kỳ lịch sử”.
Câu mở đầu nêu lên điều gì?
– Khẳng định giá trị và địa vị của Tiếng Việt.
Các câu còn lại có nhiệm vụ gì?
– Câu 3 nêu luận điểm, câu 4, 5 giải thích, mở rộng luận điểm.
Cái đẹp và cái hay được giải thích là gì?
Cái đẹp:
– Hài hoà về âm hưởng, thanh điệu;
– Tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.
Cái hay:
– Có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của con người;
– Thoả mãn các yêu cầu phát triển của xã hội.
* Tiếng Việt hài hòa về mặt âm hưởng (là sự hòa hợp về mặt âm thanh, thanh điệu; rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu; có đầy đủ khả năng để diễn đạt tư tưởng, tình cảm và thể hiện cái nhìn, tầm văn hoa uyên bác ở người viết).
* Tóm lại đặc sắc của đoạn văn nêu vấn đề là ở chỗ: nó rất mạch lạc và mẫu mực về bố cục đến từng câu văn, từng hình ảnh.
– Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp trước hết đẹp về mặt ngữ âm.
– Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc, rất lành mạnh trong lối nói, uyển chuyển trong cách đặt câu, ngon lành trong tục ngữ.
b. Chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt:
Đọc đoạn “Tiếng Việt trong cấu … câu tục ngữ”.
Câu đầu tiên của đoạn có tác dụng gì?
– Nêu đặc điểm cần chứng minh của đoạn là T.Việt khá đẹp.
Tác giả chứng minh tiếng Việt đẹp với mấy dẫn chứng?
– Với 2 dẫn chứng: Thực tế, khách quan tiêu biểu.
– Nhận xét của người ngoại quốc sang thăm nước ta: “Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc”.
– Trích một lời dẫn của một giáo sĩ nước ngoài: “Tiếng Việt là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”.
* Đọc đoạn “Tiếng Việt chúng ta … văn nghệ”
Tiếp theo tác giả chứng minh và giải thích sự giàu đẹp và có khả năng phong phú của TV được thể hiện ở những phương diện nào?
– Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (6 thanh).
– Từ vựng dồi dào, giàu chất thơ, nhạc, họa.
– Ngữ pháp cũng dần uyển chuyển, chính xác, hài hòa, cân đối.
– Tiếng Việt có khả năng thỏa mãn mọi nhu cầu của đời sống văn hóa ngày một phát triển về mọi mặt: kinh tế, chính trị, khoa học …
Hãy tìm một số dẫn chứng để làm rõ các nhận định của tác giả?
– Từ mới xuất hiện: Mat tinh, in-tơ-net.
– Tiếng nước ngoài được việt hóa: xà phòng, ô tô, tivi.
* Tóm lại: Cái đẹp, cái hay của Tiếng Việt thể hiện qua:
– Nguyên âm, phụ âm phong phú.
– Thanh điệu giàu có.
– Từ vựng dồi dào, ngày một nhiều, giàu chất thơ, nhạc, họa.
– Ngữ pháp dần uyển chuyển, chính xác, hài hòa, cân đối.
4. Giá trị nghệ thuật
– Kết hợp khéo léo giữa lập luận giải thích và lập luận chứng minh, bình luận.
– Lập luận chặt chẽ.
– Dẫn chứng phong phú, bao quát toàn diện.
– Câu văn mạch lạc, trong sáng, sử dụng nhiều biện pháp mở rộng câu.
Soạn văn Sự giàu đẹp của Tiếng Việt ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi trong sgk
Câu 1 (trang 37 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Phần 1 (đoạn 1, 2): Tiếng Việt đẹp và hay (luận điểm chính, tổng quát)
Phần 2 (còn lại): Chứng minh sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt.
Câu 2 (trang 37 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Nhận định Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp và hay được trình bày:
+ Câu mở đầu khẳng định giá trị, vị thế của tiếng Việt.
+ Vế thứ hai, giải thích ngắn gọn nhận định ấy.
Câu 3 (trang 37 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả trình bày những ý kiến theo 2 phương thức: trực tiếp, gián tiếp.
+ Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, cái đẹp ở mặt ngữ âm.
+ Ý kiến của một người.
Câu 4 (trang 37 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện qua: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp
– Ngữ âm: Hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, giàu thanh điệu.
– Từ vựng: dồi dào giá trị thơ, nhạc, họa, gợi hình, giàu nhạc điệu.
– Ngữ pháp: tiếng Việt rất uyển chuyển, nhịp nhàng.
+ Ví dụ: sự hài hòa về thanh điệu, sự phong phú về ngôn từ trong Truyện Kiều hoặc trong Chinh phụ ngâm, thơ của Tố Hữu….
⇒ Tác giả làm nổi bật sự giàu có của tiếng Việt, chính là sự sáng tạo từ ngữ mới phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Câu 5 (trang 37 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận ở bài văn này:
– Tác giả kết hợp hài hòa giữa giải thích, chứng minh với bình luận.
– Lập luận chặt chẽ: nhận định ngay phần mở bài, tiếp đó chứng minh.
– Tác giả đã phải sử dụng một hệ thống chặt chẽ: nêu nhận định khái quát, giải thích bằng nhiều phương thức linh hoạt.
– Sử dụng biện pháp mở rộng câu nhằm làm rõ nghĩa giống như vừa ghi chú, vừa bổ sung thêm nhiều khía cạnh mới hoặc mở rộng điều đang nói.nước ngoài: ấn tượng của họ khi nghe người Việt nói, nhận xét của những người am hiểu tiếng Việt như các giáo sĩ nước ngoài.
+ Hệ thống nguyên âm và phụ âm giàu thanh điệu, phong phú.
II. Luyện tập
Câu 1 (trang 37 sgk Ngữ văn tập 2)
Phạm Văn Đồng: “Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa; đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học mà những nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… và những nhà văn, nhà thơ ngày nay ở miền Bắc và miền Nam đã nâng lên đến trình độ rất cao về nghệ thuật.”
Câu 2 (trang 37 sgk Ngữ văn tập 2)
Dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngữ âm và từ vựng :
– “Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bón lồng hoa.”
(Cảnh khuya – Hồ Chí Minh)
– “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây xen lá đá chen hoa
Lom khom dưới núi tiêu vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.”
(Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)