Soạn bài Thơ Hai-cư của Ba-sô, Hôm nay, Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 10: Thơ Hai-cư của Ba-sô.
Hôm nay, Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Thơ Hai-cư của Ba-sô, giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài.
Mời các bạn học sinh lớp 10 tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi đăng tải dưới đây.
Soạn bài Thơ Hai-cư của Ba-sô
I. Tác giả
– Ma-su-ô Ba-sô (Matsuo Bashô, 1644 – 1694) là nhà thơ hàng đầu của Nhật Bản.
– Ông sinh ra ở U-ê-nô, xứa I-ga (nay là tỉnh Mi-ê) trong một gia đình võ sĩ cấp thấp.
– Khoảng vào năm 28 tuổi, ông chuyển đến Ê-đô (nay thuộc Tô-ki-ô) sinh sống và bắt đầu làm thơ hai-cư với bút hiệu là Ba-sô.
– Một số tác phẩm của ông như: Du ký Phơi thân đồng nội (1685), Đoản văn trong đãy (1688), Cánh đồng hoang (1689), Áo tơi cho khỉ (1691), Lối lên miền Ô-ku (1689)…
– Một số nhà thơ Hai-cư khác như: Y. Bu-sôn (1716 – 1783), K. Ít-sa (1763 – 1827), M. Si-ki (1767 – 1902)…
II. Tác phẩm
1. Hình thức
– Thơ hai-cư là một thể loại thơ độc đáo của Nhật Bản.
– Thơ hai-cư có số từ vào loại ít nhất so với các thể thơ khác, chỉ có 17 âm tiết (hoặc hơn một chút), được ngắt ra làm 3 đoạn theo thứ tự thường là 5 – 7 – 5 âm tiết.
– Mỗi bài thơ đều có một tứ thơ nhất định, thường chỉ ghi lại một phong cảnh với vài sự vật cụ thể, trong một thời điểm nhất định để từ đó khơi gợi cảm xúc, suy tư nào đó.
– Về ngôn ngữ, thơ hai-cư không dùng nhiều tính từ và trạng từ để cụ thể hóa sự vật, chủ yếu chỉ sự dùng những nét chấm phá, gợi chứ không tả, chứa nhiều trí tưởng tượng cho người đọc.
2. Nội dung
– Thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hóa phương Đông nói chung.
– Hai-cư thường thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người và vạn vật nằm trong mối quan hệ khăng khít với một cái nhìn nhất thể hóa.
– Thơ hai-cư có luật cơ bản là không đả động đến cảm xúc mà chủ yếu chỉ ghi lại sự việc xảy ra trước mắt.
III. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố Ê – đô và nỗi niềm hoài cảm về Kinh đô Ki – ô – tô đẹp đẽ đầy kỉ niệm được thể hiện qua bài 1 và 2 như thế nào?
– Bài 1: Quê hương của Ba-sô ở Mi-ê, ông sống ở Ê-đô đã được mười năm nay mới có dịp về thăm lại quê. Nhưng khi đi rồi, ông lại cảm thấy nhớ Ê-đô. Có lẽ thời gian gắn bó đã khiến Ê-đô thân thiết, gắn bó giống như quê hương thứ hai của ông.
– Bài 2: Tiếng chim đỗ quyên chính là âm thanh đầu tiên khi ông quay lại Ki-ô-tô sau hai mươi năm. Âm thanh này đã gợi nhắc nhà thơ nhớ về một Ki-ô-tô của quá khứ, một Ki-ô-tô đã xa xôi.
=> Hai bài thơ đã bộc lộ tình cảm yêu mến thành phố Ê – đô và nỗi niềm hoài cảm về Kinh đô Ki – ô – tô đẹp đẽ đầy kỉ niệm
Câu 2. Tình cảm của tác giả đối với mẹ, với một em bé bị bỏ rơi thể hiện trong các bài 3, 4 như thế nào? Hình ảnh trong các bài thơ đó mơ hồ, mờ ảo ra sao?
– Bài 3: Khi Ba-sô trở về quê, người mẹ của ông đã mất. Anh trai đã đưa cho ông di vật còn lại của mẹ là một mớ tóc bạc. “Làn sương thu” được hiểu là mái tóc của mẹ bạc như sương. Nhà thơ đã thể hiện nỗi niềm xót xa, đau đớn qua bài thơ.
– Bài 4: Ngày xưa, người nông dân Nhật rất nghèo, vào những năm đói kém có nhiều người phải bỏ con vào rừng. Bởi vậy khi nghe tiếng vượn hú ông liên tưởng đến tiếng trẻ con khóc. Gió mùa thu thổi khiến cõi lòng tái tê.
– Hình ảnh “làn sương thu”, tiếng vượn hú”, “gió thu tái tê” đều gợi ra sự mơ hồ, mờ ảo.
Câu 3. Qua bài 5, anh chị cảm nhận được vẻ đẹp gì trong tâm hồn nhà thơ?
Nhà thơ có một tâm hồn cao đẹp khi đồng cảm với những sinh vật tội nghiệp và tình thương yêu sâu sắc của nhà thơ đối với những kiếp người nghèo khổ.
Câu 4. Mối tương giao giữa các sự vật hiện tượng trong vũ trụ được thể hiện như thế nào trong bài 6, 7. Hình tượng thơ đẹp, thú vị ở chỗ nào?
– Bài số 6: Hoa anh đào tượng trưng cho mùa xuân đang đến. Khi những cánh hoa anh đào rơi làm gợn mặt hồ. Qua bài thơ, tác giả muốn nói đến sự tương giao của mọi vật trong vũ trụ, mọi vật trong thế giới này đều tác động qua lại lẫn nhau, không có vật thể nào tồn tại độc lập.
– Bài số 7: Tiếng ve tượng trưng cho mùa hè đang đến. Những tiếng ve kêu lại vắng lặng u trầm như thấm vào đá. Từ đó gợi ra liên tưởng kì lạ thể hiện sự tương giao màu nhiệm giữa cảm giác, âm thành và vật thể.
– Hình ảnh đẹp đẽ gần gũi nhưng được gửi gắm những triết lí sâu sắc.
Câu 5. Khát vọng được sống, được tiếp tục lãng du của Ba-sô được thể hiện như thế nào trong bài 8?
Đây là bài thơ Ba-sô làm trước khi mất. Mặc dù sắp từ giã cõi đời, ông vẫn còn vẫn còn muốn tiếp tục cuộc hành trình lang thang bằng chính tâm hồn của mình.
Câu 6. Tìm “quý ngữ” và cảm thức thẩm mĩ về cái Vắng lặng, Đơn sơ, U huyền trong các bài 6, 7, 8.
– Quý ngữ trong các bài thơ:
- Bài 6: Hoa đào (chỉ mùa xuân)
- Bài 7: Tiếng ve (chỉ mùa hè)
- Bài 8: Cánh đồng hoang vu (chỉ mùa đông).
– Cảm thức thẩm mĩ về cái Vắng lặng, Đơn sơ, U huyền:
- Đơn sơ, vắng lặng: cánh hoa đào mỏng manh rơi làm mặt hồ gợn sóng.
- U huyền: âm thanh của tiếng ve ngân tưởng như thấm sâu vào đá, một linh hồn sắp lìa khỏi thế gian vẫn muốn tiếp tục lang thang trên cánh đồng hoang vu, bất tận.