Soạn bài Thứ tự kể trong văn tự sự, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu tài liệu học tập Soạn văn 6: Thứ tự kể trong văn tự sự, hy vọng có thể giúp ích cho học sinh trong
Đối với môn Ngữ văn lớp 6, học sinh thường phải soạn bài trước khi đến lớp theo yêu cầu của giáo viên.
Vậy nên, Tài Liệu Học Thi xin cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Thứ tự kể trong văn tự sự, hy vọng tài liệu trên có thể giúp ích cho học sinh trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Soạn văn Thứ tự kể trong văn tự sự
I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự
1. Em hãy tóm tắt các sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” và cho biết các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự nào? Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì?
– Tóm tắt truyện theo các sự việc:
- Giới thiệu vợ chồng ông lão đánh cá.
- Ông lão bắt được cá vàng, cá vàng xin ông lão thả mình và hứa sẽ đền ơn cứu mạng.
- Ông lão bị mụ vợ bắt ra biển năm lần và kết quả của mỗi lần đó.
– Thứ tự này có ý nghĩa: Đó là thứ tự thể hiện sự gia tăng của lòng tham cũng như sự bội bạc của mụ vợ ông lão đánh cá. Kết cục là mụ ta phải trả giá cho tất cả. Cách kể diễn ra rất tự nhiên, từ sự trả ơn của cá vàng đến chỗ lợi dụng của mụ vợ để rồi cuối cùng mụ phải trả giá cho những việc mình đã làm.
2. Đọc bài văn xuôi trong SGK và trả lời câu hỏi.
– Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn diễn ra theo trình tự: việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau.
– Các sự việc lần lượt là:
- Giới thiệu thằng Ngỗ mồ côi cha mẹ, ở với bà, thiếu sự kèm cặp của bố mẹ, lêu lổng hư hỏng, người trong xóm xa cách.
- Ngỗ tìm cách trêu trọc đánh lừa mọi người “đốt lửa kêu cháy” => đánh mất lòng tin.
- Ngỗ bị chó dại cắn nhưng kêu cứu thì không ai tin và ra cứu.
- Cuối cùng Ngỗ phải đi băng bó, tiêm thuốc.
– Cách kể như vậy làm nổi bật ý nghĩa của câu chuyện: tác hại của sự nói dối.
=> Tổng kết:
– Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau cho đến hết.
– Nhưng để gây bất ngờ, gây chú ý hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại ra kể trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc đã xảy ra trước đó.
II. Luyện tập
Câu 1. Đọc câu chuyện trong SGK và trả lời câu hỏi
– Câu chuyện được kể theo thứ tự kết quả kể trước, sau đó để nhân vật hồi tưởng lại và kể trực tiếp những sự việc xảy ra trước đó.
– Chuyện kể theo ngôi thứ nhất, người kể xưng “tôi”.
– Yếu tố tưởng tượng đóng vai trò làm cơ sở cho việc hồi tưởng lại câu chuyện.
Câu 2. Cho đề văn “Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa”. Em hãy tìm hiểu đề và lập dàn bài.
Gợi ý:
1. Mở bài
Giới thiệu hoàn cảnh em được đi chơi xa: Chuyến nghỉ hè cùng với gia đình tại Đà Nẵng.
2. Thân bài
– Hoàn cảnh:
- Ngày hôm đó là chủ nhật cuối tuần, cả gia đình đã bắt taxi từ rất sớm để kịp ra sân bay làm thủ tục.
- Đúng 7 giờ thì máy bay cất cánh, khoảng một tiếng rưỡi thì đến Đà Nẵng.
- Sau khi làm thủ tục, cả nhà em thuê một chiếc xe ô tô để di chuyển đến khách sạn.
– Khung cảnh ở Đà Nẵng:
- Thời tiết: mát mẻ, dễ chịu và có nắng nhẹ…
- Con đường: tấp nập xe cộ đi lại…
– Hành trình du lịch: kể lại lịch trình tham quan khi ở Đà Nẵng.
– Những kỉ niệm đáng nhớ bên gia đình.
3. Kết bài: Đó là một chuyến đi ý nghĩa bên gia đình.
* Bài tập ôn luyện: Theo em truyện “Con Rồng cháu Tiên” hay “Sọ Dừa” được kể theo thứ tự nào? Từ đó, em có nhận xét gì về thứ tự kể chuyện của các tác phẩm văn học dân gian?
Gợi ý:
– Truyện Con Rồng cháu Tiên hay Sọ Dừa được kể theo trình tự tự nhiên: sự việc nào xảy ra trước kể trước, sự việc nào xảy ra sau kể sau cho đến kết thúc câu chuyện.
– Nhận xét: Đa số các truyện thuộc thể loại văn học dân gian đều được kể theo trình tự tự nhiên: sự việc nào xảy ra trước kể trước, sự việc nào xảy ra sau kể sau.