Soạn bài Tìm hiểu chung về văn tự sự, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu cho bạn đọc bài soạn văn lớp 6: Tìm hiểu chung về văn tự sự. Tài liệu trên sẽ giúp ích cho bạn đọc
Do quỹ thời gian học trên lớp khá hạn hẹp nên đối với môn Ngữ Văn lớp 6 học sinh thường phải chuẩn bị bài trước ở nhà.
Dưới đây là tài liệu học tập Soạn văn 6: Tìm hiểu chung về văn tự sự, hi vọng tài liệu này có thể giúp ích cho học sinh trong việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Soạn văn: Tìm hiểu chung về văn tự sự
I. Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự
1.
a. Gặp những trường hợp dưới đây, người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì?
– Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi
- Người nghe: muốn biết nội dung câu chuyện cổ tích
- Người kể: cần kể lại câu chuyện cho người nghe
– Câu kể cho mình nghe, Lan là người như thế nào.
- Người nghe: muốn biết rõ hơn về con người của Lan
- Người kể: kể rõ cho người nghe về tính cách của Lan
– Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?
- Người nghe: muốn biết lí do An thôi học
- Người kể: nói rõ lí do đó (nếu biết)
– Thơm ơi, lại đây tớ kể cho cậu nghe chuyện này hay lắm.
- Người nghe: một câu chuyện thú vị
- Người kể: chia sẻ câu chuyện thú vị với bạn
b.
– Nếu muốn cho bạn biết Lan là một người tốt, người được hỏi cần phải kể: Những việc làm tốt của Lan trong học tập, trong lao động và trong quan hệ với mọi người xung quanh.
– Ví dụ như:
- Học tập tốt, chăm chỉ.
- Lễ phép với thầy cô, cha mẹ và những người lớn tuổi.
- Hay giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong cuộc sống.
– Vì: Những hành động việc làm trên đều là biểu hiện tiêu biểu của một người tốt.
c. Truyện Thánh Gióng cho ta biết:
– Truyện kể về: cậu bé làng Gióng
– Thời gian: Hùng Vương thứ sáu
– Diễn biến câu chuyện: Sự ra đời kì lạ của Gióng, sự sinh trưởng kì lạ của Gióng, Gióng đánh thắng giặc và ra đi vào cõi bất tử.
– Ý nghĩa của sự việc: Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm.
– Truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng. Vì câu chuyện kể về sự ra đời, trưởng thành và công lao đánh giặc của chàng Gióng. Hình ảnh Thánh Gióng bay cưỡi ngựa sắt bay về trời biểu tượng cho sự bất tử, thể hiện mong muốn của nhân dân ta về người anh hùng có công với đất nước.
– Liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện:
- Thời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn nhưng vẫn chưa có con.
- Một hôm, bà lão ra đồng, trông thấy một vết chân to liền ướm thử, không lâu sau về nhà liền mang thai.
- Mười hai tháng sau, bà lão sinh ra một cậu con trai.
- Đứa trẻ lên ba không biết nói biết cười, ai đặt đâu ngồi đấy.
- Giặc Ân xâm lược, vua cho sứ giả đi tìm người tài khắp đất nước.
- Cậu bé nghe sứ giả rao thì cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây cho con”.
- Cậu yêu cầu vua sắm cho mình “một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một chiếc áo giáp sắt” và hứa sẽ đánh tan lũ giặc.
- Từ sau hôm gặp sứ giả, cậu lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.
- Giặc đến, cậu vươn vai biến thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng.
- Gióng đánh tan quân giặc.
- Người và ngựa cùng bay về trời.
– Đặc điểm của phương thức tự sự là:
- Trình bày một chuỗi các sự kiện, sự việc có liên kết với nhau, cuối cùng dẫn đến một kết thúc.
- Thường theo một trình tự nhất định: thời gian, không gian…
=> Tổng kết:
– Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, một ý nghĩa.
– Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
II. Luyện tập
Bài 1. Đọc mẩu truyện trong SGK và trả lời câu hỏi.
Trong truyện “Ông già và Thần Chết”, phương thức tự sự được thể hiện qua:
– Nhân vật: Ông già, Thần Chết
– Diễn biến các sự kiện:
- Ông già đẵn củi xong, trên đường mang về thì cảm thấy kiệt sức và mong Thần Chết đến mang mình đi.
- Thần Chết xuất hiện và hỏi ông cần gì.
- Ông già sợ hãi nhưng nhanh trí nhờ Thần Chết nhấc hộ bó củi.
– Ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện muốn đề cao sự nhanh trí của con người khi rơi vào những hoàn cảnh bất ngờ. Cùng với đó là ca ngợi lòng ham sống của con người trước nghịch cảnh.
Bài 2. Bài thơ “Sa bẫy” trong SGK có phải tự sự không, vì sao? Hãy kể lại câu chuyện bằng miệng.
– Bài thơ là thơ tự sự, kể lại chuyện bé Mây và mèo con rủ nhau đi bẫy chuột, nhưng Mèo tham ăn nên lại mắc bẫy.
– Kể lại câu chuyện như sau:
Một ngày nọ, bé Mây rủ mèo con đi bẫy chuột nhắt. Chúng quyết định mồi chính là con cá nướng thơm ngon được treo lơ lửng trong càm sắt. Cả mèo và bé Mây đều thích thú khi nghĩ rằng lũ chuột tham lam ngốc nghếch sẽ không nhịn được mà chui vào cạm sắt để ăn cá. Bé Mây thì cười tít mắt còn mèo thì gật gù rung râu. Đêm ấy, khi nằm ngủ, Mây mơ thấy chuột sa đầy lồng. Cả hai sẽ cùng nhau xử chúng. Sáng hôm sau tỉnh dậy, Mây xuống bếp không thấy chuột đâu mà chỉ thấy mèo nằm trong cạm sắt. Hóa ra vì thèm ăn cá mà mèo đã sa bẫy.
Bài 3. Hai văn bản: “Huế: Khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba” và “Người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược” trong SGK có nội dung tự sự không? Vì sao? Tự sự ở đây có vai trò gì?
– Hai văn bản “Huế: khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba” và “Người Âu Lạc đánh tan quân xâm lược” là văn bản tự sự.
– Vì hai văn bản được trình bày theo diễn biến các sự việc.
- “Huế: khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba” là một bản tin, nội dung là kể lại cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba tại thành phố Huế vào buổi chiều ngày 3/4/2002.
=> Tự sự đóng vai trò tường thuật lại các sự kiện một cách mạch lạc.
- “Người Âu Lạc đánh tan quân xâm lược” là câu chuyện kể về cuộc kháng chiến của người Việt trước nạn xâm lược của quân Tần. Từ đó thể hiện được tinh thần đấu tranh anh dũng, không sợ hy sinh gian khổ của người Việt.
=> Tự sự đóng vai trò tái hiện lại các sự kiện lịch sử.
Bài 4. Em hãy kể câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là con Rồng cháu Tiên?
– Học sinh có thể kể theo nhiều cách.
Gợi ý:
Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có vị thần nòi rồng, là con trai thần Long Nữ tên là Lạc Long Quân. Bấy giờ, ở vùng núi phương Bắc có nàng Âu Cơ dòng họ Thần Nông. Hai người gặp nhau, đem lòng yêu thương và kết thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ mang thai đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng nở ra một trăm người con. Lạc Long Quân đem năm mươi con về biển, năm mươi con theo Âu Cơ lên rừng. Người con trưởng được chọn làm vua, tục gọi Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đời đời nối tiếp cùng nhau sinh sống làm ăn. Tự hào về nguồn gốc nòi giống của mình, người Việt tự xưng là con Rồng cháu Tiên.
Bài 5. Trong cuộc họp lớp đầu năm Giang, đề nghị bầu Minh làm lớp trưởng, vì bạn Minh đã chăm học, học giỏi, lại thường giúp đỡ bạn bè. Theo em, Giang có nên kể vắn tắt một vài thành tích của Minh để thuyết phục các bạn cùng lớp hay không?
Gợi ý: Theo em, để có thể thuyết phục các bạn trong lớp, Giang cần tóm tắt một vài thành tích của Minh:
– Về học tập: đạt danh hiệu học sinh giỏi, nằm trong những học sinh giỏi của khối của trường…
– Về rèn luyện đạo đức: đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ, vâng lời cha mẹ thầy cô, hay giúp đỡ bạn bè…
– Về lao động: đạt danh hiệu tướng kế hoạch nhỏ, hăng hái tham gia lao động tổng vệ sinh trường lớp, phố phường…
* Bài tập ôn luyện: Kể tên một số văn bản tự sự mà em biết.
Gợi ý: Bánh chưng bánh giầy, Sơn Tinh Thủy Tinh, Sọ Dừa, Cậu bé thông minh…