Soạn bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu cho bạn đọc bài soạn văn lớp 6: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự. Tài liệu trên sẽ giúp
Hiện nay, quỹ thời gian học trên lớp khá hạn hẹp nên đối với môn Ngữ Văn lớp 6 học sinh thường phải chuẩn bị bài trước ở nhà để có tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất.
Tài Liệu Học Thi xin cung cấp là tài liệu học tập Soạn văn 6: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự, hi vọng tài liệu này có thể giúp ích cho học sinh trong việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Soạn văn Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
1. Đề văn tự sự
Đọc các đề sau và trả lời câu hỏi:
(1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em
(2) Kể chuyện về một người bạn tốt
(3) Kỉ niệm ngày thơ ấu
(4) Ngày sinh nhật của em
(5) Quê em đổi mới
(6) Em đã lớn rồi
Câu hỏi:
– Lời văn đề (1) nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?
- Lời văn đề (1) yêu cầu kể chuyện.
- Những chữ trong đề cho em biết điều đó: kể, câu chuyện.
– Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể, có phải là đề tự sự không?
Các đề trên đều là đề tự sự.
– Có đề tự sự nghiêng về kể người, có đề nghiêng về kể việc, có đề nghiêng về tường thuật lại sự việc. Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về tường thuật?
- Đề nghiêng về kể việc: đề (3), (4), (5)
- Đề nghiêng về kể người: đề (2), (6)
- Đề nghiêng về tường thuật: đề (1)
=> Tổng kết: Đề văn tự sự có thể diễn đạt thành nhiều dạng. Đề có thể yêu cầu tường thuật, kể chuyện, tường trình một sự kiện một câu chuyện hoặc có thể nêu ra một đề tài về câu chuyện tức là chỉ nêu nội dung trực tiếp của câu chuyện.
2. Cách làm bài văn tự sự
Cho đề văn: “Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em”
Hãy tìm hiểu đề, lập ý và lập dàn bài theo các bước sau:
a. Tìm hiểu đề:
– Đề nêu ra yêu cầu buộc em phải thực hiện:
- Kể một câu chuyện
- Câu chuyện mà em thích bằng lời của em
b. Lập ý là xác định nội dung sẽ viết trong bài làm theo yêu cầu của đề.
Gợi ý:
– Câu chuyện mà em lựa chọn: Chú bé và bầy cừu
– Nhân vật chính của câu chuyện đó: Chú bé
– Những sự việc chính được lựa chọn:
- Chú bé đang chăn cừu trên cánh đồng thì bỗng nhiên la lên thất thanh: “Có chó sói!”.
- Các bác nông dân làm việc trên cánh đồng bên cạnh nghe thấy liền chạy lại nhưng không thấy sói đâu, chỉ thấy chú bé cười thích chí.
- Nhiều lần như vậy liên tiếp xảy ra, một hôm chú bé đang chăn cừu thì sói đến thật.
- Chú la lên thì không có ai đến giúp, chỉ đành nhìn chó sói ăn thịt đàn cừu.
– Chủ đề của câu chuyện: Câu chuyện nêu lên tác hại của lời nói dối là niềm tin mãi mãi bị đánh mất.
c. Lập dàn ý:
– Mở đầu: Giới thiệu câu chuyện mà em sẽ kể.
– Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự, lời kể của em.
– Kết bài: Nêu ra bài học mà em rút ra qua câu chuyện.
d, Em hiểu thế nào là viết “bằng lời văn của em”?
– Theo em, viết “bằng lời văn của em” có nghĩa là không sao chép y nguyên toàn bộ nội dung câu chuyện mà có thể sử dụng cách diễn đạt của mình đề kể lại câu chuyện. Các tình tiết chính của câu chuyện phải giữ nguyên nhưng có thể thay đổi lời văn, các chi tiết không quan trọng.
đ. Từ các câu hỏi trên em có thể rút ra cách làm bài văn tự sự như thế nào?
(Tham khảo phần tổng kết dưới đây)
=> Tổng kết:
– Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
– Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định: nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.
– Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.
– Cuối cùng phải viết thành văn theo bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
II. Luyện tập
Hãy ghi vào giấy dàn ý em sẽ viết theo yêu cầu của đề tập làm văn trên.
Gợi ý:
* Mở bài:
– Giới thiệu nhân vật chú bé chăn cừu: Ngày xưa có một cậu bé nọ đang chăn cừu trên cánh đồng.
- Thân bài:
– Cậu bé cảm thấy rất chán liền nghĩ ra trò trêu trọc mọi người.
– Bỗng nhiên, cậu bé la lên thất thanh: “Có chó sói!”.
– Các bác nông dân làm việc trên cánh đồng bên cạnh nghe thấy liền chạy lại nhưng không thấy sói đâu, chỉ thấy cậu bé đang mỉm cười thích chí. Dù rất tức giận nhưng họ vẫn bỏ qua cho cậu.
– Hôm sau, cậu ta lại tiếp tục la lên: “Sói, có sói đang đuổi bắt cừu”, mọi người lại bỏ hết công việc chạy đến đuổi sói giúp. Khi biết mình bị lừa, họ rất tức giận và nhắc nhở cậu bé không nên làm như vậy.
– Nhiều lần như vậy liên tiếp xảy ra, một hôm cậu bé đang chăn cừu thì sói đến thật. Cậu la lên thì không có ai đến giúp, chỉ đành nhìn chó sói ăn thịt đàn cừu.
* Kết bài:
– Đàn cừu bị sói ăn thịt.
– Bài học rút ra: tác hại của lời nói dối là niềm tin mãi mãi bị đánh mất.
* Bài tập ôn luyện: Em hãy lập dàn ý cho đề văn sau: Kể lại một kỉ niệm thời thơ ấu của em.
Gợi ý: Kể về kỉ niệm một lần được bố mẹ cho đi thăm Lăng Bác.
* Mở bài:
– Giới thiệu thời gian, địa điểm xảy ra kỉ niệm: Vào ngày Quốc Tế Thiếu nhi, hồi em học lớp 1, bố mẹ đã cho em đi thăm Lăng Bác ở Hà Nội. Với một đứa trẻ sống xa thủ đô như em thì đó là một dịp thật hiếm có.
* Thân bài:
– Trước khi đến Hà Nội:
- Tối hôm trước, mẹ đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ: quần áo, đồ ăn… cho chuyến đi.
- Sáng hôm sau, em và bố mẹ dạy thật sớm, lên xe ô tô cùng các thành viên khác trong gia đình. Đúng 7 giờ xe xuất phát.
- Trên đường đi, em rất háo hức vì sắp được ra chơi Hà Nội và được nhìn thấy tận mắt Bác Hồ.
– Đến Hà Nội:
- 9 giờ sáng, xe đi đến Hà Nội.
- Khung cảnh thủ đô: nhộn nhịp, tấp nập.
– Khi vào lăng viếng Bác:
- Em cùng bố mẹ và các bác xếp hàng theo dòng người vào lăng.
- Khi nhìn thấy Bác Hồ: em có cảm giác tự hào, trông Bác rất giống với những gì em tưởng tượng.
- Chỉ vài giây ngắn ngủi được nhìn thấy Bác nhưng em đã rất hạnh phúc.
– Sau đó, bố mẹ còn đưa em đi chơi ở Hồ Gươm, Văn Miếu Quốc Tử Giám… rất nhiều địa danh nổi tiếng ở Hà Nội. Một ngày tham quan thủ đô đã kết thúc với những kỉ niệm thật thú vị.
* Kết bài:
– Nêu cảm nghĩ của em: rất sung sướng, tự hào và hạnh phúc.
– Tự hứa sẽ cố gắng học tập tốt, chăm ngoan đúng như năm điều Bác dạy.