Soạn bài Trình bày một vấn đề, Hôm nay, Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 10: Trình bày một vấn đề. Mời tham khảo nội dung chi tiết
Hôm nay, Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Trình bày một vấn đề, vô cùng hữu ích.
Mong rằng các bạn học sinh lớp 10 sẽ có thêm tài liệu để chuẩn bị bài một cách nhanh chóng, đầy đủ.
Xem Tắt
Soạn bài Trình bày một vấn đề
I. Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề
Trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong học tập, nhiều lúc chúng ta cần phải trình bày một vấn đề nào đó trước tập thể hoặc trước người khác để bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ, nhận thức của mình cũng như thuyết phục họ cảm thông và đồng tình với mình.
II. Công việc chuyển bị
1. Chọn vấn đề trình bày
Việc lựa chọn vấn đề trình bày tùy thuộc vào đề tài chung, hiểu biết của bản thân, lượng tư liệu thu thập được, tính hấp dẫn của khía cạnh được lựa chọn và sự quan tâm của người nghe.
2. Lập dàn ý cho bài trình bày
Dàn ý bài trình bày một vấn đề cũng tương tự như dàn ý của một bài văn. Sau khi chọn được vấn đề cần trình bày, cần tiến hành lập dàn ý:
- Để làm sáng tỏ vấn đề lựa chọn, cần phải trình bày bao nhiêu ý?
- Các ý đó được triển khai thành những ý nhỏ nào?
- Sắp xếp các ý theo trình tự nào cho hợp lí? Ý nào là trọng tâm của bài trình bày?
- Chuẩn bị trước những câu chào hỏi, chuyển ý, kết thúc và dự kiến điều khiển giọng điệu, cử chỉ khi nói.
III. Trình bày
1. Bắt đầu trình bày
– Bước lên diễn đàn một cách tự nhiên, tự tin nhất có thể, không nên hấp tấp, vội vàng.
– Chào cử tọa và tự giới thiệu bằng những lời lẽ thân thiện, năng động, dễ hiểu.
– Nêu lí do trình bày.
2. Trình bày nội dung chính
– Nêu nội dung chính sẽ trình bày, giới thiệu theo cách dẫn dắt để có thể nâng cao khả năng biểu cảm trong bài.
– Nêu lần lượt các ý chính, cụ thể hóa các ý đó.
– Có dẫn dắt vấn đề khi chuyển ý từ nội dung này sang nội dung khác.
– Chú ý xem thái độ, cử chỉ của người nghe để kịp thời điều chỉnh nội dung và cách thức trình bày.
3. Kết thúc và cảm ơn
– Tóm tắt, nhấn mạnh một số ý chính.
– Cảm ơn người nghe.
Tổng kết:
– Kĩ năng trình bày một vấn đề là một kĩ năng giao tiếp quan trọng trong cuộc sống.
– Trước khi trình bày, cần tìm hiểu trình độ, yêu cầu, tâm lí, sở thích của người nghe; lựa chọn nội dung và lập dàn ý cho bài trình bày. Các bước trình bày thường theo thứ tự: chào hỏi, tự giới thiệu, lần lượt trình bày các nội dung đã định, kết thúc và cảm ơn.
– Để trình bày đạt hiệu quả, cần đảm bảo các yêu cầu của giao tiếp khẩu ngữ về nội dung, âm thanh lời nói, cử chỉ, điệu bộ.
IV. Luyện tập
Câu 1.
(1) Bắt đầu trình bày:
– Chào các bạn! Cảm ơn các bạn đã tới đây. Xin giới thiệu, tên tôi là… làm việc ở cơ quan…/ Công ti…
– Chào các bạn! Tôi rất phấn khởi được đến đây phục vụ bạn. Tên tôi là…
– Trước khi bắt đầu, cho phép tôi được nói đôi điều về bản thân. Tôi đã làm việc ở Công ty… trong… năm…
(2) Trình bày nội dung chính
– Giờ chúng ta hãy đi vào nội dung chủ yếu của đề tài. Thứ nhất:…
(3) Chuyển qua chủ đề khác
– Đã xem xét tất cả các phương án có thể, chúng ta hãy chuyển sang phân tích những thuận lợi và khó khăn của từng phương án…
– Giờ chúng ta chuyển sang vấn đề môi trường. Như các bạn đã biết chúng ta đã tận lực để đảm bảo công việc xử lí phế thải…
(4) Kết thúc và cảm ơn
– Tôi muốn kết thúc bằng cách nhắc lại đôi điều đã nêu lên lúc mở đầu.
– Giờ tôi sắp kết thúc bài nói, và đến đây, một lần nữa lướt qua những điều chính đã nêu…
Câu 2. Giả định dưới đây là một số đề tài trong những cuộc hội thảo sẽ được tổ chức ở trường. Anh (chị) hãy dự kiến các ý cần trình bày cho mỗi đề tài.
a. Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày
b. Nghệ thuật gây thiện cảm
c. Thần tượng của tuổi học trò
d. Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp
e. An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người.
Gợi ý:
a. Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày.
– Thanh lịch là gì?
– Biểu hiện của sự thanh lịch trong ứng xử hàng ngày:
- Lời ăn tiếng nói hàng ngày.
- Phong cách ăn mặc.
- Thái độ với mọi người xung quanh…
– Học sinh cần làm gì để ứng xử thanh lịch:
- Lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi…
- Ăn mặc theo quy định của nhà trường.
- Cư xử hòa hợp với bạn bè.
- Tích cực học tập, rèn luyện đạo đức….
b. Nghệ thuật gây thiện cảm.
– Nghệ thuật gây thiện cảm là gì?
– Vai trò của nghệ thuật gây thiện cảm:
- Tạo ra ấn tượng ban đầu tốt đẹp.
- Hỗ trợ cho quá trình học tập, làm việc…
– Phương pháp gây thiện cảm:
- Tìm hiểu trước đối tượng (sở thích, thói quen, tính tình…).
- Chuẩn bị trước lời ăn tiếng nói cho phù hợp.
- Rèn luyện hài hước, khéo léo trong giao tiếp…
c. Thần tượng của tuổi học trò.
- Thần tượng là gì?
- Vai trò của thần tượng?
- Thực trạng thần tượng của giới trẻ hiện nay.
- Thần tượng như thế nào cho đúng?
d. Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Môi trường là gì?
- Thực trạng môi trường hiện nay.
- Hậu quả của môi trường bị ô nhiễm.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Biện pháp giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
e. An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người
- Thực trạng giao thông nước ta.
- Nguyên nhân gây ra mất an toàn giao thông.
- Hậu quả của mất an toàn giao thông.
- Biện pháp giữ gìn an toàn giao thông.