Soạn bài Từ đồng âm, Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Soạn văn 7: Từ đồng âm, cung cấp đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập ôn luyện cho học sinh.
Từ đồng âm là một đơn vị kiến thức tiếng Việt khó được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 7.
Để giúp học sinh học bài một cách hiệu quả, chúng tôi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Từ đồng âm. Kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo!
Xem Tắt
Soạn văn Từ đồng âm
I. Thế nào là từ đồng âm?
1. Giải thích ý nghĩa của mỗi từ lồng trong các câu:
– Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên: chạy cất cao vó lên với một sức hăng đột ngột rất khó kìm giữ, do quá hoảng sợ.
– Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng: đồ thường đan thưa bằng tre nứa hoặc đóng bằng gỗ, dùng để nhốt chim, gà, v.v
2. Nghĩa của các từ lồng trên không liên quan đến nhau, một từ chỉ hành động, một từ chỉ sự vật.
=> Tổng kết: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng khác nhau về nghĩa, không có liên quan đến nhau.
II. Sử dụng từ đồng âm
1.
Để phân biệt nghĩa của hai từ lồng trong hai câu trên, cần dựa vào ngữ cảnh của câu.
2.
Câu “Đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành:
- kho: nấu kỹ thức ăn mặn cho ngấm các gia vị
- kho: chỗ tập trung cất giữ của cải, sản phẩm, hàng hoá hoặc nguyên vật liệu
3. Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra cần phải chú ý tới ngữ cảnh sử dụng.
=> Tổng kết: Trong giao tiếp cần phải chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của các từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
III. Luyện tập
Câu 1. Đọc lại đoạn dịch bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá từ “Tháng tám, thu cao, gió rét già” đến “Quay về, chống gậy lòng ấm ức”, tìm từ đồng âm với mỗi từ sau đây: thu, cao, ba, tranh, sang, nam, sức, nhè, tuốt, môi.
– cao
- nốt cao: có tần số rung động lớn
- cao dán: dạng thuốc được chiết xuất dược chất từ dược liệu dưới dạng miếng, dán được
– ba
- số ba: số từ
- ba mẹ: danh từ, chỉ người đàn ông sinh ra mình
– tranh
- bức tranh: tác phẩm hội họa phản ánh hiện thực bằng đường nét và màu sắc
- tranh nhau: tìm cách giành lấy, làm thành của mình
– sang
- sang tên: chuyển cho người khác quyền sở hữu
- giàu sang: có giá trị cao và đắt tiền, trông lịch sự
– nam
- nam nữ: người thuộc nam giới (nói khái quát), phân biệt với nữ
- hướng nam: chỉ phương hướng
– sức
- sức lực: khả năng được mang lại kết quả của gân cốt, có thể tạo ra tác động làm biến đổi vị trí, sự chuyển động hoặc hình dạng của các vật
- tờ sức: văn bản hành chính thời xưa
– nhè
- nhè cơm: đẩy ra khỏi miệng bằng lưỡi
- nhè bụng: nhằm vào (chỗ yếu, chỗ bất lợi của người khác)
– tuốt
- tuốt lúa: tuốt mạnh một vật theo suốt chiều dài và khắp cả các phía, để làm cho những gì bám vào nó phải rời ra
- biết tuốt: tất cả, không chừa, không trừ một cái gì hoặc một ai
– môi
- bờ môi: bộ phận cơ thể
- môi giới: ở trung gian
Câu 2.
a. Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ cổ và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó.
– Các nghĩa khác nhau:
- cổ 1: bộ phận của cơ thể, nối đầu với thân (cái cổ)
- cổ 2: bộ phận của áo, yếm hoặc giày, bao quanh cổ hoặc cổ chân, cổ tay (cổ áo)
- cổ 3: chỗ eo lại ở gần phần đầu của một số đồ vật, giống hình cái cổ, thường là bộ phận nối liền thân với miệng ở một số đồ đựng
- cổ 4: thuộc về thời xa xưa (cổ kính)
– Mối quan hệ về nghĩa:
- Các từ cổ 1, 2, 3 là những từ nhiều nghĩa (cổ 1 là nghĩa gốc, cổ 2, 3 là nghĩa chuyển)
- Các từ cổ 1, 2 , 3 so với cổ 4 khác hoàn toàn nhau về nghĩa.
b. Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó.
– Cổ: thuộc về thời xa xưa (cổ kính, cổ đại… )
– Mối liên hệ về nghĩa: hoàn toàn khác nhau.
Câu 3.
a. Chúng tôi đang bàn bạc công việc tại bàn làm việc trong phòng họp.
b. Con sâu đang bò sâu dần vào chiếc ống.
c. Chú Năm cho tôi năm quả trứng gà.
Câu 4.
– Anh chàng đã lợi dụng hiện tượng đồng âm để không phải trả lại cái vạc cho người hàng xóm (từ vạc, đồng).
– Từ vạc:
- “vạc” của người hàng xóm: đồ dùng để nấu, giống cái chảo nhưng to và sâu hơn.
- “vạc” của anh chàng đi mượn đồ: chim có chân cao, cùng họ với diệc, cò, thường đi ăn đêm, kêu rất to.
– Từ đồng:
- “đồng” của người hàng xóm: kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, dẫn điện và dẫn nhiệt rất tốt, thường dùng để làm dây điện và chế hợp kim; cũng thường dùng để ví cái gì bền vững.
- “đồng” của anh chàng mượn đồ: khoảng đất rộng và bằng phẳng để cày cấy, trồng trọt.
* Bài tập ôn luyện:
Câu 1. Tìm từ đồng âm với các từ sau:
– chín
– cuốc
– rắn
– đường
– sai
Câu 2. Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các trường hợp sau:
a.
– Tôi đã thi đỗ vào cấp ba.
– Những hạt đỗ đã nảy mầm.
b.
– Sợi chỉ có màu đỏ.
– Tôi chỉ đường giúp anh ta.
c.
– Mặt trời mọc khiến cho mọi vật bừng tỉnh.
– Cô ấy thích ăn bún mọc.
d.
– Đàn cò đang bay trên bầu trời.
– Chiếc máy bay của cậu đẹp quá.
Gợi ý:
Câu 1.
– chín:
- cơm chín
- số chín
– cuốc:
- cái cuốc
- cuốc đất
– rắn:
- con rắn
- chất rắn
– đường
- con đường
- đường phèn
– sai
- sai bảo
- làm sai
Câu 2.
a.
– đỗ 1: đạt yêu cầu để được tuyển chọn trong cuộc thi cử
– đỗ 2: cây nhỏ, có nhiều loài, tràng hoa gồm năm cánh hình bướm, quả dài, chứa một dãy hạt, quả hay hạt dùng làm thức ăn
b.
– chỉ 1: sợi ngang trên khung cửi hoặc máy dệt; phân biệt với sợi dọc, gọi là canh
– chỉ 2: làm cho người ta nhìn thấy, nhận ra cái gì, bằng cách hướng tay hoặc vật dùng làm hiệu về phía cái ấy
c.
– mọc 1: nhô lên khỏi bề mặt và tiếp tục lớn lên, cao lên
– mọc 2: món ăn làm bằng thịt nạc giã nhỏ, vê thành viên tròn, hấp chín, thường ăn với món ăn khác có nước dùng
d.
– bay 1: di chuyển ở trên không
– bay 2: phương tiện vận tải hay chiến đấu bay trên không nhờ động cơ