Soạn bài Từ Hán Việt (tiếp theo), Chúng tôi xin giới thiệu bài Soạn văn 7: Từ Hán Việt (tiếp theo). Kính mời bạn đọc cùng tham khảo.
Bài Từ Hán Việt (tiếp theo) trong chương trình Ngữ Văn lớp 7 sẽ củng cố thêm kiến thức cho học sinh.
Chính vì vậy, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu bài Soạn văn 7: Từ Hán Việt (tiếp theo), mong rằng có thể giúp ích cho học sinh khi chuẩn bị bài.
Soạn văn Từ Hán Việt (tiếp theo)
I. Sử dụng từ Hán Việt
1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm
a. Các câu văn trong SGK sử dụng từ Hán Việt mà không dùng từ thuần Việt vì các từ Hán Việt: phụ nữ, từ trần, mai táng, tử thi đều là những từ mang sắc thái trang trọng, phù hợp với ngữ cảnh trong câu.
b. Các từ Hán Việt kinh đô, yết kiến, trẫm, bệ hạ, thần tạo sắc thái trang trọng, tôn kính phù hợp với bầu không khí xã hội xưa cho đoạn trích.
=> Tổng kết: Trong nhiều trường hợp, người ta dùng từ Hán Việt để:
– Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.
– Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ.
– Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xưa.
2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt
Trong các diễn đạt dưới đây, câu có cách diễn đạt hay hơn là:
a. Kì thi này con đạt loại giỏi. Con đề nghị mẹ thưởng cho con một phần thưởng xứng đáng.
b. Ngoài sân, trẻ em đang vui đùa.
=> Tổng kết: Khi nói hoặc viết, không nên quá lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II. Luyện tập
Câu 1. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
a. thân mẫu, mẹ:
– Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
– Nhà máy dệt kim Vinh mang tên Hoàng Thị Loan – thân mẫu chủ tịch Hồ Chí Minh.
b. phu nhân, vợ
– Tham dự buổi chiêu đã có ngài đại sư và phu nhân.
– Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn.
c. lâm chung, sắp chết
– Con chim sắp chết thì tiếng kêu thương
Con người sắp chết thì lời nói phải.
– Lúc lâm chung ông cụ còn dặn dò con cháu phải yêu thương nhau.
d. giáo huấn, dạy bảo
– Mọi cán bộ đều phải thực hiện lời giáo huấn của chủ tịch Hồ Chí Minh: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
– Con cái cần phải nghe lời dạy bảo của cha mẹ.
Câu 2. Tại sao người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lý?
– Từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng, giàu ý nghĩa.
– Đó cũng là phong tục tập quán từ ngàn đời xưa của dân tộc ta.
Câu 3. Đọc đoạn văn trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, tìm những từ Hán Việt góp phần tạo sắc thái cổ xưa.
Các từ Hán Việt là: giảng hòa, cầu thân, hòa hiếu, thiếu nữ, tuyệt trần.
Câu 4. Nhận xét về cách dùng từ Hán Việt trong các câu sau:
– Việc sử dụng từ Hán Việt trong các câu sau là lạm dụng quá mức, không phù hợp với ngữ cảnh.
– Thay thế:
- Em đi xa nhớ giữ gìn sức khỏe nhé!
- Đồ vật làm bằng gỗ tốt thì sử dụng được lâu dài. Còn những đồ làm bằng gỗ xấu dù rất cầu kỳ, đẹp đẽ thì cũng chỉ sử dụng được trong một thời gian ngắn.
* Bài tập ôn luyện
Câu 1. Điền các từ Hán Việt thích hợp vào chỗ trống:
a. gặp gỡ, yết kiến
– Tôi… cô ấy trên một chuyến tàu về Hà Nội.
– Vua sai người đưa cậu bé vào… .
b. hy sinh, mất
– Ông ấy… đi đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chúng tôi.
– Các chiến sĩ đã… trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
c. bênh vực, bão chữa
– Luật sư đang… cho bị cáo tại phiên tòa.
– Khi tôi bị mọi người đổ oan, cậu ấy đã… cho tôi.
d. anh em, huynh đệ
– … nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
– … tương tàn.
Câu 2. Tìm từ Hán Việt trong đoạn văn sau và cho biết chúng được dùng với sắc thái gì?
“Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi.
Về sau, con cháu đều hành nghề y làm đến hàng ngũ phẩm, tứ phẩm có tới hai, ba vị. Người đời khen ngợi họ không để sa sút nghiệp nhà”
(Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, Ngữ Văn 6 tập 1)
Gợi ý:
Câu 1.
a. gặp gỡ, yết kiến
– Tôi gặp gỡ cô ấy trên một chuyến tàu về Hà Nội.
– Vua sai người đưa cậu bé vào yết kiến .
b. hy sinh, mất
– Ông ấy mất đi đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chúng tôi.
– Các chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
c. bênh vực, bão chữa
– Luật sư đang bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa.
– Khi tôi bị mọi người đổ oan, cậu ấy đã bênh vực cho tôi.
d. anh em, huynh đệ
– Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
– Huynh đệ tương tàn.
Câu 2.
– Các từ Hán Việt là: lương y, chân chính, nhân đức, ngũ phẩm, tứ phẩm,
– Các từ Hán Việt trên tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xưa.