Soạn bài Từ láy, Soạn văn 7: Từ láy, là tài liệu vô cùng hữu ích cho học sinh trong quá trình chuẩn bị bài. Kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo.
Đối với chương trình Ngữ Văn lớp 7, nội dung phần tiếng Việt sẽ giới thiệu cho học sinh những kiến thức mới về từ vựng.
Chúng tôi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Từ láy, kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo.
Soạn văn Từ láy
I. Các loại từ láy
1. Những từ láy (in đậm) trong câu sau (trích từ văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê) có đặc điểm âm thanh gì giống nhau, khác nhau?
– Giống nhau: các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm thanh.
– Khác nhau:
- Từ đăm đăm các tiếng lặp lại hoàn toàn
- Từ mếu máo có sự giống nhau về phụ âm đầu.
- Từ liêu xiêu có sự giống nhau về vần.
2. Phân loại:
– Từ láy toàn bộ: đăm đăm
– Từ láy bộ phận: mếu máo, liêu xiêu
3. Lý do: Các từ láy bần bật, thăm thẳm được cấu tạo theo lối lặp lại (nhân đôi) tiếng gốc để cho dễ nói, xuôi tai.
=> Tổng kết:
– Từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận
– Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, nhưng cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra một sự hài hòa về âm thanh).
– Ở từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.
II. Nghĩa của từ láy
1. Nghĩa của các từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do mô phỏng âm thanh tiếng cười, tiếng khóc của con người, tiếng kêu của đồng hồ và tiếng kêu con chó.
2. Các từ láy trong mỗi nhóm sau đây có điểm chung về âm thanh:
a.
– Đặc điểm chung về âm thanh: đều lặp lại vần
– Đặc điểm chung về ý nghĩa: đều miêu tả về hình dáng
b.
– Đặc điểm chung về âm thanh: đều lặp phụ âm đầu
– Đặc điểm chung về ý nghĩa: đều miêu tả về trạng thái chuyển động
3.
Nghĩa của các từ mềm mại, đo đỏ có sắc thái biểu hiện nhẹ hơn với nghĩa của các từ mềm, đỏ.
=> Tổng kết:
Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc (tiếng gốc) thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh.
III. Luyện tập
Câu 1.
a. Các từ láy là: bần bật, thăm thẳm, nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, nhảy nhót, chiêm chiếp, ríu ran, nặng nề.
b.
– Từ láy toàn bộ: thăm thẳm
– Từ láy bộ phận: bần bật, nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, nhảy nhót, chiêm chiếp, ríu ran, nặng nề.
Câu 2.
Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo từ láy:
Lấp ló, nhỏ nhen, nhức nhối, khang khác, thấp thoáng, chênh chếch, anh ách.
Câu 3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu.
– nhẹ nhàng, nhẹ nhõm
a. Bà mẹ nhẹ nhàng khuyên bảo con.
b. Làm xong công việc, nó thở phào nhẹ nhõm như trút được gánh nặng.
– xấu xí, xấu xa:
a. Mọi người đều căm phẫn hành động xấu xa của tên phản bội
b. Bức tranh của nó vẽ nguệch ngoạc, xấu xí.
– tan tành, tan tác:
a. Chiếc lọ rơi xuống đất vỡ tan tành.
b. Giặc đến, dân làng tan tác mỗi người một ngả.
Câu 4. Đặt câu với: nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ nhen, nhỏ nhẻ, nhỏ nhoi
– Linh có dáng người nhỏ nhắn.
– Những chuyện nhỏ nhặt thì nên bỏ qua.
– Anh ta là một người nhỏ nhen.
– Chị ấy ăn nói rất nhỏ nhẻ.
– Tấm lòng của bác thật nhỏ nhoi.
Câu 5. Các từ trên là ghép, chứng chỉ giống từ láy ở hình thức nhưng các tiếng đều có nghĩa.
Câu 6.
– chiền: cũng có nghĩa là chùa nê: cũng có nghĩa là no, rớt: cũng có nghĩa là rơi (nhưng các tiếng trên đều mờ nghĩa)
– Các từ này là từ ghép. Vì các tiếng đều có nghĩa.
* Bài tập ôn luyện:
Câu 1. Tìm những từ láy trong các câu sau rồi phân loại chúng:
a.
Trăng cứ tròn vành vạch
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Ánh trăng, Nguyễn Duy)
b.
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
(Lượm, Tố Hữu)
c.
Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
(Ca dao)
d.
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
(Vội vàng, Xuân Diệu)
Câu 2. Phân biệt từ láy, từ ghép trong các từ sau: nhỏ nhắn, nhỏ xinh, nhỏ nhẹ, nhỏ nhẻ, tươi tốt, tươi tắn, tươi vui, tươi cười, xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, vui vẻ, vui tươi, vui vầy, học tập, học hỏi, học hành, lạnh lẽo, lạnh lùng, lành lạnh, mơ màng, mơ mộng, buôn bán, mộc mạc.
Câu 3. Xác định các từ láy trong đoạn văn sau:
“Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn.”
(Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành)
Gợi ý:
Câu 1.
a. Các từ láy: vành vạnh, phăng phắc
b. Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, nghênh nghênh, thoăn thoắt
c. Từ láy: phất phơ
d. Từ láy: chếnh choáng
– Từ láy toàn bộ: xinh xinh, nghênh nghênh
– Từ láy bộ phận: vành vạch, loắt choắt, thoăn thoắt, phất phơ, chếnh choáng.
Câu 2.
– Từ láy: nhỏ nhắn, nhỏ nhẻ, tươi tắn, xinh xắn, vui vẻ, lạnh lẽo, lạnh lùng, vui vầy, mơ màng
– Từ ghép: nhỏ xinh, nhỏ nhẹ, tươi tốt, tươi vui, tươi cười, xinh đẹp, xinh tươi, vui tươi, học tập, học hỏi, học hành, mơ mộng.
Câu 3.
Các từ láy là: tràn trề, ngào ngạt, long lanh, gay gắt, dần dần.