Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân, Tài Liệu Học Thi mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân, giúp học sinh khi
Trong chương trình Ngữ văn lớp 11, học sinh sẽ được tìm hiểu về vấn đề từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
Dưới đây là tài liệu Soạn văn 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân, vô cùng hữu ích dành cho học sinh khi tìm hiểu về tác phẩm này.
Xem Tắt
Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
I. Ngôn ngữ – tài sản chung của xã hội
– Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội (có thể bao gồm những người cùng một dân tộc, hoặc thuộc các dân tộc khác nhau).
– Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện qua những phương diện sau:
1. Trong thành phần của ngôn ngữ có những yếu tố chung cho tất cả mọi cá nhân trong cộng đồng. Mỗi cá nhân đều cần tích lũy những yếu tố chung đó và biết sử dụng chúng để tạo lời nói, đáp ứng nhu cầu biểu hiện nội dung và giao tiếp với người khác Những yếu tố chung bao gồm:
- Các âm và các thanh (nguyên âm, phụ âm, thanh điệu)
- Các tiếng (tức các âm tiết) do sự kết hợp của các âm và thanh theo những nguyên tắc nhất định.
- Các từ
- Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ)
2. Tính chung còn thể hiện ở các quy tắc và phương thức chung trong việc cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ. Các quy tắc và phương thức này được hình thành dần trong lịch sử phát triển của một ngôn ngữ và cần được mỗi cá nhân tiếp nhận và tuân thủ theo, nếu muốn cho sự giao tiếp với cộng đồng được hiệu quả.
- Quy tắc cấu tạo các kiểu câu.
- Phương thức chuyển nghĩa từ: chuyển nghĩa gốc sang nghĩa phái sinh.
II. Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân
1. Giọng nói cá nhân
Khi nói, giọng mỗi người có một vẻ riêng không giống người khác, tuy rằng mỗi người vẫn dùng các âm, các thanh chung thuộc ngôn ngữ cộng đồng. Chính vì vẻ riêng trong giọng nói của cá nhân mà ta có thể nhận ra giọng nói của người quen ngay cả khi không nhìn thấy hay không tiếp xúc trực tiếp với người đó.
2. Vốn từ ngữ cá nhân
Mặc dù từ vựng của mỗi ngôn ngữ là tài sản chung của mọi người, nhưng mỗi cá nhân ưa chuộng và quen dùng những từ ngữ nhất định. Vốn từ ngữ cá nhân phụ thuộc vào nhiều phương diện: lứa tuổi, giới tính, cá tính, nghề nghiệp, vốn sống, trình độ hiểu biết, quan hệ xã hội, địa phương, sinh sống…
3. Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc
Từ ngữ là vốn chung, quen thuộc của toàn xã hội, nhưng ở lời nói cá nhân có sự chuyển đổi, sáng tạo trong nghĩa từ, trong kết hợp từ ngữ, trong việc tách từ, gộp từ, chuyển loại từ hoặc trong sắc thái, phong cách… tạo nên những sự biểu hiện mới.
4. Việc tạo ra từ mới
Cá nhân có thể tạo ra từ mới từ những chất liệu có sẵn và theo các phương thức chung.
=> Tổng kết: Ngôn ngữ là tài sản chung, là phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng xã hội; còn lời nói là sản phẩm được cá nhân tạo ra trên cơ sở vận dụng các yếu tố ngôn ngữ chung và tuân thủ các quy tắc chung.
III. Luyện tập
Câu 1. Trong hai câu thơ dưới đây, từ “thôi” in đậm đã được tác giả sử dụng với nghĩa như thế nào?
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
(Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)
– Từ “thôi” có nghĩa là ngừng hẳn lại, chấm dứt hẳn, không tiếp tục làm việc gì đó nữa.
– Từ “thôi” được sử dụng trong bài “Khóc Dương Khuê” có nghĩa là chết đi, mất đi. Dùng theo cách nói giảm nói tránh.
Câu 2. Nhận xét về cách sắp đặt từ ngữ trong hai câu thơ sau. Cách sắp đặt như thế tạo được hiệu quả giao tiếp như thế nào?
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn
(Hồ Xuân Hương, Tự tình – Bài III)
– Đảo trật từ từ
- Vị ngữ lên trước chủ ngữ: xiên ngang – mặt đất, đâm toạc – chân mây.
- Thành phần phụ lên trước danh từ trung tâm: rêu – từng đám, đá – mấy hòn.
– Đối xứng: xiên ngang – đâm toạc, mặt đất – chân mây
– Cách sắp đặt như vậy đã tạo được hiệu quả: tạo nên âm hưởng mạnh cho câu thơ, cho thấy hình ảnh thiên nhiên dữ dội mạnh mẽ.
Câu 3. Tìm thêm những ví dụ thể hiện được quan hệ giữa cái chung và cái riêng như quan hệ ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.
Hình ảnh “trăng” vốn đã rất quen thuộc trong thơ ca, nhưng ở mỗi nhà thơ khác nhau thì hình ảnh ánh trăng lại được khắc họa khác nhau và mang ý nghĩa khác nhau:
– Trong thơ Hồ Chí Minh:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Ngắm trăng)
Trăng là biểu tượng của cái đẹp, của thiên nhiên. Qua ánh trăng, tác giả bộc lộ tình yêu thiên nhiên đến say mê, phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong ngục tù cực khổ tăm tối.
– Trong thơ Hàn Mặc Tử:
Ta hoảng hồn, hoảng vía, ta hoảng điên
Nhảy ùm xuống giếng vớt trăng lên.
(Trăng tự tử)
Trăng là biểu tượng của sự đau đớn, của cái chết. Với ánh trăng, Hàn Mặc Tử đã bộc lộ sự xót xa, đau thương.