Soạn bài Từ trái nghĩa, Bài Soạn văn 7: Từ trái nghĩa, sẽ vô cùng có ích cho học sinh lớp 7 khi học bài và chuẩn bị bài. Mời quý bạn đọc cùng tham khảo.
Trong chương trình Ngữ Văn lớp 7, học sinh sẽ được tìm hiểu về từ trái nghĩa.
Dưới đây là tài liệu Soạn văn 7: Từ trái nghĩa, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Kính mời các em học sinh cùng tham khảo!
Xem Tắt
Soạn văn Từ trái nghĩa
I. Thế nào là từ trái nghĩa?
1. Đọc lại bản dịch thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Tương Như và bản dịch “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Trần Trọng San. Dựa vào các kiến thức đã học ở Tiểu học, tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ đó.
– Các từ trái nghĩa trong bản dịch thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh’’: ngẩng – cúi.
– Các từ trái nghĩa trong bản dịch thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Trần Trọng San: trẻ – già.
2. Tìm từ trái nghĩa với từ già trong trường hợp rau già, cau già
– Từ trái nghĩa là: tươi.
=> Tổng kết:
– Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ (xấu – tốt, trắng – đen, nóng – lạnh…).
– Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
II. Sử dụng từ trái nghĩa
1. Trong hai bài dịch thơ trên, việc sử dụng các từ trái nghĩa có tác dụng gì?
– Việc sử dụng cặp từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ trên nhằm diễn tả những hình tượng tương phản.
2. Tìm một số từ thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng các từ trái nghĩa ấy:
– Một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa:
- Cá lớn nuốt cá bé
- Xấu người đẹp nết
- Chết vinh còn hơn sống nhục
- Lên voi xuống chó
- Lá lành đùm lá rách
- Khôn nhà dại chợ
- Bán anh em xa mua láng giềng gần
- Chân cứng đá mềm
- Ba chìm bảy nổi
- Trẻ chẳng tha, già chẳng thương
- Kính trên nhường dưới…
– Tác dụng: Các thành ngữ tạo hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh làm cho lời nói thêm sinh động, diễn tả ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ.
=> Tổng kết: Từ trái nghĩa được sử dụng trong thế dối, tạo các hình tượng tương phản gây ấn tượng mạnh mẽ làm cho lời nói thêm sinh động.
III. Luyện tập
Câu 1. Tìm những từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ trong SGK:
Các cặp từ trái nghĩa là: lành – rách, giàu – nghèo, áo – quần, ngắn – dài, đêm – ngày, sáng – tối.
Câu 2. Tìm các từ trái nghĩa với những từ sau in đậm:
– tươi:
- cá tươi: ươn
- hoa tươi: héo
– yếu:
- ăn yếu: khỏe
- học lực yếu: giỏi
– xấu:
- chữ xấu: đẹp
- đất xấu: tốt
Câu 3. Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau:
– Chân cứng đá mềm
– Có đi có lại
– Gần nhà xa ngõ
– Mắt nhắm mắt mở
– Chạy sấp chạy ngửa
– Vô thưởng vô phạt
– Bên trọng bên khinh
– Buổi đực buổi cái
– Bước thấp bước cao
– Chân ướt chân ráo
Câu 4. Hãy viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa.
– Gợi ý viết đoạn:
Trong cuộc đời mỗi người, ai sinh ra mà không có quê hương. Tôi cũng vậy. Quê hương tôi vốn là một vùng nông thôn trù phú với những cánh đồng rộng mênh mông. Nhưng thời gian qua đi, với sự phát triển của khoa học công nghệ, làng quê tôi đã dần thay đổi. Những căn nhà mái ngói cổ kính theo thời gian đã nhường chỗ cho nhà cao tầng hiện đại. Con đường cũng được đổ bê tông khang trang và tiện nghi hơn. Ngay cả người dân cũng trở nên hiện đại hơn. Dẫu vậy, đối với tôi, quê hương vẫn là một điều gì đó rất đỗi thân thương và đáng tự hào.
– Từ trái nghĩa: cổ kính – hiện đại.
* Bài tập ôn luyện:
Câu 1. Điền các từ thích hợp vào chỗ trống:
– Sống dở … dở
– Thất bại là mẹ …
– Một miếng khi … bằng một gói khi no
– Lên thác … ghềnh
– Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy …
– Trước lạ sau …
– Học … quên sau
– Đi ngược về …
– … nhà rộng bụng
– Anh em như thể chân tay
… đùm bọc … đỡ đần
Câu 2. Tìm các từ trái nghĩa với các các từ dưới đây:
– ngọt bùi
– hiền lành
– chiến tranh
– lạc quan
– bất hạnh
Gợi ý:
Câu 1.
– Sống dở chết dở
– Thất bại là mẹ thành công
– Một miếng khi đói bằng một gói khi no
– Lên thác xuống ghềnh
– Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại
– Trước lạ sau quen
– Học trước quên sau
– Đi ngược về xuôi
– Hẹp nhà rộng bụng
– Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Câu 2.
– ngọt bùi: đắng cay
– hiền lành: độc ác
– chiến tranh: hòa bình
– lạc quan: bi quan
– bất hạnh: hạnh phúc