Soạn bài Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu cho bạn đọc bài soạn văn lớp 6: Từ và cấu tạo từ tiếng Việt. Tài liệu trên sẽ giúp ích cho bạn
Khi chuẩn bị bài tập liên quan đến môn Ngữ Văn lớp 6, học sinh thường gặp nhiều khó khăn với phần tiếng Việt, vì đây là phần kiến thức khó.
Vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu tài liệu soạn văn 6: Từ và cấu tạo từ tiếng Việt. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu có thể giúp ích cho việc chuẩn bị bài của học sinh trước khi đến lớp.
Xem Tắt
Soạn văn Từ và cấu tạo cấu tạo từ tiếng Việt
I. Từ là gì?
Câu 1.
Tiếng |
Từ |
Thần, dạy, dân, cách, trồng, trọt, chăn, nuôi, và, cách, ăn, ở. |
Thần, dạy, dân, cách, trồng trọt, chăn nuôi, và, cách, ăn ở. |
Câu 2.
Tiếng và từ khác nhau ở:
– Mỗi loại đơn vị có chức năng khác nhau:
- Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ (tiếng có mang nghĩa hoặc không).
Ví dụ: Từ chăm chỉ được tạo thành bởi hai tiếng: chăm, chỉ (chăm có nghĩa là thường xuyên làm một công việc gì đó một cách đều đặn, còn chỉ trong trường hợp này không mang nghĩa).
- Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, cấu tạo nên câu.
- Một tiếng được coi là một từ khi tiếng đó phải có nghĩa và trực tiếp cấu tạo nên câu
=> Tổng kết:
– Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
– Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa dùng để đặt câu.
II. Từ đơn và từ phức
Câu 1.
Kiểu cấu tạo từ |
Ví dụ |
|
Từ đơn |
Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, Tết, làm |
|
Từ phức |
Từ ghép |
chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy |
Từ láy |
trồng trọt |
Câu 2.
– Giống nhau:
- Đều có cấu tạo từ hai hay nhiều tiếng trở lên.
- Từ ghép và từ láy đều là từ phức.
– Khác nhau:
- Từ ghép: Các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa. Ví dụ: cỏ cây, học tập, vui chơi…
- Từ láy: Các tiếng có quan hệ với nhau về mặt ngữ âm. Ví dụ: lung linh, lấp lánh, mênh mông…
=> Tổng kết
– Từ gồm hai loại là: từ đơn và từ phức. Từ đơn là các từ chỉ gồm một tiếng, từ ghép là các từ có hai hay nhiều tiếng.
– Từ phức gồm từ ghép và từ láy. Từ ghép là các từ có quan hệ với nhau về mặt nghĩa, từ láy là các từ có quan hệ với nhau về mặt ngữ âm.
III. Luyện tập
Câu 1.
a. Các từ nguồn gốc, con cháu là từ ghép.
b. Các từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: nguồn cội, gốc gác, gốc tích…
c. Các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: ông bà, bố mẹ, cô dì, chú bác, cậu mợ, chú thím, anh chị, anh em, chị em, con cháu, cháu chắt…
Câu 2.
Quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc:
– Theo giới tính: nam trước nữ sau (trừ từ: cô chú, chị em).
– Theo bậc (bậc trên, bậc dưới): trên trước dưới sau (trừ một số từ: cha ông, chú bác, cháu chắt).
Câu 3.
– Các tiếng đứng sau (kí hiệu x) trong những từ ghép trên có thể nêu những đặc điểm như: cách chế biến, chất liệu, tính chất, hình dạng, hương vị…
Nêu các chế biến tên bánh |
bánh rán, bánh nướng, bánh hấp… |
Nêu tên chất liệu của bánh |
bánh nếp, bánh mật, bánh tôm, bánh khoai, bánh ngô, bánh kem… |
Nêu tính chất của bánh |
bánh dẻo, bánh xốp, bánh phồng… |
Nêu hình dáng của bánh |
bánh gối, bánh quy… |
Câu 4.
– Từ láy thút thít là từ láy tượng thanh (gợi tả âm thanh).
– Từ láy trên miêu tả tiếng khóc không liên tục, âm thanh phát ra khá nhỏ, thường dùng trong tình huống con người cảm thấy tủi thân, mặc cảm.
– Một số từ láy có cùng ngữ cảnh: sụt sùi, sụt sịt, rưng rức, rưng rưng…
Câu 5.
a. Tả tiếng cười: khanh khách, ha ha, hô hố, rích rích, hi hi…
b. Tả tiếng nói: dõng dạc, trầm ấm, nhẹ nhàng, ấm áp, thủ thỉ, khàn khàn, ồm ồm, oa oa, oang oang…
c. Tả dáng điệu: thanh thoát, thướt tha, mềm mại, uyển chuyển, lom khom, đủng đỉnh…
* Bài luyện tập thêm:
Bài 1. Tìm từ ghép, từ láy trong các câu sau:
a.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
(Ca dao)
b.
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
(Lượm, Tố Hữu)
Gợi ý:
Từ ghép |
Từ láy |
Công cha, nghĩa mẹ, núi Thái Sơn, trong nguồn, chảy ra, chú bé, cái xắc, cái chân, cái đầu |
loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh. |
Bài 2. Thi tìm nhanh những từ ghép có tiếng hoa:
Gợi ý: Các từ ghép có tiếng hoa: hoa hồng, hoa lan, hoa huệ, hoa sen…