Soạn bài Vượt thác của Võ Quảng, Soạn bài Vượt thác của Võ Quảng là tài liệu vô cùng hữu ích mà chúng tôi muốn gửi đến cho các thầy cô và các bạn tham khảo. Hi vọng
Soạn văn lớp 6: Vượt thác của Võ Quảng là một tài liệu vô cùng hữu ích mà chúng tôi muốn gửi đến cho các thầy cô và các bạn ngay sau đây.
Với tài liệu này, các bạn sẽ dễ dàng chuẩn bị trước nội dung của bài học trước ở nhà và nhanh chóng tiếp thu kiến thức mà các thầy cô giảng dạy cho mình ở trên lớp. Tài liệu soạn bài Vượt thác của Võ Quảng sẽ bao gồm hai phần chính là: soạn bài đầy đủ và soạn bài ngắn gọn. Sau đây, chúng tôi xin mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Xem Tắt
Soạn bài Vượt thác đầy đủ
I. Một vài nét về tác giả
– Nhà văn Võ Quảng sinh năm 1920, quê ở xã Đại Hòa huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam, là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi.
– Ông là Đảng viên Đảng CSVN; Hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1965)
– Năm 1959, ông dịch tác phẩm Don Quixote sang tiếng Việt dưới bút danh Hoàng Huy, cũng là người đầu tiên dịch tác phẩm này.
– Ông qua đời ngày 15 tháng 6 năm 2007 tại Hà Nội.
– Năm 2007, ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
– Những tác phẩm tiêu biểu của ông: Tảng sáng (truyện 1976), Những chiếc áo ấm (truyện 1970), Gà mái hoa (thơ 1975), Chỗ cây đa làng (1964),….
II. Kiến thức cơ bản về tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Bài “Vượt thác” (tên do người biên soạn đặt), trích từ chương XI của truyện “Quê nội”.
– “Quê nội” xuất bản năm 1974 là một trong số những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng.
2. Tóm tắt nội dung của bài Vượt thác
Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
3. Bố cục
– Phần 1 (từ đầu đến “thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước”): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi tới chân thác.
– Phần 2 (tiếp đó đến “thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò”): Thuyền qua đoạn sông nhiều thác dữ.
– Phần 3 (còn lại): Thuyền khi đã qua thác dữ.
4. Giá trị nội dung
– Nghệ thuật so sánh, nhân hóa.
– Trí tưởng tưởng tượng phong phú, tài tình.
– Tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động.
5. Giá trị nghệ thuật
– Nghệ thuật so sánh, nhân hóa.
-Trí tưởng tưởng tượng phong phú, tài tình.
– Tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động.
Soạn bài Vượt thác ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi trong sgk
Câu 1 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Bố cục văn bản:
– Phần 1 (từ đầu … thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi tới chân thác.
– Phần 2 (tiếp … thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò): Con thuyền vượt qua khỏi đoạn sông có nhiều thác dữ.
– Phần 3 (còn lại): Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ.
Câu 2 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài theo trình tự tuyến tính (hành trình của con thuyền).
+ Tả cảnh ở vùng đồng bằng êm đềm, thơ mộng, không gian mở ra rộng lớn, phóng khoáng.
+ Cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì sự vật hiện ra đột ngột “ núi cao như đột ngột hiện ra chắn trước mặt”.
+ Đến đoạn vượt thác đặc tả cảnh dữ dội, nguy hiểm của địa hình.
– Vị trí của người kể: trên con thuyền nhìn ra dòng sông và cảnh vật đôi bờ.
-> Vị trí này thuận lợi cho việc miêu tả chân thực cảnh thiên nhiên và con người.
Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
– Cảnh con thuyền vượt sông:
+ Sự chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để chắc bụng, chuẩn bị sào tre bịt đầu sắt.
+ Dòng nước dữ dội, hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng.
– Hình ảnh Dượng Hương Thư nổi bật:
+ Ngoại hình rắn rỏi, chắc khỏe.
+ Động tác dứt khoát, nhanh, mạnh mẽ.
– Sử dụng câu so sánh miêu tả cảnh vượt thác của Dượng Hương Thư:
+ Sử dụng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: “động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt”, “như một pho tượng đúc bằng đồng”.
+ Lối tả cường điệu hóa: “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.
+ Đối lập hình ảnh Dượng Hương Thư nói năng nhỏ nhẹ, nhu mì khi ở nhà.
=> Hình ảnh con người lao động khiêm tốn, hiền lành trong đời thường, nhưng lại dũng mãnh, quyết liệt, nhanh nhẹn khi vượt qua thử thách.
Câu 4 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Những hình ảnh so sánh miêu tả cây cổ thụ ven sông:
+ Dọc sông những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt… nhìn xuống nước.
Nhân hóa (chuyển nghĩa ẩn dụ) diễn tả thiên nhiên cũng như con người lo lắng trước những thử thách sắp phải đương đầu.
+ Dọc sườn núi, những cây to mọc… tiến về phía trước.
Biện pháp so sánh diễn tả thiên nhiên vui mừng, phấn khích trước niềm vui chinh phục của con người.
Câu 5 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Tác phẩm miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn đoạn từ trước địa phận Phường Rạch đến Trung Phước.
– Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người qua hình ảnh so sánh, nhân hóa, nổi bật lên hình ảnh con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa mơ mộng vừa dữ dội.
+ Đồng thời ca ngợi phẩm chất của người lao động dũng cảm, dung dị.
II. Luyện tập
Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ Văn 6 tập 2):
– Trong bài sông nước Cà Mau:
+ Tác giả đi từ ấn tượng khái quát đến cụ thể -> mang tới hình ảnh thiên nhiên và con người Nam Bộ tấp nập, trù phú, độc đáo.
– Trong bài Vượt thác tác giả tả cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những địa hình khác nhau, rồi tập trung miêu tả cảnh vượt thác.
+ Làm nổi bật hình ảnh con người dũng cảm, kiên định trước mọi khó khăn thử thách.