Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, Hôm nay, Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 10: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn
Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng của Lý Bạch sẽ được hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ Văn lớp 10.
Hôm nay, Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài.
Xem Tắt
Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng chi tiết
I. Tác giả
– Lý Bạch (701 – 762) là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc vào thời nhà Đường. Tự là Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ.
– Quê hương: Cam Túc (huyện Thiên Thủy – tức Lũng Tây ngày xưa).
– Khi cong nhỏ, ông cùng với gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên) nên nhà thờ vẫn thường coi Tứ Xuyên là quê hương của mình.
– Lý Bạch là một trong những nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa, ông được người đời gọi là “thi tiên” (tiên thơ).
– Thơ ông thường thể hiện một tâm hồn tự do, hào phóng. Hình ảnh trong thơ thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện.
– Đề tài: thường viết nhiều và viết hay về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn.
– Một số tác phẩm tiêu biểu:
- Tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp: Cổ phong, Quan san nguyệt…
- Cảm thông cho người chinh phụ: Trường can hành, Khuê tình, Tử dạ thu ca…
- Tình bạn: Tống hữu nhân, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Văn Vương Xương Linh thiên Long Tiêu…
- Tình yêu đôi lứa: Oán tình, Xuân tứ…
- Tình cảm với quê hương: Tĩnh dạ tứ, Ức Đông Sơn…
- Đặc biệt là thơ về tửu (rượu): Đối tửu, Thương tiến tửu, Bả tửu vấn nguyệt…
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Mạnh Hạo Nhiên được biết đến là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc vào đời Đường.
– Mạnh Hạo Nhiên và Lý Bạch vừa gặp nhau đã trở thành tri âm tri kỷ. Khi Mạnh Hạo Nhiên có việc quay về Dương Châu, hai người chia tay nhau tại Lầu Hoàng Hạc, Lý Bạch làm bài thơ này để tiễn bạn.
2. Thể thơ
- Thất ngôn tứ tuyệt
- Hình ảnh chân thực, cụ thể
3. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1: Hai câu đầu. Khung cảnh tiễn biệt tại lầu Hoàng Hạc.
- Phần 2. Hai câu sau. Tâm trạng của nhà thơ khi tiễn biệt tri kỷ.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Khung cảnh tiễn biệt tại lầu Hoàng Hạc
– Không gian:
- Lầu Hoàng Hạc: một thắng cảnh nổi tiếng của Trung Quốc.
- Thành Dương Châu: nơi Mạnh Hạo Nhiên sắp đến – một thắng cảnh đô hội phồn hoa.
- Dòng Trường Giang: Gợi không gian mênh mông, xa xôi.
– Thời gian: “Tháng ba – mùa hoa khói”: Gợi lên một chút nhộn nhịp nhưng vẫn không át được nỗi buồn lúc chia li.
– Con người: “cố nhân” gợi ra mối quan hệ gắn bó thân thiết từ lâu giữa bạn với nhà thơ.
=> Tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến của nhà thơ trước sự chia li của người bạn.
2. Tâm trạng của nhà thơ khi tiễn biệt tri kỷ
– Hình ảnh “ cô phàm”: một cánh buồm lẻ loi c ủa cố nhân cứ dần dần lùi sâu vào nước xanh mênh mang thăm thẳm.
– “Duy kiến” (chỉ thấy): dòng Trường Giang – dòng sông chứng kiến cảnh biệt ly
– Bạn đã đi xa, cánh buồm chỉ còn là “nền ảnh” thấp thoáng như hư, như thực. => Tâm trạng của tác giả – người ở lại trở nên bàng hoàng, hẫng hụt.
Tổng kết:
- Nội dung: Bài thơ đã thể hiện tình bạn sâu sắc, chân thành của hai nhà thơ lớn thời Thịnh Đường.
- Nghệ thuật: Ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gợi cảm…
Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Xác lập mối quan hệ giữa không gian, thời gian và con người trong bài thơ. Mối quan hệ ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện khung cảnh và tâm tình người đưa tiễn.
– Mối quan hệ không gian:
- Lầu Hoàng Hạc: một thắng cảnh nổi tiếng của Trung Quốc.
- Thành Dương Châu: nơi Mạnh Hạo Nhiên sắp đến – một thắng cảnh đô hội phồn hoa.
- Dòng Trường Giang: Gợi không gian mênh mông, xa xôi.
– Mối quan hệ thời gian: “Tháng ba – mùa hoa khói”: Gợi lên một chút nhộn nhịp nhưng vẫn không át được nỗi buồn lúc chia li.
– Mối quan hệ con người: “cố nhân” gợi ra mối quan hệ gắn bó thân thiết từ lâu giữa bạn với nhà thơ.
=> Mối quan hệ góp phần khắc họa khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, tâm trạng lưu luyến buồn bã của nhà thơ.
Câu 2. Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Mùa xuân trên dòng sông chắc chắn phải tấp nập, nhiều thuyền bè xuôi ngược, vì sao Lý Bạch chỉ thấy “cánh buồm lẻ loi” của “cố nhân”?
Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Mùa xuân trên dòng sông chắc chắn phải tấp nập, nhiều thuyền bè xuôi ngược, nhưng Lý Bạch chỉ thấy “cánh buồm lẻ loi” của “cố nhân” . Điều đó cho thấy rằng khi tiễn bạn, nhà thơ chỉ nhìn theo bóng thuyền của bạn cho đến khi khuất hẳn. Trái tim đã định hướng cho đôi mắt chỉ dõi theo con thuyền của người bạn.
Câu 3. Anh chị hãy tự đặt mình vào vị trí của người đưa tiễn nhìn theo cánh buồm dần xa và dòng sông chảy vào cõi trời để cảm nhận tâm tình của thi nhân.
Câu thơ “Trông xa chỉ thấy dòng sông bên trời”: Gợi ra hình ảnh trước mặt nhà thơ con sông như cao dần lên hoà nhập vào với trời xanh, cảnh vật hiện ra trước mắt nhà thơ theo dòng tâm trạng. Dòng sông chảy vào cõi trời – một khoảng không xanh biếc, rợn ngợp. Tất cả những hình ảnh ấy đều góp phần diễn tả cái nhìn dõi trông, sự dùng dằng, lưu luyến của kẻ ở – người đi. Tâm trạng của tác giả – người ở lại trở nên bàng hoàng, hẫng hụt.
II. Luyện tập
Câu 1. Người ta thường cho rằng “Cái hay của thơ Đường là ở chỗ thể hiện được “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời). Hãy tìm “ý tại ngôn ngoại” qua bài thơ này.
– Câu thơ 2: Thuyền đưa bạn xuôi về Dương Châu hoa lệ giữa tháng ba mùa hoa khói.
– Câu thơ 3: Bóng cánh buồm xa lẻ loi mất hút vào khoảng không xanh biếc…
Câu 2. Các nhà thơ thời Đường rất trân trọng tình bạn. Anh chị hãy suy ngẫm về vị trí và ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống ngày nay.
- Bạn bè là nơi chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống.
- Bạn bè giúp ta hoàn thiện bản thân ngày càng tốt đẹp hơn.
- Bạn bè sẽ giúp đỡ chúng ta khi gặp khó khăn, hoạn nạn.